Con đường kinh doanh từ hoàng kim đến "lụi tàn" của Parkson

Parkson liên tiếp thua lỗ, phải đóng cửa một số trung tâm thương mại ở hai thành phố lớn.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, sau những năm ồ ạt tấn công, kinh doanh đạt lãi gần nghìn tỉ đồng, kể từ năm 2014 trở đi, Parkson liên tiếp thua lỗ, phải đóng cửa một số trung tâm thương mại ở hai thành phố lớn.

Liên tục tấn công thị trường Việt Nam

Parkson là đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhad (PHB), Công ty đầu tư của Tập đoàn Lion (Malaysia) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Tháng 9.2005, đơn vị này đặt chân vào thị trường Việt Nam bằng việc mở trung tâm thương mại đầu tiên tại TPHCM. 

Chiến lược của Parkson là kinh doanh những mặt hàng cao cấp, hàng hiệu và chọn địa điểm tại những khu đất đắt giá nhất thành phố.

Với các thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam như Coach, The Body Shop, Christian Dior, Estée Lauder, Shiseido, Gucci, Lacoste, CK Jeans, Esprit... đến các nhãn hiệu lớn trong nước như Vera, Nino Maxx, N&M, An Phuoc…

Suốt 7 năm sau đó, Parkson liên tiếp mở ra các trung tâm thương mại tại Hà Nội và TPHCM. Parkson đã có 12 trung tâm thương mại trải dài trên cả nước, nằm tại những khu "đất vàng".

Theo báo cáo tài chính của đơn vị này, từ năm giai đoạn 2011-2015, doanh thu của Parkson Retail Asia Limited ổn định trong khoảng 600-700 tỉ đồng. 

Báo hiệu sự lụi tàn?

Tháng 1.2015, Parkson đóng cửa Trung tâm thương mại tại Keangnam Landmark Tower, Hà Nội khi trung tâm bị thua lỗ kể từ khi khai trương vào tháng 12. 2011.

Tuy nhiên, Parkson vẫn tích cực trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, với việc mở một Trung tâm thương mại mới tại Đà Nẵng vào tháng 1.2015.

Theo báo cáo tài chính của Parkson Asia Retail, đến năm tài chính 2015, kết quả kinh doanh của Parkson tại thị trường Việt Nam ghi nhận con số lỗ kỷ lục hơn 79 triệu SGD, riêng Parkson Hà Nội lỗ 74 triệu.

Con đường kinh doanh từ hoàng kim đến lụi tàn của Parkson-1

 Parkson đã đóng cửa 5 TTTM trên cả nước. Ảnh: Zing.vn.

Tháng 5.2016, một trung tâm thương mại Parkson Paragon (Q7, TPHCM) chính thức ngừng hoạt động khi tình hình tài chính của doanh nghiệp này không mấy khả quan. Trong năm này, Parkson Viet Tower cũng ra đi.

Đến tháng 3.2018, Parkson Flemington tiếp tục biến mất khỏi bản đồ mua sắm của Việt Nam.

 

Con đường kinh doanh từ hoàng kim đến lụi tàn của Parkson-2

 

Một trung tâm thương mại của Parkson tiếp tục đóng cửa. 

Tiếp đến, lũy kế 3 quý của niên độ tài chính 2017-2018, Parkson đạt doanh thu khoảng 350 tỉ đồng tại Việt Nam và lỗ 48 tỉ đồng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì con số lỗ này đã giảm 4%.

Vào đầu tháng 10.2018 vừa qua, Parkson đã quyết định đóng toàn bộ hệ thống cửa hàng tại khu thương mại Cantavil (quận 2, TPHCM). Đây là cửa hàng thứ 2 trong năm nay mà Parkson buộc phải chia tay.

Số trung tâm thương mại của Parkson đóng cửa trên cả nước sẽ nâng lên con số 5, trong đó ở TPHCM là 3.

Việc kinh doanh thua lỗ này của Parkson, theo đánh giá của các chuyên gia là "cái chết đã được dự báo trước" và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ lụy này.

Theo Lao động


Parkson

TTTM Parkson


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.