
Đạt năm nay 35 tuổi, làm trưởng phòng kinh doanh cho một công ty lớn với mức lương 50 triệu mỗi tháng. Đạt tự thấy mình có năng lực, biết cách kiếm tiền và không phụ thuộc vào ai. Vậy mà giờ đây, Đạt cảm giác như mình chỉ là một cậu bé trong nhà, phải ngửa tay xin tiền vợ mỗi ngày.
Lan – vợ Đạt là một người phụ nữ chu đáo và cẩn thận, nhưng cô ấy lại quá kiểm soát về tài chính. Ngay từ khi mới cưới, cô ấy đã đề nghị cả hai gộp chung thu nhập để quản lý chi tiêu gia đình. Đạt không phản đối, vì nghĩ rằng vợ làm vậy cũng chỉ để lo cho tương lai. Nhưng càng sống chung, Đạt càng nhận ra mình gần như không còn quyền tự quyết trong chuyện tiền bạc. Mỗi tháng toàn bộ lương của Đạt được chuyển thẳng vào tài khoản chung do Lan quản lý. Đạt chỉ giữ lại một khoản nhỏ để chi tiêu cá nhân. Ban đầu số tiền vợ đưa vẫn đủ để Đạt chi trả cho những nhu cầu cơ bản: ăn sáng, uống cà phê với đồng nghiệp, hoặc đổ xăng. Nhưng dần dần khoản tiền này bị cắt giảm một cách khó hiểu cho đến mức giờ đây tôi chỉ nhận được đúng 100 nghìn đồng mỗi ngày.
Hãy tưởng tượng một người đàn ông trưởng thành, đi làm ở vị trí quản lý, nhưng mỗi sáng phải cầm đúng 100 nghìn rời khỏi nhà. Đạt cảm thấy xấu hổ khi phải từ chối những lời mời ăn trưa cùng đồng nghiệp chỉ vì không đủ tiền trả phần của mình. Thậm chí khi bạn bè rủ đi uống cà phê Đạt phải viện cớ bận việc để từ chối bởi 100 nghìn chỉ đủ để ăn một bữa cơm bụi và uống một ly nước. Nỗi ấm ức càng lớn hơn khi Đạt nhìn thấy cách vợ chi tiêu. Lan không hề tiết kiệm như Đạt nghĩ. Cô ấy sẵn sàng mua sắm những món đồ đắt đỏ, từ mỹ phẩm hàng hiệu đến những bộ váy thời thượng. Trong khi đó Đạt phải tằn tiện từng đồng, thậm chí không dám mua một chiếc áo sơ mi mới.

Đạt đã nhiều lần góp ý với vợ về việc tăng khoản chi tiêu cá nhân cho Đạt, nhưng cô ấy luôn bác bỏ. Lan cho rằng Đạt không cần tiêu nhiều tiền, rằng 100 nghìn mỗi ngày là “quá đủ”. Cô ấy còn khuyên anh nên tránh xa những cuộc tụ tập bạn bè mà cô cho là “lãng phí thời gian và tiền bạc”. Chính vì điều này, mối quan hệ của Đạt với bạn bè dần trở nên xa cách. Những người từng là anh em chí cốt giờ đây cũng không còn rủ Đạt đi chơi hay tụ tập vì họ biết anh sẽ từ chối. Đạt cảm thấy như mình đang mất đi một phần cuộc sống, không còn được sống thoải mái như trước kia.
Đỉnh điểm của sự bất mãn là khi Đạt cần một khoản tiền để mua quà sinh nhật cho mẹ. Đạt nghĩ đây là một chuyện rất bình thường, nhưng khi đề nghị vợ đưa thêm tiền, cô ấy lại hỏi một câu khiến tôi ngỡ ngàng: “Quà cho mẹ thì tốn kém làm gì? Mua bó hoa là được rồi.” Đạt không biết phải giải thích thế nào để cô ấy hiểu rằng việc tặng quà cho mẹ là thể hiện lòng hiếu thảo, chứ không phải phung phí. Cảm giác bị kiểm soát trong từng quyết định nhỏ nhặt như vậy khiến Đạt vừa buồn vừa tủi.
Đạt hiểu rằng vợ chỉ muốn tiết kiệm để lo cho tương lai, nhưng anh cảm thấy mình không được tôn trọng. Là một người đàn ông, Đạt cần có không gian để tự chủ và quyết định cách sử dụng tiền mình làm ra. Vợ chồng sống chung cần chia sẻ trách nhiệm tài chính, nhưng không có nghĩa là biến một người thành kẻ phụ thuộc hoàn toàn. Đạt đã thẳng thắn nói chuyện với Lan, đề nghị cô ấy thay đổi cách quản lý tài chính. Đạt không đòi hỏi toàn quyền giữ tiền, nhưng anh muốn được giữ lại một phần lương đủ để chi tiêu thoải mái và duy trì các mối quan hệ xã hội. Lan ban đầu không đồng ý, nhưng sau nhiều lần trao đổi cô ấy đã bắt đầu lắng nghe và cân nhắc.
Sự thay đổi không thể đến ngay lập tức, nhưng Đạt hy vọng vợ chồng anh sẽ tìm được cách dung hòa. Hôn nhân không chỉ là chuyện chia sẻ tài chính mà còn là sự tôn trọng lẫn nhau. Đạt muốn tiếp tục yêu thương và sống hạnh phúc bên vợ nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra khi cả hai cùng hiểu và tôn trọng nhu cầu, mong muốn của đối phương.

Theo Thương Trường