Kem Thủy Tạ 65 năm tuổi loay hoay tìm hướng đi mới

Là hãng kem lâu đời nhất tại Việt Nam với 65 năm tuổi đời (1954), Thủy Tạ từng là biểu tượng và hãng kem chiếm thị phần chi phối tại thị trường Hà Nội.

Là hãng kem lâu đời nhất tại Việt Nam với 65 năm tuổi đời (1954), Thủy Tạ từng là biểu tượng và hãng kem chiếm thị phần chi phối tại thị trường Hà Nội.

Hiện nay, Thủy Tạ vẫn là công ty sở hữu nhà hàng và địa điểm bán kem đẹp nhất thủ đô, với nhà hàng nằm ngay trên mặt Hồ Gươm cùng hệ thống phân phối tập trung tại các quận trung tâm thành phố.

Sở hữu nhiều lợi thế kinh doanh ban đầu, tuy nhiên những năm gần đây kết quả kinh doanh của Thủy Tạ gần như không tăng trưởng, thậm chí còn đi xuống. Nhiều năm liền, doanh thu của hãng chỉ quanh ngưỡng 100 tỷ đồng, cùng mức lợi nhuận sau thuế dưới 10 tỷ.

Năm 2018, trong khi các đối thủ khác của Thủy Tạ là Tràng Tiền, Kido và Vinamilk đạt hàng trăm tỷ đồng doanh thu từ kem thì hãng chỉ kiếm được gần 46 tỷ đồng (chiếm 45% doanh thu hợp nhất), giảm nhẹ so với năm trước đó.

Hãng kem 65 năm tuổi lao đao

Tín hiệu kém tích cực hơn còn nằm ở chỉ số lợi nhuận sau thuế của công ty: 2,3 tỷ đồng, giảm 2,5 lần so với năm 2018. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp lợi nhuận sau thuế của Thủy Tạ sụt giảm mạnh.

Kem Thủy Tạ 65 năm tuổi loay hoay tìm hướng đi mới-1

Thủy Tạ là hãng kem lâu đời bậc nhất tại Hà Nội. Ảnh: VV.

Ban lãnh đạo công ty từng thừa nhận thị trường kem trong nước hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng dây chuyền sản xuất kem lạc hậu là yếu điểm của Thủy Tạ.

Theo đó, toàn bộ nhà xưởng, máy móc của công ty đã trải qua hàng chục năm không được đầu tư mới. Máy móc xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa khiến chi phí sản xuất luôn ở mức cao ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Một báo cáo về thị trường kem từng được VCSC công bố cho biết kem Thủy Tạ đang dần đánh mất vị thế khi hoạt động không có sự đột phá trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Các chuyên gia nghiên cứu tại đây cũng cho biết suốt nhiều năm họ chưa ghi nhận sự thay đổi đáng kể của Thủy Tạ về bao bì sản phẩm, hương vị cũng như chiến lược marketing.

Từ năm 2012 đến nay, thị phần của hãng kem lâu đời nhất Việt Nam đã giảm từ 10,9% xuống còn 9,7%. 

Nghiên cứu của Euromonitor cho biết lượng tiêu thụ kem tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 tăng trưởng 15% mỗi năm, và sẽ tăng tiếp 7%/năm trong 5 năm tiếp theo.

Kem Thủy Tạ 65 năm tuổi loay hoay tìm hướng đi mới-2

Tuy nhiên, doanh thu từ kem của Thủy Tạ trong 5 năm qua gần như không tăng trưởng, chỉ quanh ngưỡng 50 tỷ đồng/năm với biên lợi nhuận gộp trên dưới 20 tỷ đồng. Trong khi đó, các đối thủ như Kido hay Vinamilk liên tục tăng mạnh qua từng năm.

Ngoài dây chuyển sản xuất cũ, hệ thống phân phối cũng là yếu điểm khiến Thủy Tạ không thể tăng trưởng.

Là hãng kem lâu đời nhất trên thị trường nhưng hiện tại Thủy Tạ mới có gần 260 điểm bán hàng và chỉ tập trung tại Hà Nội. Đây là lý do chính khiến Thủy Tạ đang tụt lại trong cuộc đua trên thị trường kem phía Bắc trước các đối thủ.

Loay hoay tìm hướng đi mới

Ban lãnh đạo Thủy Tạ cũng cho biết lý do công ty không thể đầu tư dây chuyền sản xuất kem theo kịp xu hướng bởi vốn điều lệ quá thấp, hiện chỉ đạt 30 tỷ đồng.

Công ty này từng có kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất kem mới với vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng hồi năm 2011, nhưng cuối cùng không thể triển khai vì thiếu tiền.

Đến cuối năm 2018, tổng tài sản của Thủy Tạ mới đạt chưa tới 53 tỷ đồng, lãi lũy kế để lại từ các năm trước chỉ hơn 6 tỷ. Rõ ràng con số 150 tỷ là con số không tưởng với Thủy Tạ.

Tuy nhiên, hàng loạt thay đổi gần đây đang mở ra triển vọng với Thủy Tạ có thể lấy lại vị thế của mình trên thị trường kem phía Bắc. Theo đó, chỉ từ đầu năm, cơ cấu cổ đông của Thủy Tạ đã thay đổi rất mạnh.

Ba cổ đông lớn gồm Ngân hàng ACB và 2 cá nhân là Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Minh Hương đã thoái toàn bộ vốn. Thay vào đó, một loạt nhóm cổ đông lớn mới xuất hiện tại Thủy Tạ gồm Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Thương Mại Đức Khang (19,7%); Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương (11,2%); cổ đông cá nhân Lã Xuân Hòa (10%).

Kem Thủy Tạ 65 năm tuổi loay hoay tìm hướng đi mới-3

Cùng với cổ đông lớn nhất hiện tại là Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Hapro (thuộc sở hữu của BRG) sở hữu 51%, nhóm 4 cổ đông này hiện sở hữu tới gần 92% vốn Thủy Tạ.

Trong diễn biến mới nhất, toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2022 của Thủy Tạ đã viết đơn từ nhiệm, và trong đại hội tới đây công ty sẽ bầu lại tất cả các thành viên Ban quản trị cho nhiệm kỳ 2019-2024.

Theo đó, ban lãnh đạo mới sẽ là bao gồm các thành viên đến từ công ty mẹ Hapro và Intimex (đều thuộc sở hữu của BRG)

Cụ thể, 3 thành viên HĐQT mới dự kiến tham gia Thủy Tạ là ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro; bà Nguyễn Hồng Hải, Trưởng BKS Hapro; và ông Phạm Hồng Thái, Tổng giám đốc Intimex.

Ngoài ra, nhóm cổ đông mới của Thủy Tạ cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ công ty lên 300 tỷ đồng, gấp 10 lần hiện tại.

Với nguồn vốn lớn và các cổ đông tham vọng, Thủy Tạ sẽ không thiếu tiền để đầu tư và cải thiện dây chuyền sản xuất cũng như hệ thống phân phối trong các năm tiếp theo.

Năm 2019, hãng này đặt mục tiêu 109 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 7% và dự kiến thu về 7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế. Riêng mảng kem, hãng lên kế hoạch cải tiến công thức nhằm tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời sẽ ra mắt 2-3 sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh.

Theo Zing


Kem Thủy Tạ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.