Doanh nhân là những “thuyền trưởng” chèo lái những “con thuyền doanhnghiệp” sản xuất, kinh doanh và mang lại lợi ích cho cá nhân, xã hội vàđất nước.
 


 
 

Trong NgàyDoanh nhân Việt Nam 13.10, xã hội tôn vinh doanh nhân nhưng cũng đòi hỏiở doanh nhân bản lĩnh, trí tuệ và trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Giới doanhnhân VN đang phải thể hiện bản lĩnh người đứng đầu trong một môi trườngcạnh tranh khốc liệt hơn, sự lựa chọn cam go hơn với mục tiêu tái cấutrúc DN để tồn tại và phát triển hay chấp nhận đào thải để tái sinh. TSVũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) - chorằng, đây là thời cơ để DN nhìn nhận lại mình đang ở đâu trong chuỗi giátrị toàn cầu, định vị lại mình để vươn ra các nấc thang cao hơn.

Doanh nhân Việt Nam phải định vị lại mình
Trao tặng danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhân ngày doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Kỳ Anh

Sự“phá sản sáng tạo”

Đánh giá về vị trí của DN VN đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, TSVũ Tiến Lộc khẳng định: “Năng lực cạnh tranh của DN VN đang ở mức rấtthấp”. Sau khi “đạt chỉ tiêu” 500.000 DN vào năm 2010, cộng đồng nàyđứng trước thách thức không nhỏ là “đông nhưng không mạnh”. 9 tháng đầunăm nay 2011, cả nước có khoảng 60.000 DN được thành lập mới thì quátrình đào thải đã khiến hơn 48.700 DN giải thể, ngừng hoạt động, khôngkhai báo nộp thuế.

Không thể phủ nhận số lượng DN VN đã phát triển khá hùng hậu kể từ khithi hành Luật DN. Song DN tư nhân có chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn)thấp nhất trong 3 khu vực DN gồm DNNN – DN tư nhân và DN có vốn đầu tưnước ngoài (FDI). Số DN tư nhân vươn lên đạt chuẩn mực quốc tế, tham giavào chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao.

Nền kinh tế trong nước đã hội nhập sâu với thế giới và chịu tác độngtiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. TS Lộc cho rằng: Bối cảnh kinhtế khó khăn lại chính là lúc để DN nhìn lại mình, một số DN phải chấpnhận sàng lọc cần thiết và phải coi đây là “sự phá sản sáng tạo”.

Định vị để vươn tới chuẩn mực quốc tế


TS Vũ Tiến Lộc cho biết thông điệp cho Ngày Doanh nhân năm nay là “Doanhnhân VN - vươn tới chuẩn mực quốc tế”. Ông Lộc cho rằng các DN phải địnhvị lại vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế. Trong đó, bên cạnhtiêu chí “chuẩn mực quốc tế”, doanh nhân VN phải kết hợp sự sáng tạo củabản thân thì mới thành công. Đây cũng là những tiêu chí đặt ra tại lễtrao giải thưởng quốc tế Ernst&Young (EOY 2011) - bản lĩnh doanh nhânlập nghiệp - một sự kiện của Ngày Doanh nhân năm nay để chọn ra ngườixứng đáng nhất đại diện cho cộng đồng doanh nhân VN tham gia giải thưởngEOY quốc tế diễn ra vào tháng 6.2012 tại Monte Carlo (Monaco).

Doanh nhân Việt Nam phải định vị lại mình
Các doanh nhân tại buổi lễ tôn vinh doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Kỳ Anh

Điều đángghi nhận là lần đầu tiên, những đại diện của khu vực kinh tế tư nhân(không có sự tham gia của khu vực kinh tế nhà nước) được vinh danh tạimột giải thưởng mang tầm vóc quốc tế, cho thấy giới doanh nhân VN đãbước đầu hội nhập sân chơi toàn cầu.

Tuy nhiên, số này còn tương đối ít so với lực lượng đông đảo các DN VN,chiếm đến 80% là DN vừa và nhỏ. Muốn vươn đến “chuẩn mực toàn cầu”, đòihỏi các DN phải nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó DN phải củng cốđược nền tảng của sự phát triển, ưu tiên hàng đầu là nâng cao trình độquản trị DN và chất lượng nguồn nhân lực” - TS Lộc nói.

Tư duy phát triển theo chiều rộng buộc phải “trả giá” cho sự phát triểnvề chiều sâu, vươn tới sự lành nghề, chuyên nghiệp hơn. Có thể DN VN sẽkhông cần đặt mục tiêu vào được top DN hàng đầu thế giới, nhưng với mộtnền tảng quản trị DN tốt, chú trọng lợi ích DN, lợi ích cộng đồng, cótrách nhiệm xã hội, DN VN đủ sức bật tốt, để tham gia chuỗi giá trị toàncầu.

Theo Hồng Quân
Lao động