3 ngày Đại hội Điện ảnh lầnthứ VII tại Hà Nội hội tụ gần 500 đại biểu, hội viên về tham dự đầy khí thế.Nhưng đến hẹn lại lên, nền điện ảnh Việt Nam vẫn loay hoay trước câu chuyện cũ:con đường nào đưa điện ảnh Việt đi lên.

Bên lề đại hội, phóng viên đã cócuộc trao đổi với đạo diễn “Chạy án” Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Hãng phim tư nhânPhước Sang và diễn viên gạo cội – NSND Thế Anh để cùng tìm hiểu tâm tư, nguyệnvọng của những hội viên rất say nghề nhưng không kém phần lo lắng trước conđường xã hội hóa điện ảnh, đổi mới điện ảnh hiện nay.

Đạo diễn Vũ Hồng Sơn: Điện ảnhvẫn đang phải vật lộn

Qua mỗi kỳ đại hội, dường nhưkhông có gì khác biệt lắm. Hình như chúng ta chưa thoát khỏi tư duy cũ, lên đọcbài diễn văn với nhiều ngôn từ mỹ miều nhưng nếu nói, chúng ta phải làm gì, thìlại không tìm ra được một hướng đi để thay đổi. Điện ảnh là bộ môn nghệ thuậttập hợp nhiều ngành nghề, lại vẫn nằm trong thời kỳ chuyển đổi… nên chúng ta vẫnđang vật lộn, chưa thực sự tìm được đường để đi lên.

Điện ảnh Việt: Bất lực trước câu hỏi đổi mới

Đến kỳ đại hội nào, chúng tacũng đặt vấn đề lớn nhưng loay hoay mãi chưa tìm ra con đường, vì người sángtác chưa tìm được cái gì là bản sắc dân tộc. Tôi biết, có những đạo diễn cónhiều tìm tòi mạnh bạo, tìm hướng đi riêng nhưng dù công sức họ bỏ ra nhiều,công chúng vẫn chưa đón nhận.

Cho nên, anh em chúng tôi đều nóivới nhau, mình đang cố gắng làm phim đưa được tới khán giả mà được đón nhận nótốt rồi. Chứ còn, tìm tiếng nói thế nào đưa điện ảnh ra thế giới là rất khókhăn.

Điện ảnh đang xã hội hóa, nhưngnó là một cuộc đua đường dài. Xã hội hóa, ngoài mặt tích cực đưa phim đến vớikhán giả nhiều hơn, làm đa dạng hóa môi trường sáng tác cho người làm phim thìnó gợi cho chúng ta tới một thời kỳ thịnh hành của dòng phim mì ăn liền. Tôi cócảm giác, xã hội hóa của chúng ta đang tiến đến con đường đó.

Đương nhiên, cái xã hội hóa hiệnnay mới chỉ tác động phim truyền hình. Nhưng cũng chính với nó, việc chạy đuathời lượng phát sóng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phim. Chứ còn phim Việtra rạp, khó lắm, chỉ có mặt vào dịp Tết hoặc vài ngày lễ rồi lại im tiếng.

NSND Thế Anh: Ban chấp hànhmới phải biết “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”

Điều tôi trăn trở, chính là độingũ làm phim của chúng ta đang thiếu tính chuyên nghiệp, từ đạo diễn đến diễnviên. Quả thật, việc đào tạo nhân tài là việc cực khó, Nhà nước phải cho các emđi học nước ngoài. Có khi đào tạo hàng trăm em may ra mới có được một vài ngườigiỏi. Chúng ta cần phải có chiến lược dài hơi như thế. Chứ thực tế hiện nay, khimà nhiều người chỉ cần chút nhan sắc và may mắn là được lên màn ảnh và tự coimình là diễn viên.

Điện ảnh Việt: Bất lực trước câu hỏi đổi mới

Với kỳ Đại hội này, tôi khaokhát ban chấp hành mới có tư tưởng mới, biết hy sinh vì Hội điện ảnh. Banchấp hành mới phải có sức khỏe, trình độ, phải biết “ăn cơm nhà vác tù vàhàng tổng”, phải chấn hưng nền điện ảnh nước nhà.

Mặc dù, xã hội hóa là xu hướngtốt. Nhưng xã hội hóa mà không làm cho phim chất lượng thì cũng chẳng ai xem.Đừng nghĩ, cứ làm nhiều phim là mọi người đến xem. Tôi là diễn viên chuyênnghiệp, là người làm nghề nhưng cứ đến phim Việt Nam, tôi lại chuyển kênh khác.Tôi không bi quan đâu, mà phải nhìn thẳng vào thực tế.

Ông bầu Phước Sang: Đừng cốvươn ra thế giới khi hổng thị trường trong nước

Điện ảnh đang bước vào thịtrường, mà thị trường thì vô cùng đa dạng, có sản phẩm thực, sản phẩm giả tạo,sản phẩm mạo danh, có sản phẩm ăn cắp bản quyền. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phảicó Hiệp hội bảo vệ quyền lợi của nhau. Một điều lạ ở điện ảnh nước ta hiện nay,hàng trăm hãng phim ra đời, hàng ngàn tập phim ra đời, nhưng chúng ta chưa cóHiệp hội bảo vệ.

Xã hội hóa là chủ trương đúng,nhưng chúng ta chưa tập hợp được sự đoàn kết, thống nhất cao. Hội cần nhữngngười làm nghề, những người say nghề làm sao có tác phẩm hay, tốt và có giá trịnhân văn sâu sắc. Nhưng Hội chưa tập hợp được hệ thống phát hành nên chúng tachưa có sự kích cầu cao trong lĩnh vực phát triển.

Điện ảnh Việt: Bất lực trước câu hỏi đổi mới

Cứ xem, Đại hội đang diễn ra,bàn tính làm sao phải nâng cao nghề nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất bộphim nhưng người quyết định là người sản xuất, phát hành phim lại không cómặt. Nếu họ không muốn sản xuất, phát hành thì ai làm phim. Cho nên, chúngta cần ở Hội điện ảnh một sư tập hợp, đoàn kết. Có cái đó mới nâng cao chấtlượng phim, người làm nghề mới sống được bằng nghề, phát triển bằng nghề.

Chúng ta đang loay hoay, cứ lolàm phim cho hay, cho đẹp nhưng lại không có chợ. Phải có chợ, có cung sẽ có cầuvà khi đó cầu mới tự nâng cao chất lượng. Những sản phẩm điện ảnh có thể đượcđánh giá loại A, loại B… nhưng lại không có chỗ đứng, sau vài tháng nó bị mốcmeo, lạc hậu đi. Lý do là chúng ta chưa có chợ để định giá phim. Làm phim thịtrường phải nghĩ, chúng ta liệu đã có thị trường cung cầu chưa, có rạp để kéokhán giả đến chưa. Cứ loay hoay mãi với câu hỏi này thì có làm một trăm năm nữacũng không giải quyết được câu hỏi muôn thuở của điện ảnh Việt.

Một thực tế cũng khá ngược đờicủa điện ảnh hiện nay, cứ chạy theo sản xuất phim “5 sao”, phim kỳ vọng cắm cờngay ở liên hoan phim Cannes trong khi, thị trường trong nước lại đang khanphim. Trước tiên, phải làm phim cho thị trường trong nước đã, rồi hãy tính làmphim vươn ra nước ngoài. Làm phim vĩ mô – ai cũng muốn, nhưng trước tiên, phảilàm phim có khách đã. Lúc đó, mới thu hồi vốn để làm phim tiếp. Làm phim khôngcó khách, gõ cửa mọi nơi, liệu ai sẽ cho mình tiền để làm phim nữa.

Theo VnMedia