Biết con Thu sắp đi xa học may,trong làng ai cũng mừng. Chỉ có thằng Côi là buồn.
Côi hơn Thu hai tuổi, có cơthể lực lưỡng, giọng nói khàn khàn. Côi rất chăm chỉ làm ăn, mặt hiền khô, hayngồi trên chiếc cộ gỗ, điều khiển con bò đực to đùng, ngày ngày túc tắc đi chởthuê đá, cát cho người ta xây dựng. Hai đứa đã nhỏ to, bàn chuyện yêu đương từmấy tháng, nay thấy con Thu đi xa, Côi lo, sợ con bé vào thành phố ở luôn khôngvề.
Thu đâu phải là đứa không cẩnthận, không chăm chỉ. Thấy người ta ào ào đổ vào thành phố, kẻ học nghề, ngườitìm việc làm, nó thích lắm chứ. Vừa có tiền mang về giúp gia đình, vừa biết đóbiết đây với đời, chứ ở hoài nơi làng Xoài xa xôi này, ngày nào cũng cúi gằm mặtxuống mấy mảnh đất quen thuộc đến từng lỗ chân trâu, quen thuộc từng bụi cỏ mầntrầu, lo chuyện ruộng đồng, khoai sắn thì biết khi nào mới khá được. Chính với ýnghĩ ấy mà một năm trước, khi chị Hải người ở xóm dưới từ Sài Gòn về, rủ nó đivào thành phố học may thì nó vỗ tay, nhảy tưng tưng lên như đứa con nít, rồihỏi ngay:
- Có thiệt là chị sẽ giúp emkhông chị?
- Không thiệt thì ai điên lại đirủ.
- Thế thì em sẽ xin mẹ em nghen!
- Ừ, xin đi, nếu được thì chuẩnbị sớm, chị sắp trở vô trong ấy rồi!
Thu về xin mẹ. Thoạt đầu thím BaPhước tưởng con mình đùa, nhưng hỏi rõ, thím vui hẳn, bỏ cả buổi trưa xuống xómdưới gặp Hải. Người mẹ của cô con gái mười bảy tuổi vui ra mặt khi nhìn thấy đứacon hàng xóm hơn con mình bảy tuổi, tóc dài, da trắng, ăn nói rành rọt mọichuyện. Đúng là con gái vào thành phố có khác. Mấy năm trước, chưa rời làng Xoàithì chị Hải có khác gì con Thu bây giờ. Con Thu còn đẹp hơn cả chị Hải là đằngkhác, mắt to, dáng người cao cao, thanh mảnh, mặt mày nét nào ra nét ấy, chỉ đimột thời gian về là khá lên ngay.
Người vui nhất là Thu. Con béthấy mình sắp được như chị Hải rồi. Nhìn chị mặc chiếc quần jean đáy sệ, tay cầmcái điện thoại di động nhỏ xíu kê lên tai, nghe nghe, nói nói, mới thích, mớisang làm sao! Ở cái vùng này, đến cán bộ xã cũng chỉ mới có hai người dùng diđộng, mà là loại to đùng như cục gạch chứ đâu phải loại như của chị Hải. Nó nghĩmình phải cố gắng, con gái nông thôn dù có vụng về nhưng cố gắng thì chắc cũngsẽ được thôi. Hơn nữa nghề may thì đôi lần ra chợ nó đã thấy người ta làm rồi.
Bàn tới tính lui, thím Ba Phướcvà bà nội của Thu quyết định bán một lứa heo mười con vừa tròn tháng rưỡi tuổivà một con heo thịt trên tạ, ngót nghét gần bốn triệu để con bé mang đi, nếuthiếu sau này gửi thêm. Họ dặn dò nó đủ điều, đặc biệt là chuyện phải nghe lờichị Hải, phải cẩn thận, ý tứ trong mọi việc. Họ dùng kim khâu cho con bé một cáitúi nhỏ bên bẹn quần phía phải để đựng tiền, đề phòng đi xe tròng trành rớt mất.
Biết con Thu sắp đi xa học may,trong làng ai cũng mừng. Chỉ có thằng Côi là buồn. Côi hơn Thu hai tuổi, có cơthể lực lưỡng, giọng nói khàn khàn. Côi rất chăm chỉ làm ăn, mặt hiền khô, hayngồi trên chiếc cộ gỗ, điều khiển con bò đực to đùng, ngày ngày túc tắc đi chởthuê đá, cát cho người ta xây dựng. Hai đứa đã nhỏ to, bàn chuyện yêu đương từmấy tháng, nay thấy con Thu đi xa, Côi lo, sợ con bé vào thành phố ở luôn khôngvề.
- Về chứ sao không về. Chị Hảikhác, Thu khác! - Buổi tối trước khi đi, hai đứa hẹn nhau ở sau vườn sắn nhà ôngCả Thi. Con bé để cho thằng con trai mình yêu hôn lên môi lần đầu, rồi hứa - Họcmay thành nghề thì Thu sẽ về mở tiệm may ngoài chợ, nhất định không ở trong đóđâu mà lo!
Thằng Côi rút túi tặng con bé batrăm ngàn đồng mà mình để dành được, nói là đi đường uống nước. Nó vòng tay ômchặt cái eo của con bé không muốn thả ra, nhưng trăng đã lên cao khỏi ngọn tre,con bé bảo mình phải về chuẩn bị đồ đi, không ở nhà trông.
Trước khi rời làng, nghe lời chịHải, Thu dùng chanh chà lên mấy cái móng tay, móng chân cho sạch những thứ đenđen do bùn đất khi làm ruộng lâu ngày dính vào.
Hai chị em ra bến sông Cái khitrời còn mờ sương để đón chuyến đò dọc đầu tiên. Thằng Côi cũng ra tiễn nhưngchỉ đứng rú rớ chẳng nói câu nào. Bà Thảo thủ thỉ cùng đứa cháu nội, bảo phảithường xuyên kiểm tra cái cây ghim nơi túi tiền bên bẹn. Còn thím Ba Phước thìdặn đi, dặn lại Hải: "Cố giúp em nó, nghe con!".
Chiếc thuyền máy rồ ga, thải ramột đám khói xanh, lượn vòng và rời bến, lướt đi, làm mặt sông duềnh sóng. Nhữngvườn cau, những rặng tre quen thuộc hai bên bờ lùi dần lại phía sau làm cho Thukhông tránh được cảm giác buồn buồn. Lần đầu xa mà lại sẽ đi lâu mới về nên aichẳng vậy.
- Em lo quá chị à! - Thu nắm tayHải, giọng chùng xuống khi chiếc thuyền máy cua qua một khúc sông cong.
- Có gì mà lo, chị ngày xưa cũngvậy - Hải đáp - Nhưng chị dặn này, vào trong đó mình chưa học may ngay được đâunghen, mà phải chờ cho có khóa học người ta mới cho đăng ký. Trong khi chờ họcmay, mình sẽ đi làm để kiếm tiền.
- Có dễ tìm việc không chị?
- Dễ, chị có người quen. Làm việcnày dễ có tiền hơn cả may.
- Thế chị cũng làm thêm với emchứ?
- Tất nhiên rồi, mấy tháng naytiệm may của chị người ta xây nhà nên chị tạm nghỉ may mà đi làm giùm chỗ nhàhàng quen.
- Em chỉ ngại việc khó mình làmkhông được, chứ khổ mấy em cũng không sợ.
- Thế thì tốt rồi, cứ nghe lờichị, đâu sẽ vào đó!
- Dạ!
Xuống thuyền máy, hai chị em lênbờ đón xe ca. Họ đến thành phố vào sáng hôm sau. Chỗ chị Hải thuê trọ là một căngác gỗ trong con hẻm nhỏ, hơi chật, nhưng nhà hàng, nơi chị làm giúp là một khunhà lớn, nhiều tầng và rất nhiều phòng, ngoài cửa có cái bảng chữ viết bằng sơnmàu rất đẹp và rất to: KARAOKE THỊNH VƯỢNG. Trước khi đưa Thu đến giới thiệu,xin làm, chị Hải dẫn nó ra chỗ bán đồ cũ, chọn mua cho nó mấy chiếc áo thun, mấychiếc váy.
- Trông em đẹp hơn mấy đứa bạnchỗ chị làm đấy!
Thu nóng ran cả mặt trước lờikhen, nhưng lòng thực sự vui sướng. Nhìn mình trong gương, nó thấy nó đẹp cóthua người khác đâu, chẳng qua từ lâu không được trang điểm nên nó cứ tưởng mìnhxấu đó thôi. Nó khẽ mim mím cặp môi bôi son hồng rồi cười một mình và để ý từngcử chỉ đi, đứng của chị Hải để bắt chước. Đến cả động tác sau mỗi bước chân, chịHải cố nhún cái mông một chút thật điệu nghệ, nó cũng cố học để làm theo.
![]() |
Minh họa: Hữu Khoa. |
Bà chủ quán Thịnh Vượngđon đả, vui vẻ khi thấy chị Hải đưa nó tới, sai người lấy nước chanh ramời, rồi hỏi tên hỏi tuổi.
- Gái nhà quê mà cao ráo, xinhxắn ghê ấy chớ! Tưởng ai chứ em cùng quê với con Hải thì ở đây làm cho vui. Tiềnnong thì chị sao em vậy.
Thủ tục ban đầu thật đơn giản,nhưng đêm đầu tiên đi làm thêm trở về chỗ trọ, Thu không tài nào ngủ được. Mọiviệc diễn ra làm nó sợ. Trong các phòng karaoke, những người đàn ông vừa nhậunhẹt vừa hát hò. Mỗi người đều ôm vào lòng mình một cô gái trạc tuổi nó hoặc cỡtuổi chị Hải. Người ta ôm ấp tự nhiên cứ như không có ai chung quanh, rồi hôn,hít, xoa, nén lung tung, không như ở quê, khi hôn nhau người ta phải trốn vàobuồng hoặc ra ngoài vườn tìm chỗ kín đáo. Các cô gái thì ai nấy đều nhí nhảnh,người hát họa theo, người đấm vai cho khách. Nếu không có chị Hải chắc Thu đã bỏchạy ra khỏi phòng từ lâu vì một người đàn ông to mập, tuổi bằng cha nó mà cứxưng anh anh, em em, tay thì cứ quàng qua vai nó. Thu như muốn nghẹt cả tim vìhơi thở đầy mùi bia rượu và khói thuốc. Chị Hải đã mấy lần bấm nhẹ vào vế Thu,ra hiệu, nhắc nó phải ráng chịu đựng và phải tươi lên. Nó là đứa con gái nhútnhát và cả nể, không muốn làm điều gì khác đi so với mấy cô gái đang có mặt,không muốn trái ý chị Hải, nhưng đôi lúc nó phải co rúm người lại, chống đỡ bàntay của người đàn ông cứ muốn thò vào ngực nó, lùng sục.
Gần sáng, trong khi chị Hải đangcòn ngủ vùi, thân hình cong vòng ôm chặt lấy chiếc gối thì Thu đã thức dậy, ngồibên chiếc cầu thang gỗ, đầu kê lên hai gối, để mặc cho mái tóc xõa rũ rượi. Nóđã hiểu chút ít về bia ôm. Từ lâu chuyện bia ôm đã lan về nông thôn, nhưng bâygiờ thì nó đã hiểu. Nó không biết chị Hải được ai giới thiệu tới đây nhưng rõràng đêm qua nhìn chị, nó biết chị khá thành thạo. Nó thấy buồn, một phần bắtđầu thấy nhớ nhà, phần khác không biết bao giờ lớp học may mới bắt đầu... Suốtcả buổi sáng, Thu chẳng muốn nói chuyện, nhưng gần trưa chị Hải hỏi Thu:
- Hôm qua thằng cha boa cho embao nhiêu?
- Boa là gì hả chị?
- Boa tức là cho tiền ấy. Chị hỏicái thằng cha mập ú ngồi cạnh em, khi về cho em bao nhiêu?
- Dạ, dạ… - Thu chợt hiểu, thòtay vào túi quần bóp bóp tờ một trăm ngàn loại màu xanh, mới cứng, đáp - Dạ mộttrăm ngàn. Nhưng chị Hải ơi, làm như vầy em sợ quá à!
- Sợ gì, mình chỉ làm thời gianthôi, ở đây xa, có ai quen biết ai mà sợ. Với lại mình có bị mất mát gì đâu. Ởđây người ta nhiều tiền lắm.
Chị Hải nói rồi giải thích rấtnhiều, song nỗi lo trong Thu không dễ vơi được. Tuy nhiên, nó sợ chị Hải giận,không cho nó theo học nghề may mà bảo về quê thì ê độ lắm. Mới đi, cả nhà aicũng hy vọng, thế mà chỉ được mấy bữa đã quay lui, biết ăn nói làm sao, cho nênmấy buổi tối hôm sau, nó không thể không tới ngôi nhà có treo tấm bảng THỊNHVƯỢNG. Nó cố chịu đựng rồi quen dần với cảnh người ta túm tụm lại, hát ca đùagiỡn. Nó cũng quen dần với mùi bia và mùi khói thuốc lá. Mình có mất gì đâu màsợ! Điều chị Hải nói dần dần nó cũng thấy có lý. Người ta ôm ấp một chút, sờ mómột chút, tối về, nó tắm là xong, sáng hôm sau thức dậy cũng không nhớ đầy đủ aiđã ôm mình, thế thì có gì đáng lo. Trong khi mỗi đêm chủ quán trả năm chục ngàn,đám khách ăn chơi cho thêm trăm ngàn, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn chút đỉnh. Mộttuần cộng lại nó có số tiền không nhỏ. Chưa kể ngồi với khách, trái cây, bánhkẹo, mực khô nướng… để trên bàn nó cứ ăn tự nhiên, ở nhà đào đâu ra. Nước ngọtnếu ưng uống thì gọi, khách trả chứ mình đâu có trả.
Nó tính, nếu làm vài tháng rồi đihọc may cũng được. Có tiền, ở nhà không phải vay mượn để gửi cho nó là điều tốtrồi. Ngoài quê cả buổi vào rừng đốn củi về bán, người giỏi, bất quá cũng chỉđược vài ba chục ngàn, đến mùa cấy thuê, như nó người ta cũng chỉ trả ba chụcchứ mấy. Một con heo nái mẹ nó nuôi hết hơi, mỗi năm một lứa mà chỉ bán chưa đầyhai triệu, chưa kể phải chi phí cám bã và trăm thứ bà rằn. Thằng Côi, người yêunó phơi nắng từ sáng tới chiều, cà rịch, cà tang với con bò mộng đi chở cátthuê, áo trắng mồ hôi muối, mỗi ngày cao tay được dăm chục. Nó nghĩ, làm ở đâythời gian, nếu tiêu tằn tiện mình sẽ dành dụm được một khoản kha khá, sẽ mua chobà nội chiếc áo len, chứ áo bà nó quá cũ, lủng be lủng bét trông thảm lắm rồi.Ừ, mua cho mẹ cái gì nữa chứ? Cả thằng Côi, nó cũng nghĩ tới chuyện sẽ mua tặngmột chiếc áo sơmi trong hộp đường hoàng.
Nó bắt đầu sơn đỏ móng tay, kẻbút chì đen lên mắt; trước khi ra khỏi nhà cũng xức chút nước hoa lên tóc nhưchị Hải. Nó cảm thấy hãnh diện vì khách đến phòng hát, hình như nhiều ngườithích nó hơn các cô khác mặc dù nó không biết hát, chỉ ngồi trò chuyện và chongười ta ôm thôi. Hồi ở nhà nó có thuộc bài hát tân nhạc nào đâu, chỉ thuộc duynhất mỗi bài tân cổ giao duyên "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài". Nhưng ở đây chẳngai hát cải lương. Học một số bài để hát với người ta cũng được nhưng nó nghĩ,mất công, mình chỉ làm thời gian rồi bỏ, với lại không hát cũng có tiền. Nó biếtnhiều người thích nó là do trông nó trẻ con và một phần vì cái chất quê quê,thật thà, đôi khi người ta boa cho nó nhiều tiền cũng vì điểm đó.
Sau một tháng, Thu thấy mình mậplên, vì mấy bộ đồ đều chật. Khi tắm, nó phát hiện ngực mình cũng to lên nhiều sovới trước và có phần nhão ra. Một thoáng chạnh lòng khi nghĩ tới thằng Côi, songnó tự nhủ, khi nó về, chắc Côi chẳng biết đâu, da ngực trắng trẻo, mịn bân thếnày, đâu có dấu vết mà lo.
- Bao giờ thì lớp học may bắt đầuhả chị? - Thỉnh thoảng, Thu lại hỏi.
- Thì từ từ - Chị Hải trả lời -Vội làm gì?
Nó lặng thinh trước câu trả lời,rồi lại tự hỏi, mình vội để làm gì cơ chứ! Cứ làm thêm kiếm ít tiền chứ vội gì.Những kẻ đến chơi, đến hát ở đây đều lắm tiền trong khi mình nghèo thì dại gìkhông tranh thủ. Tuy mới ít ngày vào chốn lấp lánh đèn màu, xập xình tiếng nhạcấy, song Thu hiểu cả. Trong số họ đa phần là cán bộ nhà nước, nhờ cắt đầu này,xén đầu kia mà có tiền. Nhiều lần Thu đã sủng cả mắt khi thấy có người đàn ôngrút từ túi quần ra một xấp tiền dày cộp, đưa cho người bạn bên cạnh mà không cầnđếm. Trời ạ, ở quê, mẹ nó có bán cả cái nhà cũng chưa có được số tiền như thế.Tiền nhiều tiêu dễ. Họ có cho Thu đôi trăm ngàn thì cũng chỉ là phần lẻ. Mà làthừa người ta mới cho chứ có trộm cắp gì đâu phải ray rứt, băn khoăn. Tuy nhiên,dần dần, Thu cũng nhận ra rằng, vài chị cùng làm tại quán karaoke với mình,ngoài hát ca còn hẹn hò đi lại, ăn nằm với khách. Mình thì không thể như thế,Thu tự nhủ lòng, dù có tiền bao nhiêu cũng chẳng dại dột. Nó nghĩ, phần trên củacơ thể thì có thể để cho người khác tự do mơn trớn, kiếm ít tiền, còn phần dướithì không thể được, dù tiền nhiều cũng không thể. Khuôn nếp lễ giáo của cô gáiquê thấm từ trong máu thịt bắt đầu thức tỉnh nó về điều đó và nó luôn nhớ tớithằng Côi. Nó muốn một ngày trở lại với thằng Côi mà không có sự mất mát.
Nhưng rồi một đêm, một đêm nhưnhiều đêm bình thường ở khu nhà đồ sộ và sang trọng có bảng hiệu THỊNH VƯỢNG,cũng cảnh khách ra vào tấp nập, cũng những tiếng hát, tiếng nhạc nhè nhẹ vọng ratừ những căn phòng lạnh, kín cửa, Thu được chị Hải báo tin: Nó được chọn để tiếpmột vị khách đặc biệt.
- Em trẻ nhất nên được bà chủchọn đó nghen! Cố gắng chiều khách! Bà chủ hứa sẽ cho em nhiều tiền lắm đó!
Thu gật đầu nghe lời. Chị Hảinói, tất nhiên nó phải nghe rồi. Nó theo bà chủ lên tầng năm. Khi cánh cửa phòngkhép lại, Thu lấy làm ngạc nhiên. Nó đang ở trong một phòng ngủ chứ không phảilà phòng hát, và bên chiếc ghế salông, một người đàn ông trung niên, trán cao vìhơi hói, tóc loe hoe nhuốm bạc, trên người chỉ mặc một chiếc quần xà lỏn. Ngườiđàn ông liếc nhìn nó và nhoẻn miệng cười. Nó cũng cười chào rồi sà tới hỏi:
- Anh không hát à?
Người đàn ông lắc đầu và khôngcần hỏi gì thêm, quàng tay ôm chầm lấy nó. Cảm giác bất ổn thoáng hiện làm conbé hơi run, rùn vai lại, nhưng rồi nó nghĩ, chắc ông này chán hát và chỉ muốn ômấp một chút giống như những người đàn ông khác ở phòng hát thôi. Song cảm giácbất ổn đã chóng vánh trở thành nỗi lo. Người đàn ông đứng tuổi đã bế xốc nó lên,đặt trên giường và bàn tay thô ráp đã tung tẩy một cách thô bạo.
- Bác ơi! Con không làm nghề này!
Giữa lúc sợ hãi, con bé đổi cảcách xưng hô, cố đưa tay gỡ tay người đàn ông song bàn tay nó quá yếu ớt trướcsức mạnh và sức nặng của vị khách. Nó vùng vẫy, nói như muốn khóc:
- Thả con ra, con không phải là…
Trong lúc đó, người đàn ông nhưcon hổ dữ dằn đang say mồi và có vẻ như sự chống đối của con bé chỉ tạo thêm sựphấn khích của hắn. Những chiếc râu ngắn chưa cạo hết trên miệng hắn chà xát làmmảng da non nơi ngực Thu đau đớn. Nước mắt con bé ràn rụa. Nó cảm thấy mình bấtlực nhưng quyết không chịu buông xuôi. Nó dang tay quờ quạo, chống trả. Đến lúctưởng chừng như tuyệt vọng, bất ngờ bàn tay con bé chạm vào chiếc ly để ngaytrên mặt cái bàn nhỏ cạnh giường. Không còn nghĩ gì khác ngoài việc phải thoátthân, Thu vung tay đập mạnh chiếc ly vào vầng trán hói cao đang ép chặt vào ngựcmình.
Người đàn ông á một tiếng rồi lănnhào xuống giường, đưa hai tay ôm đầu. Những tia máu đỏ phun ra trên nền gatrắng. Con bé vội vã túm lấy chiếc váy đứt khuy, xộc xệch chạy ra mở cửa, thoátxuống tầng dưới ngồi khóc.
Có tiếng người la ó, quát tháo vàhình như giữa chủ quán và người đàn ông kia đã cãi nhau. Con Thu nghe loángthoáng nhưng nó không dám ngước mặt nhìn ai, chỉ ôm mặt, gục đầu trên gối, chođến khi chị Hải cầm tay nó lôi đi. Nó chỉ mơ hồ nhận ra rằng bà chủ quán đã bánnó cho vị khách kia với giá cao và nghĩ có thể đặt nó vào thế chuyện đã rồi.
Về tới chỗ trọ, Thu vẫn khônggiấu được sự chua xót, nằm vật xuống giường khóc òa. Khóc chán, nó ngồi bật dậyvà lần đầu tiên nó nghiêm mặt hỏi Hải:
- Chị cũng đã như vậy phải không?Chị chưa đi học may ngày nào phải không?
Chị Hải lặng im.
- Mai em sẽ về quê!
Con bé nói rồi lục đục xếp quầnáo. Đưa nó ra bến xe, mặt đượm buồn, chị Hải bảo:
- Trong chuyện này chị cũng cólỗi. Nhưng vì về quê, chị thấy thương mẹ em. Em về không được kể cho ai chuyệnđã xảy ra. Nếu ai hỏi, nói chị vẫn đang may trong thành phố, còn em thì không cókhiếu nên học không được. Nhớ nói y như vậy, chứ không thì giết chị.
Nhìn cái dáng xiêu xiêu của chịHải, Thu chạnh lòng, gật đầu.
*
Con sông Cái vẫn xanh, vẫn mộtdòng êm êm trôi về xuôi. Những con đường làng vẫn như cũ, quanh co, yên tĩnh,rợp bóng cây. Con Thu đã khóc nức nở khi gặp lại mẹ mình và thằng Côi.
- Không học được nghề may thì làmnghề khác, cái con này, chỉ vậy mà cũng khóc! - Mẹ Thu an ủi.
Bà nội nó cũng an ủi. Riêngthằng Côi thì mừng ra mặt:
- Khỏi may cũng được, ở nhà, saunày cưới nhau, Côi nuôi!
Con bé không hé miệng với bất cứai chuyện gì đã xảy ra với mình cũng như chuyện của chị Hải. Dù sao chị Hải cũngđáng thương. Mà chị đã dặn rồi còn gì, với lại nói ra chỉ xấu thêm. Đêm qua, nhàkhông có tivi nên con Thu sang nhà chú Năm Thức để xem. Ơ, ai kia? Nó nhìn lênmàn hình và ngạc nhiên vô cùng. Người đàn ông đầu hói đã từng bị nó đập cái lyhôm nào, giờ đây đang trịnh trọng trong bộ đồ complê, thắt cà vạt đang huênhhoang phát biểu điều gì đó trên truyền hình. Con bé thấy nghèn nghẹn ở ngực nênvội bỏ ra ngoài, đi tìm lá ổi non.
Ở làng Xoài, từ bé đến già, aichẳng biết khóm mít và ổi non là hai loại thuốc có vị chát, khi vô cớ mà buồnnôn, nhai một trong hai thứ này, nuốt nước thì cơn buồn nôn sẽ hết.
Truyện ngắn của Hoàng Nhật Tuyên
VNCA