Cái tên Dốc Nguy Hiểm có lẽ đãđược đặt từ lâu lắm rồi, mà thuở ấy chắc chắn người ta chưa lấy tiêu chí tai nạngiao thông để nói về những điều nguy hiểm như hôm nay. Tôi cũng có hỏi thêm khánhiều cụ già sống quanh đấy nhưng các cụ chỉ lắc đầu không hiểu gì về lai lịchtên dốc.
Một ngày tôi phải đi qua Dốc NguyHiểm bốn lần, một năm ba trăm sáu mươi nhăm ngày là trên một nghìn bốn trăm lần.Tới hôm nay, ngày tôi về hưu, tròn ba mươi năm, vị chi vào khoảng bốn vạn bangàn lần tôi đã đi, về qua cái dốc mang tên Nguy Hiểm ấy. Một con số khổng lồ.
Nhưng điều ấy đâu có gì quantrọng. Chỉ như sự tích tiểu thành đại. Nhưng quả có một điều làm tôi tự hào (tựhào hay may mắn?), đó là trong suốt ba mươi năm qua lại cái Dốc Nguy Hiểm ấy,tôi chưa bao giờ gặp phải một chuyện nguy hiểm nào, dù là nhỏ nhất. Ngày cầm tờquyết định nghỉ hưu, tôi nói đùa với chồng: "Em đã vượt qua bốn vạn ba ngàn lầnhiểm nguy ở cõi đời này mà vẫn an toàn về sống bên anh". Chồng tôi cũng chỉ vàitháng nữa là nghỉ hưu, anh bấm đốt ngón tay một hồi rồi bảo: "Anh thì còn phảivượt qua hơn ba trăm lần hiểm nguy nữa mới có thể an toàn về với em được". Tôicười vì sự nhầm lẫn của anh. Dạo này không hiểu sao anh rất hay nhầm lẫn. Cơquan anh ở phía thành phố nên khi đi làm anh đâu có phải vượt qua cái dốc ấy,chỉ trừ những khi có công việc cần thiết. Nhưng tôi đã không căn vặn sự thiếuchính xác của anh.
Cũng cần kể thêm một sự kiện. Cáidốc ấy hơn ba mươi năm về trước chính là chỗ chúng tôi tạm biệt nhau sau mỗicuộc đi chơi khuya về. Thường đó là những đêm trăng êm dịu. Đứng trên cái dốcmang tên Nguy Hiểm ấy mà sao lòng chúng tôi cảm thấy bình yên vô hạn.
![]() |
Minh họa: Thành Chương. |
Tôi về hưu trong một tâmthế vui vẻ, kinh tế gia đình khá giả, con cái thành đạt nên cuộc sốnghạnh phúc, đầm ấm. Có nhiều thời gian rảnh rỗi nên tôi đã cất công họchỏi thêm kĩ thuật nấu ăn với mong muốn cuộc sống gia đình được viên mãnhơn. Ngày ngày tôi vẫn vui vẻ đợi anh bên mâm cơm do tôi tự chế biến mộtcách công phu, để rồi bao giờ cũng nhận được những lời khen ngọt ngào.Xưa nay, anh luôn là người biết ứng xử văn hóa như thế.
Nhưng rồi các bữa cơm chiều anhtrở về mỗi lúc một muộn hơn. Khi thì họp, khi thì tiếp khách, khi thì giao lưunày khác. Tôi thuộc loại những người vợ tin tưởng tuyệt đối vào chồng. Và anh,sống với nhau ba chục năm anh cũng chưa một lần nói dối tôi. Nhưng hỏi rằngtrước sự bất thường này làm sao tôi có thể tránh khỏi lo lắng. Tôi tâm sự vớiđứa bạn chí cốt những nghi ngại của mình. Nghe xong, nó la lên: "Chết! Chết!Không thể tin các lão ấy được! Phải có phương án ngay!".
Nghe nó nói tôi cả cười tỏ vẻkhinh khi. Vậy mà cuối cùng thì sự thật lại chứng minh nó đúng. Chồng tôi đã cóquan hệ với một ả chồng bỏ đang sinh sống ở bên kia Dốc Nguy Hiểm. Vậy khôngphải là anh lú lẫn mà trong sâu thẳm của sự đo đếm kia như muốn nói lên rằng anhsẽ còn phải vượt qua hơn ba trăm lần cái Dốc Nguy Hiểm để đến với con nhân tìnhnọ chứ không phải là trở về với tôi. Chao ôi! Qua lời đứa bạn của tôi thì condâm phụ kia là một mụ đàn bà sắc nước hương trời. Chính sự xinh đẹp của nó làmnỗi đau của tôi tăng lên gấp bội. Tôi đã cuồng lên trong những cơn bão táp xoáytận trong tim. Tuy nhiên, vốn là một người cũng có chút ít học hành, tôi đã cốbình tĩnh gìm lòng để có thể ứng xử cho hợp nhân tâm. Tôi đã hết lời khuyên cananh. Tôi cũng nhờ người đánh tiếng với tình địch, khuyên cô ta hãy rời bỏ thứ màphải cướp của người khác mới có được. Nhưng rồi tất cả đều vô ích. Chồng tôi vàả kia đã đến cái lúc quá mù sang mưa. Anh ấy đã dám bỏ nhà cả tuần để lén lútsống với nó.
Sự nhẫn nhịn trong tôi cạn kiệt,lối ứng xử mềm mỏng mà lúc ban đầu tôi lựa chọn cũng đã xói mòn. Buổi chiều hômấy, lòng tôi như có một con ma dữ tợn nhập vào. Tôi thủ một con dao nhọn giấunhẹm trong cốp xe rồi bí mật đi đến ngôi nhà mà với tôi là ngôi nhà quỷ ám. Tôisẽ giết nó! Tôi sẽ xé xác nó ra làm trăm mảnh! Tôi có phải tử hình thì cũng camlòng. Vâng! Chắc chắn sẽ có ít nhất chín mươi phần trăm số phụ nữ bị chồng phụbạc trên trái đất này đồng tình với hành động quyết tử này của tôi.
Tôi cho xe lao về phía Dốc NguyHiểm với tốc độ tám mươi kilômét một giờ, cái tốc độ mà chỉ có những người đànbà bị phụ tình mới có thể đạt tới. Bởi vì chỉ có họ mới dám coi cái chết nhẹ tựalông hồng. Tinh thần của họ lúc ấy có thể so với những người lính ngoài satrường trong nghĩa cử da ngựa bọc thây. Bi tráng thay!
Nhưng rồi cái đoạn đường gấp khúcở Dốc Nguy Hiểm đã buộc tôi phải giảm tốc độ. Tôi cho xe bò lên dốc - Dốc NguyHiểm. Đúng vậy! Nó chính là Dốc Nguy Hiểm!
Dốc Nguy Hiểm! Mấy tiếng Dốc -Nguy - Hiểm ấy chợt vang lên trong lòng tôi làm trái tim tôi giật thót. Trời ơi!Ta đang làm gì đây? Ta đã từng bốn vạn ba ngàn lần vượt qua cái Dốc Nguy Hiểmnày một cách an toàn mà sao...? Ngọn lửa đang ngùn ngụt cháy trong tâm can tôinhư bị một cơn mưa rào bất ngờ dập tắt. Ngẩn ngơ một lúc, tôi dạt xe vào bênđường. Nhìn xung quanh, tôi giật mình nhận ra chính chỗ này là nơi tôi và anhluôn đứng để chia tay nhau trong mỗi buổi tối đi chơi về. Lòng tôi tan loãng.Thoắt cái thế mà đã hơn ba chục năm. Ngày ấy anh yêu tôi đến mức si mê, tưởngchừng tới ngàn năm không phai nhạt. Cũng ở đúng chỗ này đây chúng tôi đã cùngnhau bàn bạc về cuộc sống tương lai. Rồi cái tương lai ấy chúng tôi đã thực hiệnđược một cách thật đủ đầy. Không hiểu sao, đúng lúc này, nghĩ lại những hình ảnhxưa cũ ấy, tôi lại thấy thương anh vô hạn! Ánh mắt anh rụt rè. Bàn tay anh runrẩy. Vẻ mặt anh ngơ ngác trông thật nực cười. À! Mà cũng đúng ở chỗ này, có lầntôi đã hỏi anh một câu vui vui: "Nếu em gặp một chuyện nguy hiểm nào đó trên cáiDốc Nguy Hiểm này thì anh sẽ làm gì?". Tôi còn nhớ rất rõ đêm hôm ấy anh đãkhông một chút đắn đo khi trả lời tôi: "Thì anh sẽ dìu em vượt qua cơn nguy hiểmấy!". Đúng! Anh đã nói mấy câu như vậy, làm sao tôi có thể quên. Tôi khẽ thởdài. Những giọt nước mắt ướt nhoà trên má tự lúc nào mà tôi không hay biết. Bỗngdưng tai tôi như văng vẳng một lời cầu cứu từ một nơi xa lắm: "Em hãy dìu anhqua cơn hiểm nguy này! Em hãy dìu anh qua cơn nguy hiểm này!". Và tôi đã hiểu.Cái tình cảm lớn lao hơn hết thảy là hãy dìu nhau qua mọi hiểm nguy. Đó mớichính là tình nghĩa tao khang.
Hôm ấy, tuy lòng đau như cắtnhưng tôi đã dắt xe quay trở lại bên này Dốc Nguy Hiểm. Đó là một ngày định mệnhcủa đời tôi.
Chị Hoài đã kể cho tôi nghe toànbộ câu chuyện ấy.
Cũng giống như rất nhiều lời anủi trong những trường hợp tương tự, tôi nói với chị:
- Tôi tin là một ngày nào đó anhấy sẽ trở về, vì tâm hồn chị đã nghe thấy lời cầu khẩn của anh: "Em hãy dìu anhqua cơn hiểm nguy này".
Chị cười buồn:
- Nhưng tôi đã có cách nào giúpanh ấy đâu.
- Chị yên tâm! Chính những giọtnước mắt yêu thương và lượng thứ chứ không phải lòng thù hận của chị trên cáiDốc Nguy Hiểm hôm ấy là bàn tay êm ái dìu anh khỏi những hiểm nạn.
Có thể chỉ là chuyện trùng lặpmay mắn, nhưng đúng vào cái buổi sáng người ta gạt bằng cái Dốc Nguy Hiểm nọ đểthực hiện dự án mở con đường cao tốc qua thành phố thì anh quay trở về với chị.
Chị Hoài gặp lại tôi trong niềmvui khôn tả:
- Tôi không dám nghĩ rằng anh ấylại sớm trở về đến thế. Đúng cái ngày thành phố phá cái Dốc Nguy Hiểm anh ạ.
Tôi cười, ra vẻ hiểu cặn kẽ tâmlí đàn ông:
- Không hề sớm đâu chị ơi. Tôiđoán là anh ấy đã có ý định trở về với chị trước cái hôm người ta phá cái dốc ấyrồi, nhưng đàn ông là cái giống sĩ diện cao nên bao giờ cũng cần chờ có một cáicớ thì mới sửa chữa khuyết điểm. Việc cái dốc bị phá chỉ là cái cớ vậy, chị hiểukhông?
Chị Hoài cười thật vui rồi lảngsang chuyện khác:
- Để phát triển thành phố, phácái dốc đi là hợp lí nhưng sao tôi vẫn cứ thấy tiêng tiếc thế nào ấy.
Truyện ngắn của Hồ Thuỷ Giang
VNCA