- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào?
Sau khi lên trời dự "tổng kết năm" vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào để tiếp tục nhiệm vụ cai quản và giám sát của mình trong gia đình?
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người Việt Nam tổ chức lễ cúng Táo quân - 3 vị thần linh cai quản việc bếp núc và có nhiệm vụ giám sát, ghi chép mọi chuyện tốt xấu của gia đình trong năm và báo cáo lên Thiên đình để phân định thưởng, phạt.
Ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào?
Sau một năm theo dõi "nết ăn nết ở" của gia chủ, vào cuối tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép bay lên trời, vào chầu Ngọc Hoàng để báo cáo về công, tội, thiện, ác của gia đình đó, giúp thiên đình có căn cứ để quyết định ban thưởng hay trừng phạt trong năm mới. Ngày về chầu trời của các Táo được ấn định là 23 tháng Chạp.
Vậy ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào? Quan niệm phổ biến nhất cho rằng Táo quân ở lại thiên đình thường 6-7 ngày. Vào ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp năm đó là tháng thiếu), các ngài sẽ quay lại trần gian, tiếp quản gian bếp của mình để thực hiện nhiệm vụ thường ngày.
Ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào? (Ảnh: Hạ Vy)
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng thời điểm các Táo trở về không cố định mà phụ thuộc vào lịch trình của thiên đình. Khi nào Ngọc Hoàng kết thúc buổi họp “Thiên Tào phán sự,” các Táo mới được trở về. Công việc nhà trời có năm nhiều, năm ít nên ngày về của Táo có thể đến sớm hoặc muộn, và đây là một bí mật mà người trần mắt thịt không thể biết chính xác.
Có lẽ đây chính là lý do mà mọi gia đình đều cúng tiễn ông Công ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng Chạp nhưng ít gia đình thực hiện lễ đón Táo quân trở lại, thậm chí có những người không có khái niệm về việc này. Những gia đình làm lễ cúng đón Táo quân trở về thường thực hiện vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch.
Có nên cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?
Theo phong tục truyền thống, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng về công việc tốt xấu của gia chủ trong năm qua. Vì vậy, lễ cúng tiễn ông Táo thường diễn ra long trọng vào đúng vào ngày này để đảm bảo các Táo kịp giờ "khởi hành". Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, không phải gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện lễ cúng đúng ngày. Một số người lựa chọn cúng sớm hơn, thường là từ 21 hoặc 22 tháng Chạp, để tiện cho lịch trình cá nhân.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc cúng ông Táo trước 1-2 ngày không làm mất đi ý nghĩa của nghi lễ, miễn là gia chủ thành tâm dâng lễ và bày tỏ lòng kính trọng. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo là trong khoảng giờ Ngọ (11h – 13h) vào ngày 22 hoặc 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, do bận rộn, nhiều gia đình linh hoạt chọn cúng vào sáng sớm, chiều muộn ngày 23.
Để đảm bảo các Táo kịp lên thiên đình, việc cúng nên được hoàn tất trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Việc cúng muộn sẽ làm giảm sút ý nghĩa của nghi lễ vì các Táo cần lên thiên đình đúng lịch trình để tham dự buổi chầu.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn bị trang trọng (Ảnh: Thanh Hoan)
Nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Theo truyền thống, ông Công (thần thổ Công) được thờ ở ban thờ chính trong nhà, còn ông Táo – vị thần cai quản bếp núc – thường được cúng ở khu vực bếp. Ngày xưa, nhiều gia đình còn có ban thờ riêng dành cho Táo quân trong bếp, nên lễ tiễn ông Táo thường được tổ chức tại đó.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, thiết kế bếp thường không còn không gian để đặt ban thờ riêng. Vì thế, mâm lễ cúng ông Công ông Táo thường được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ban thờ thần linh, nơi trang trọng nhất trong nhà, thay vì đặt trong khu vực bếp để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ. Nếu có ban thờ riêng dành cho ông Táo, mâm lễ nên đặt tại đó. Điều này giúp giữ được ý nghĩa thiêng liêng của nghi lễ.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí đặt mâm cúng, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ. Bất kể đặt mâm cúng ở đâu, cũng cần chuẩn bị lễ vật và thực hiện nghi thức với sự thành tâm nhất.
Theo VTCnews
-
Đời sống38 phút trướcBàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc lau dọn cũng phải được làm một cách cẩn trọng, vì thế câu hỏi có nên dùng nước lã để lau bàn thờ được nhiều người đặt ra.
-
Đời sống4 giờ trướcĐược chế biến kỳ công từ nguyên liệu tự nhiên của vùng biển, món đặc sản trứ danh ở Thái Bình khiến thực khách hết lời khen ngon nhưng không phải ai cũng dám ăn vì có thể gây dị ứng.
-
Đời sống5 giờ trướcMặc dù vẫn luôn mua cá chép dâng Táo quân làm phương tiện di chuyển khi lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều người vẫn không hiểu vì sao ông Táo cưỡi cá chép.
-
Đời sống6 giờ trướcHình ảnh Táo quân cho thấy bộ ba thần Bếp gồm hai ông một bà, vì sao lại như vậy?
-
Đời sống8 giờ trướcBiết được khi cúng ông Công ông Táo cần kiêng kỵ những gì, các gia đình sẽ chuẩn bị và thực hiện nghi lễ quan trọng này một cách trọn vẹn và chuẩn nhất.
-
Đời sống18 giờ trướcBộ trang phục mà các gia đình dâng cúng cho Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp chỉ gồm mũ, áo, hia chứ không có quần, vì sao lại như vậy?
-
Đời sống19 giờ trướcLà người Việt, ai cũng biết Táo quân lên trời vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng thời gian các ngài lưu lại thiên đình lại là bí ẩn đối với không ít người.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong những ngày đầu năm, một trong những nghi lễ quan trọng chính là việc chọn người xông đất. Người xông đất không chỉ mang lại may mắn mà còn có ảnh hưởng lớn đến vận khí của gia chủ trong suốt năm.
-
Đời sống1 ngày trướcĐầu năm mới xông đất đã trở thành tục lệ truyền thống với mong muốn cả năm mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ. Thế nhưng không ít người băn khoăn không biết có nên để phụ nữ xông đất vào ngày đầu năm mới hay không.
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều gia đình Việt luôn nắm rõ các nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp nhưng lại mơ hồ không rõ ông Công ông Táo là ai, vì sao chúng ta cúng ông Táo vào 23 tháng Chạp.
-
Đời sống1 ngày trướcViệc chọn ngày giờ cúng đẹp không chỉ theo phong tục truyền thống mà còn được xem là mang lại tài lộc, may mắn. Năm 2025 Ất Tỵ, mọi người có thể tham khảo giờ đẹp lên hương cúng ông Công ông Táo và cách sắm lễ chuẩn dưới đây.
-
Đời sống1 ngày trướcNgoài bài khấn đọc lúc thắp hương cúng ông Công, ông Táo, một số người còn chuẩn bị cả văn khấn thả cá phóng sinh sau khi lễ cúng hoàn tất.
-
Đời sống1 ngày trướcXông đất đầu năm là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam. Theo đó, vào dịp đầu năm mới nếu gia chủ không chọn được người hợp tuổi, tốt tính để xông đất thì có thể tự xông đất cho nhà mình.
-
Đời sống1 ngày trướcCá chép là phương tiện di chuyển của các Táo, lễ vật quan trọng trong lễ cúng 2 tháng Chạp, vậy nên chọn cá chép sống, cá rán hay cá giấy để cúng ông Công ông Táo?