Mí quyết định ưngngười đàn ông xứ lạ. Lục không hiểu. Mới mấy hôm trước, nghe Lục bàn kế hoạch đilàm kiếm tiền gởi về trả nợ cho ba má, Mí đã xúc động nói không thành tiếng: “Emcám ơn anh, mình không cần giàu sang, chỉ cần anh bảo bọc em…” Lục thấy mình dưsức làm được điều đó.
Mí về kể với má vềLục. Má nói “Ừ thằng đó được. Nó hiền, thiệt thà” – “Hồi đó ba có hiền vậy khôngmá?” – “Ừ… cũng hiền. Mà con trai xứ này thằng nào không như vậy”.
Mí bước ra nhàtrước nhìn ba. Ông nằm, giang hai chân hai tay, không phải đang mơ màng mà đangngất ngây… Khi cưới nhau Mí sẽ gầy gò như má. Lục sẽ ngồi mâm với những ngườiđàn ông cùng xóm. Nếu Mí không hiền như má, mặt nặng mày nhẹ thì sẽ có nhữngcuộc ẩu đả. Khi tiếng kêu khóc của vợ con còn chưa lắng xuống, người trụ cột củagia đình sẽ lăn ra giữa nhà hiên ngang ngáy pho pho. Mặc kệ đám chủ nợ chửi nhoingoài cổng. Nợ đó má lén lút mượn nuôi chị em Mí. Ba không dính gì tới chúng. Bavô can với năm đứa con đang nheo nhéo đòi ăn.
Mí cảm thấy sự kinhsợ, căm ghét, chán ngán trào đầy mắt má khi nhắc về ba. Nhưng họ vẫn sống vớinhau tỉnh queo, hy sinh hạnh phúc vì con. Chị em Mí được gì trong cuộc hy sinhnày?
Mí sẽ có chồngngoại quốc. Không tình yêu cũng được. Con Mí có thể cũng như Mí, không được nhìnthấy hạnh phúc của cha mẹ. Nhưng nó sẽ có một người cha nhiều tiền. Còn hơn làcó chồng tại xứ, tình thì lợt lạt, tiền thì lôi thôi…
![]() |
Minh hoạ của Trần Văn Duy |
Lục đónđường Mí “anh nghe nói nhiều cô lấy chồng nước ngoài thê thảm lắm, emchịu không nổi đâu”. Mí nhích môi. Vậy chớ làm vợ xứ này thì sung sướngsao? May cũng được, rủi cũng không sao. Dun rủi thành Thuý Kiều qua tayđủ loại đàn ông cũng được. Một đồng bên đó rất có giá, có thể làm cuộcđổi đời, cho Mí, cho mẹ, cho em. Cho quá nhiều người, nhất là cho con.Chẳng phải chỉ cần tiền cưới, Mí đã giúp ba mẹ trả dứt nợ đó sao!
Mí có nghe ở đâu đócâu nói “có những chuyện khó mấy cũng phải quên đi”. Lục nói gì đáng lẽ phảiquên sạch một lần khi dứt áo, vậy mà Mí lại nhớ không thiếu câu nào, cả cái câuLục nói hôm đám cưới Mí: “Mí đi đi, chừng nào chịu hết nổi về nghe! Tôi đợi Mí,đợi tới chết. Tôi không giống ba em”.
Cô lắc đầu, cúixuống hôn con, hôn miết miết… Làm gì có, chắc là cưới vợ mất tiêu rồi! Vậy màlúc nằm nghe hơi thở dồn dập của A Trung đổ trên người, lúc cấn thai, lúc đautrở dạ, lúc nuôi con… Mí lại cứ nghe câu nói ấy âm ấm, ngòn ngọt… Xa rồi, câunào của Lục vọng lại cũng như được kết bằng máu của hắn.
Canh bạc đời Mítính ra cũng không tệ. Nhà A Trung là một biệt thự hai tầng, có vú nuôi, có củagia bảo. Mí đâu có muốn gì nữa, cũng không còn gì để mất. Tuy A Trung hơi sầnsượng một chút, phốp pháp một chút và đôi mí mắt hum húp, khó mà nhìn thấy rõánh mắt ấy đang vui hay đang giận.
A Trung cũng đâu cóquan trọng Mí có thương anh ta hay không. A Trung chỉ bận tâm soi cặp mắt bumbúp vào ví của Mí, lục lọi thư từ mấy đứa em gởi qua, kiểm tra giấy chuyển tiền.Mí thản nhiên ôm ghì con mà hôn. Như người đang bị đắm thuyền giữa biển ôm cứnglấy cái phao mà không biết sau trận sóng này, nó sẽ đưa cô tới bến bờ nào…
Mí đã dựa dẫm vàocon trai. Nó còn nhỏ xíu, chưa biết nói nhưng đã mang trong người một sứ mạngkhông ai thay thế được.
Con trai của Míkhông giống cha, nó giống Mí như tạc, giống đôi mắt có hàng lông mi quớt ngược.Đứng từ xa thấy mắt đã nhận ra người. Đôi môi hồng chẻ một đường nhỏ ở giữa,cười lên là người đối diện mất tất cả ý chí. Cái cằm cũng chẻ một rãnh nhỏ. ATrung không hề muốn mất nụ cười đó. Nhưng nụ cười đó trên môi Mí thì anh takhông mua được. Điều đó làm anh ta giống như người đói lùa lia lịa cơm nhai ngấunghiến lại cắn trúng sạn, ê ẩm tới óc.
*
Một lần nhìn thấyMí thẫn thờ ôm A Hào trong lòng, lật tới lật lui mấy lá thư ở quê nhà, trong đócó dòng tin nói Lục vẫn chưa cưới vợ, A Trung nhìn chằm chằm vô mắt Mí:
– Cô chọn đi!
Mí biết chọn gì bâygiờ? Nỗi nhớ không phải là trái cam trái nhãn. Làm sao có thể cầm lên, có thểquăng nó đi hay dùng cái cối xay sinh tố của A Trung xay cho nát nhừ rồi đổ vàocống nước.
Cô gằm mặt, im nhưchưa từng biết nói. A Trung gằn từng tiếng:
– Vậy là cô đã chọn– nhanh hơn thường lệ, anh ta bế thốc A Hào – cấm cô không được đến gần A Hào.
Câu nói ấy như bảnán quan toà ụp xuống đời Mí. Mí thấy xung quanh mình lúc này không là không khínữa mà toàn nước, nó dậy sóng nhận chìm Mí. Mí trôi, oằn oại trôi, sặc sụa trôivà Mí biết mình đau, mình ngạt đến không thể nào sống được.
Mí quỳ xin A Trung.A Trung đóng sầm cửa nhà, khoá ngoài rồi đi thẳng. Mí quỳ xuống, cúi người sátđất, tận chân ả vú nuôi.
Người phụ nữ có cặpmắt ti hí nhếch mép cười khinh miệt. Tôi đâu có ngu. Ở đây lâu nay tôi biết địavị của cô thấp kém thế nào. Thương cô cũng được nhưng cô có tiền trả lương tôikhông? Trăm thứ cần đến tiền mà trong túi cô có xu nào đâu. Khi mẹ bệnh em đau,muốn có tiền gởi về đều phải xoè tay nhờ nhỏi chút lòng thương hại của ông chủ.
Ả vú nuôi cầm câychổi quét xoèn xoẹt, với vẻ mặt nghênh nghênh, rồi bình thản đi vào phòng A Hào.Lòng Mí dấy một nỗi căm hờn, một niềm khao khát. Giá như cô được đổi cái địa vịbà chủ này với cái chổi kia, bộ quần áo kia, muốn cô làm gì cũng được, không trảlương cũng được, miễn sao cho mỗi ngày được gần gũi A Hào.
Nhưng còn lâu Mímới được điều đó. A Trung muốn nhìn thấy Mí sống không bằng chết. Anh ta đang cốtình giẫm cho tan cái hạt sỏi lẫn trong mớ cơm trong trẻo bằng đế giày nặngnhất, rắn nhất của mình. Cơm có còn ăn được nữa hay không, không quan trọng.
Ả giúp việc mỗingày nhìn thấy Mí ôm chân mình xin xỏ cũng thoáng chút động lòng, cho Mí một lờikhuyên:
– Mợ còn trẻ vậy,lo gì không con? Mợ nên rời khỏi nhà này đi!
Đi đâu? Bốn bề xalạ, mới đến đã lạ, càng ở lâu càng lạt lẽo. Mí chỉ có A Hào. Giờ biểu Mí rờikhỏi A Hào thì thà biểu Mí chết đi còn tốt hơn. Nhưng Mí chết, A Hào sẽ mồ côimẹ, tội nghiệp lắm!
– Hay là mợ về quêđi, ở đó có nhiều người thân!
Còn gì nữa mà về?Phụ phàng Lục đến thế thì thôi, còn mặt mũi nào mà về. Con đường này là Mí chọn,chết cũng không trở về, khổ sở cắn răng chịu. Ví như có cắn đến bật máu chânrăng cũng cắn mà chịu.
Nhưng Mí phải làmsao? Ở đây mỗi ngày mà không nhìn thấy, không nghe được tiếng cười khằng khặctrong veo, không được ngửi thấy mùi da thịt thơm tho của A Hào, Mí ăn gì cũnglạt và cứng như ăn sạn. Hai tháng chê thức ăn, người cô gầy sọp. A Trung mỗi lầngặp Mí khạc nhổ không che giấu: “Người ngợm gì đâu nhìn đến khiếp!”
Mí mặc kệ anh ta,trăm phương ngàn kế suy tính. Cô chợt nhớ đến viên ngọc A Trung đeo vào cổ hômđám cưới: “Đây là của gia bảo, chỉ được đeo và truyền cho đời sau, không đượcbán!” Từ hồi về nhà chồng tới giờ Mí không đeo. Hôm nay Mí lấy ra lo le trướcmặt ả giúp việc. Ánh mắt ti hí của cô ta sáng quắc lên.
Mí như mũi tên laotới bên con. Mí tưởng tượng cái giây phút được nhụi mũi vào cái gò má phúngphính mát lạnh của A Hào.
A Hào thoạt đầutròn mắt nhìn Mí, sau cứ bấu lấy áo của ả vú nuôi, nấp sâu sau lưng chị ta,thỉnh thoảng ló đầu ra nhìn. Mí thấy con mình nhỏ nhắn gọn gàng như một con thỏnhỏ đang tung tăng trong rừng chợt bắt gặp họng súng của thợ săn. Mí càng đếngần nó càng chạy. Mí chạm được nó, nó khóc thét lên.
Mí đổ sập thân hìnhgầy guộc xuống sàn nhà.
Mí không biết mìnhnằm như thế bao lâu: một ngày, một tuần, một tháng, hay một đời người?
A Trung lục lạo hộpnữ trang trống rỗng của Mí, như không tin vào mắt mình. Anh ta nắm lấy cổ áo Míquăng vật xuống nền nhà.
– Viên ngọc đâu?
– Không biết!
A Trung nổi điên:
– Mày cho thằngnào?
– Không biết!
Những cái tát thậtmạnh, vào má, vào đầu. Mí bị ném nháo nhào từ vách bức tường này sang bức tườngkia. Máu bật ra cả mũi. Mí nghe đau lắm! Tim cô co thắt đến nghẹt thở. Vậy làcon Mí thành xa lạ với Mí rồi. Nó đã quên Mí. Rồi một ngày nào đó, trên cái đấtnước xa lạ này, nó bắt gặp Mí, sẽ lướt qua Mí như người ta vẫn lướt qua baonhiêu người xa lạ qua đường, như lướt qua những chiếc xe, những con chó ghẻ lạcchủ. Không trách được nó. Nó còn nhỏ lắm, như một tờ giấy trắng mà nét vẽ đầutiên không dính dáng gì đến Mí. Mí không khóc được, dù đau khắp người, chỉ loạngchoạng đứng lên rồi bị giáng xuống trong tiếng gầm lồng lộn của A Trung.
– Đồ khốn kiếp, màytrả lại cho tao!
Mí đứng lên, lấytay quẹt máu ở miệng, nhìn chằm chằm vào A Trung, nhào tới thộp cổ hắn, gào tohơn hắn:
– Trả lại tao. Màytrả tao!
Tiếng gào rất lớn,đến lạc giọng. A Trung rúm người, ả vú đang bồng A Hào ở nhà ngoài cũng bànghoàng ngồi phịch xuống.
*
A Trung nắm vai Mílôi ra khỏi cửa máy bay, đẩy vào tắc xi.
Người tài xế hỏi:Cô muốn đi đâu? Cứ chạy, tới đâu cũng được. Chết cha, gặp bà khùng rồi! Nhưng bàkhùng này hiền lắm, không đánh phá, không chửi mắng ai cả, chỉ rủ rỉ “A Hào ơi!Lục ơi!” A Hào là ai? Con trai! Dễ thương nhất trên đời! Hẳn nhiên là vậy rồi,nhìn cô là biết con cô dễ thương rồi, đố anh ta cũng không dám nói khác, bả nổicơn lên giành tay lái thì toi đời. Nhưng A Hào ở đâu? Ở thành phố Đài Bắc, ừphải a, chạy đến đó cho tôi! Số nhà... đường…! Cô Hai ơi, xe tôi không biết baycàng không biết bơi qua biển Đông. Thế còn Lục? Lục ở đâu? Ở Chợ Vàm, xa lắm!“Mô Phật!”, cuối cùng thì cũng lòi ra được cái địa chỉ. Chợ Vàm à? Ở tỉnh nào?Không biết là huyện hay là xã nữa đây? Kệ, có manh mối là may rồi.
*
Mí vuốt bàn tay,đôi mắt, gương mặt đứa nhỏ trong ảnh. Tấm hình cô gởi về nhà khoe với má lúc AHào hai tháng tuổi. Má vuốt tóc Mí: “Con đừng buồn nữa, bệnh trở lại khổ lắm”.Con đâu có buồn má. Tại xứ mình kỳ lắm. Trưa nắng chang chang nhà ai lại mởbăng, tiếng Thanh Sang mùi nhức xương lại ngân nga cái điệu hát thiệt buồn“chẳng may vượn mẹ trúng tên, còn biết khóc với con, ráng cho con bú thậtnhiều…” Ai nghe mà không mắc khóc.
Lục ghé lại thủthỉ:
– Em đừng buồn. Anhlàm kiếm tiền đưa em qua đó kiếm con.
Mí lắc đầu:
– Anh về cưới vợđi. Em biết anh thương em nhưng ba má anh không muốn anh cưới em đâu. Em đã làđàn bà, còn bệnh tật nữa. Em đã mãn nguyện rồi. Con em đã có người cha ngoạiquốc. Nó đâu có thiếu thốn gì. Cha nó lo cho nó đầy đủ mà, nó sẽ có tương lai.Người mẹ đẻ con ra không phải chỉ cần có vậy thôi sao.
Mí nói tới đâu,tưởng tượng tới đó. Ở phía bên kia biển, xa lắm, xa hơn cả chiều dài của vũ trụnày cộng lại, con cô đang cười… rất hồn nhiên, rất vô tư…
Theo SGTT