Lan Anh cũng muốn lên xe hoa lâurồi, vì cô đã hai mươi sáu tuổi và đã chọn được người bạn đời vừa ý. Người ấy làThêm, đã mấy lần cô dẫn về ra mắt, nhưng bố mẹ cô đều lạnh nhạt và lảng tránhsang những chuyện đẩu đâu. Bố Lan Anh là người khéo giao tiếp, ông không để mấtlòng ai bao giờ. Trong khi vợ ông, tức là mẹ Lan Anh, mặt lạnh tanh, nói nhátgừng câu một câu hai, khiến người khách trẻ cảm thấy ái ngại thì ông vồn vã mờithuốc, mời bia, rồi cứ thế thao thao nói về bóng đá, hết giải nọ đến giải kia,hết cầu thủ này đến cầu thủ khác, làm cho chàng trai trẻ hết dạ lại vâng chứkhông xen được câu nào.
Chán bóng đá ông lại lôi chuyệncủa mấy nguyên thủ quốc gia các nước phương Tây ra tỉa tót... Ngay cả khi LanAnh ngồi cùng, muốn lựa thời cơ thưa chuyện, ông cũng cứ tảng lờ, cứ kể chuyệnthế giới một cách hào hứng, cho đến khi có tiếng chuông điện thoại reo, hoặc bàvợ lạu quạu ở gian phòng bên cạnh chạy ra nhắc to: "Ông này, hẹn với bác H phốbên, không đi đi thôi, bác ấy lại chả trách…". Thế là ông vội vàng đứng lên, vơcái áo khoác để sẵn đó rồi chào một cách lịch sự: "Bác xin lỗi nhé, đã hẹn vớibề trên rồi, không thể lỡ. Cháu cứ ngồi đây mà uống nước, nói chuyện với bác gáivà Lan Anh". Ông nói như vậy rồi nhẹ nhàng đi, còn "bác gái" thì vẫn im lặng ởphòng riêng, thế là Lan Anh chỉ còn cách tiễn bạn ra về, hẹn lần sau vậy. Nhưnglần sau và lần sau nữa cũng thế. Người cha cứ nồng nhiệt với những câu chuyệnđâu đâu, còn người mẹ thì lạnh lùng lảng tránh, thành ra đôi trẻ không có cơ hộibáo cáo chuyện tình duyên của họ. Lan Anh bèn một mình thưa chuyện. Người bố vốnrất chiều chuộng con gái, lúc này nghiêm khắc cho ý kiến: "Bố mong con sớm mặcáo cô dâu lên xe hoa lắm, nhưng phải tìm được người chồng xứng đáng. Còn cáithằng cu Thêm này, tốt nhất là con quên nó đi. Nó không xứng là rể nhà này".
Lan Anh bối rối với lời phántruyền của bố, nhưng vẫn cố trấn tĩnh để thuyết phục: "Bố, anh ấy làm sao màkhông xứng đáng. Anh ấy là một kiến trúc sư. Bao nhiêu người khen anh ấy đẹptrai, lại hiền lành, ngoan ngoãn...". Người bố buông một tiếng "ôi giời" đầy ngụý. Còn người mẹ thì chẳng giữ ý, nói toạc: "Nó mà không ngoan ngoãn hiền lànhthì mẹ cấm cửa lâu rồi, không bao giờ cho chơi với con đâu. Còn kiến trúc sư nhưnó ấy à, có mà đấu đong không hết. Kiến trúc sư gì mà ra trường đến ba năm rồichẳng nhận được cái hợp đồng nào đáng vài trăm triệu, toàn phải đi vẽ thuê chongười khác. Làm ăn phọt phẹt như thế mà con cũng mê, không hiểu là con mê nỗigì. Tệ hơn nữa là nhà nó lại ở tít dưới quê. Lấy nhau rồi chúng mày về cái vùngchiêm trũng ấy mà múa à? Mà mày có biết nó làm mỗi tháng được bao nhiêu không?".
Lan Anh trả lời có vẻ tự hào:"Anh ấy thu nhập khoảng năm triệu mẹ ạ". "Ôi dào, năm triệu thì bõ bèn gì. Nhàcửa chẳng có. Số tiền ấy chỉ đủ thuê nhà với nó ăn vào mồm nó. Biết bao giờ mớimua được căn hộ riêng. Rồi còn sinh con đẻ cái, ai nuôi cho cơ chứ". Lát sau bàhạ giọng ngọt ngào: "Con ơi, làm thân con gái phải lo xa con ạ. Phải tính xemmình lấy chồng có được nhờ gì không".
Lan Anh đã định im lặng để lĩnhgiáo nhưng nghe đến đây cô không nén nổi, liền cãi: "Mẹ lạ nhỉ, sao đến bây giờmẹ vẫn còn nghĩ đến chuyện lấy chồng để nhờ thế nhỉ. Con cũng có lòng tự trọngchứ. Con sẽ lao động để sống chứ con không nhờ ai hết. Lấy nhau là vì tình cảmthôi". "Ô cái con này, sao mày u tối thế nhỉ, mang tiếng là đậu cử nhân rồinhưng mày chẳng hiểu gì cả. Mình không ăn nhờ người ta, nhưng là đàn ông thìphải lo nhà cửa, rồi tạo điều kiện cho con cái sau này. Chúng mày tưởng rằngcuộc sống chỉ có ăn thôi à". Lan Anh chẳng nói gì nữa, chạy vào phòng riêng, gầnnhư bật khóc. Chợt cô nghĩ ra một cách có thể thuyết phục được cha mẹ, cô vùngdậy phóng xe đến nhà ông bà nội.
![]() |
Minh họa: Ngô Xuân Khôi. |
Từ hôm nghe tin Lan Anhcó bạn trai, ông bà Duy mừng lắm. Ông nhẩm tính, đứa cháu nội đầu tiênđi xây dựng gia đình, phải tổ chức thật trang trọng. Chẳng gì thì giađình mình cũng là gia đình khá giả. Với quân hàm đại tá quân đội, lươnghưu của ông cũng khá, bà lão nhà ông cũng là cán bộ đầu ngành của tỉnh,lương hưu chẳng kém ông bao nhiêu. Các con ông đều trưởng thành, đứa làgiám đốc, đứa là kỹ sư. Bố mẹ Lan Anh đều công tác trong ngành ngânhàng, một ngành thời thượng bây giờ, việc tổ chức lễ cưới long trọng chocon là điều tất nhiên. Nhưng ông bà đợi mãi mà không thấy bố mẹ Lan Anhlên thưa chuyện. Hôm nay Lan Anh lên trình bày và nhờ ông bà giúp đỡ,bỗng nhiên ông lại thấy lo lo. Không biết con giai và con dâu ông ngăncản cuộc tình duyên của hai cháu vì lý do gì.
Ông nhấc máy điện thoại gọi chocon giai. Buông ống nghe, ông thở dài. Anh con trưởng của ông lo lắng cũng đúng.Quê cậu ta xa như thế, gia đình nông dân chính hiệu, từ ông bà, đến bố mẹ đềulàm ruộng, lại chẳng có ai thân cận ở đất Hà thành này. Một mình bươn trải, kểra cậu ta cũng khá đấy, nhưng mà quả thật không xứng với cháu gái ông. Nhưngngăn cản tình yêu đôi lứa thì thật là quá khó và cũng nhẫn tâm. Trông hai đứarất đẹp đôi, giá mà cậu ta là người Hà Nội thì tốt quá, hoặc chí ít cậu ta cũngcông tác ở ngành ngân hàng hoặc kho bạc thì chắc bố mẹ Lan Anh và ông bà chẳngphải lăn tăn gì. Phải khuyên giải Lan Anh quên dần cậu ta đi thôi. Nghĩ như vậy,ông bỗng buồn rời rã. Phải quên người yêu là một chuyện thật khủng khiếp. Bảnthân ông ngày trẻ cũng đã trải qua một cuộc từ bỏ thật là đau khổ, cho đến bâygiờ ông vẫn chưa thể quên nguôi. Liệu Lan Anh có dũng cảm mà dứt bỏ mối tình đókhông? Ông Duy vẫn đang bần thần nghĩ ngợi thì bố Lan Anh phóng xe vào sân.
- Ông ơi, con Lan Anh nó hay dẫnthằng bé ấy lên ông lắm hả?
- Cũng thi thoảng thôi.
- Rách việc quá ông ạ. Con cứtưởng cháu nó khôn ngoan, nào ngờ nó vẫn còn dại khờ thế. Bao nhiêu đối tượngtốt thì nó không chọn. Bạn bè của con khối người muốn xin nó cho con trai họ, màcon trai họ đều là những thanh niên ưu tú, người thì có học vị tiến sĩ tu nghiệptừ Mỹ, từ Anh, người thì đã là giám đốc trẻ, điều hành số vốn vài chục tỷ đồng.Vậy mà nó cứ thờ ơ. Ông lựa lời bảo cháu hộ con. Nó mà lấy cái thằng nhà quê ấythì con thà từ nó còn hơn.
Ông Duy trong bụng cũng đồng tìnhvới quan điểm của con trai, nhưng ông không muốn gây căng thẳng cho cháu và cũngmuốn thăm dò thêm ý định sâu xa của con trai. Ông thủng thẳng nói:
- Anh nghĩ kỹ xem, giờ là thế kỷhai mốt rồi, ai lại còn ép duyên con cái. Nếu nó quyết lấy thằng đó thì anh xemcó thể thu xếp công việc ở cơ quan anh cho nó không. Anh chị còn mấy trăm métvuông đất ở ngoại thành đấy, cắt cho nó một xuất nó làm nhà, còn việc gì phải lonữa.
- Ông lại vẽ đường cho hươu chạy.Nếu như cháu Lan Anh hết người thương yêu thì mới phải tính như thế, đằng này nóchỉ việc từ bỏ cái thằng nhà quê đó thì tương lai của nó rộng mở lắm. Cháu nóchỉ cần chọn con một ông cục trưởng, hay vụ trưởng nào đó thì cuộc đời nó kháchẳn chứ.
- Được thế thì tốt quá. Nhưng giảdụ nó cứ quyết lấy nhau thì anh chị cũng phải có cách giải quyết cho khéo, kẻogià néo thì đứt dây. Bọn trẻ bây giờ nó không dễ chịu đựng như thời của tôi đâu.
- Vậy thì con mới nhờ ông thuyếtphục cháu giúp con...
Ông Duy chờ cơ hội để thuyết phụcđứa cháu gái. Vài ngày sau Lan Anh dẫn người yêu đến thăm ông bà. Lần này ôngDuy ân cần hỏi thăm gia cảnh nhà cậu bé, nhưng không phải để giúp đỡ mà để tìmra điểm yếu làm dẫn chứng thuyết phục Lan Anh. Cậu kiến trúc sư trẻ thật thà,chẳng cần ý tứ, mang luôn một xấp ảnh gia đình mới chụp dịp Tết vừa rồi đưa choông Duy và hào hứng giới thiệu: "Đây là mẹ cháu, đây là bố cháu, đây là bàcháu…". Ông Duy dán mắt vào tấm hình có người bà, mặt ông chợt nóng bừng. Ônghỏi cậu bé: "Bà cháu tên là gì?". Rồi tự thấy mình hơi vô duyên, ông lại hỏitiếp: "Bố mẹ cháu tên là gì?". Hỏi vậy nhưng ông chỉ chú ý tới tên người bàthôi. Khi cậu Thêm trả lời bà cháu tên là Tâm thì ông như người mất hồn, chả cònchú ý gì vào câu chuyện của các cháu nữa. Bà ấy tên là Tâm, đúng bà ấy rồi, đúngngười tình trong mộng của ông rồi.
Vào năm 1948, đơn vị của ông bịgiặc truy đuổi, chạy hết huyện này sang huyện khác. Vì lực lượng quân sự của tacòn mỏng nên cấp trên ra lệnh các đơn vị bộ đội phải rút lui để bảo toàn lựclượng. Gặp địch thì phải tránh đi. Bộ đội phải nghiêm chỉnh chấp hành lệnh củatrên, nhưng nhìn thấy chúng đốt phá nhà của dân, cướp bóc của cải, thì cánh línhcác ông thật là khổ tâm. Một hôm, ông liều cho bộ đội nổ súng bắn vào toán línhđang giằng co với mấy bà đi chợ, không ngờ chúng huy động cả một tiểu đoàn đếnquây càn định bắt sống kỳ được mấy thằng Việt Minh. Vài đồng nghiệp đã hy sinh,còn ông khi chạy đến đầu làng Gành, mệt đến đứt hơi, khẩu súng Aka hết đạn trĩunặng bên người, ông liền giấu dưới ao bèo. Hai chân ông khịu xuống không saobước nổi, tưởng trăm phần trăm rơi vào tay bọn giặc. Bỗng có một bàn tay mềm mạitúm vào vai áo ông lôi dậy, giọng thiếu nữ líu tíu: "Anh vào nhà em, nhanh lên".Vừa nói cô ta vừa xốc nách ông, ấn xuống chiếc giường ẩm mốc trong một căn buồngtối, rồi cuống quýt giục ông cởi bỏ bộ quần áo đầy bùn đất. Trên người ông cònđộc cái quần đùi nâu sờn rách. Nhanh chóng cô vo viên bộ quần áo bẩn của ônggiúi xuống bờ ao. Không ngần ngại, cô cởi phăng áo ngoài của mình, chỉ mặc mỗichiếc yếm và cái váy đen, rồi chẳng biết vớ đâu chai rượu, cô tưới một ít vàomồm, vào mặt ông. Cô nhảy lên giường nằm cạnh ông, vừa ve vuốt, vừa dấm dứtkhóc. Ông bàng hoàng từ sợ sệt sang sửng sốt. Ông nhận ra rằng cô gái này muốncứu mình. Khi bọn lính ập vào thì cô gái đó lu loa: "Đã nói mãi rồi mà không bỏđược rượu, ngày đêm cứ say xỉn thế này chỉ làm khổ vợ con". Một tên lính hấtcánh cửa liếp nhòm vào buồng, thấy "hai vợ chồng trẻ" đang trách móc nhau, hắnhừm một tiếng rồi bỏ đi. Phải nửa giờ sau không thấy chúng quay lại, cô mới trởdậy mặc lại chiếc áo cánh màu mỡ gà, hai má đỏ ửng, lí nhí giục: "Anh dậy đi".Ông cũng vội vùng dậy ngượng ngùng tìm quần áo.
Cô gái nói nhẹ nhàng như nói vớingười chồng thật của mình: "Anh cứ nghỉ đi, em giặt quần áo phơi cho khô đã".Thế là cả ngày hôm đó ông đành ở lại nhà cô, dùng tạm bữa cơm rau với cô để chờbộ quần áo được phơi khô. Bọn giặc tin rằng đó là đôi vợ chồng trẻ đang hờn dỗinhau, không phải vì chúng ngu ngốc, mà vì thời đó nếu không phải là chồng vợ thìkhông một cô gái thôn quê nào dám cởi áo sống của mình ôm ấp một chàng trai, nênchúng không một chút nghi ngờ. Ông đã thoát chết bởi một hành động vượt quáchuẩn mực về đạo lý, về danh dự của người con gái. Hành động đó cũng chẳng kémgì việc hy sinh tính mạng để che chở cho ông, vì nếu bọn giặc nghi ngờ thì cô đãcầm chắc cái chết.
Ông được biết cô tên là Tâm, bốmẹ cô đã qua đời từ năm 1945, để lại cho cô căn nhà tranh vách đất ở dìa làng.Dù sống trong cô đơn và nghèo túng, nhưng tuổi 18 vẫn cho cô một sức sống ngờingời và vẻ đẹp thanh khiết. Khi đã hoàn hồn ông mới nhìn rõ khuôn mặt cô, mớicảm nhận được vẻ đẹp và sự cao quí của người con gái nơi thôn dã. Ông bồi hồi,xao xuyến. Khi bộ quần áo phơi khuất ở trái nhà đã khô rồi mà ông vẫn còn bịnrịn chưa muốn ra đi.
Từ ấy, đêm đêm, dù nằm ở bất cứnơi nào, dưới hầm bí mật hay trong nhà dân hay trong doanh trại, ông đều nhìnthấy hình bóng người con gái đó. Đôi tay trần mềm mại, cùng khuôn ngực nhỏ phậpphồng sau làn yếm mỏng cứ da diết bám vào cảm giác của chàng trai đang độ, trởthành một nỗi thèm khát cháy bỏng. Sau mỗi trận tấn công đồn giặc trở về, ôngđều lẳng lặng ngồi một mình mường tượng lại cảnh ôm ấp của cô gái lạ. Lúc đó bàntay cô mơn man trên thân thể ông, nhưng hồn vía ông bay hết vì những tiếng giầyđinh lộp cộp xung quanh. Khi chúng đi rồi thì mồ hôi ông ướt đẫm và càng run rẩyhơn trước người con gái lạ. Dù cả một ngày ngồi đợi quần áo khô, nhưng ông nàodám động vào, dù chỉ là một ngón tay của cô gái. Ông không dám. Cô gái cũng vậy,trừ lúc ăn cơm là ngồi đối diện với ông ở trong nhà, còn cứ lảng vảng ngoài sân,ngoài ngõ. Suốt những năm đánh giặc, ông luôn mang trong lòng một mối tình thầmkín, dữ dội và một nỗi hàm ơn sâu sắc.
Hòa bình lập lại, ông muốn đếntìm cô gái ấy để cưới làm vợ, nhưng bố mẹ đã hỏi sẵn cho một cô người cùng làng.Ông nói thật với bố mẹ rằng đã thầm yêu thương một cô thôn nữ, mà cô ấy đã cứuông thoát chết. Mẹ ông bảo: "Con ơi! Có ơn thì trả ơn người ta, chứ còn lấy vợthì dứt khoát con phải lấy người cùng làng, bố mẹ đã hẹn với người ta lâu rồi.Nếu con không lấy con gái người ta thì con làm bố mẹ thất hứa và mang tiếng xấusuốt đời. Thôi con cứ lấy vợ về, chịu khó làm ăn, rồi năng đi lại thăm nom, cảmơn cô ấy là được, chứ chả lẽ ai có ơn cũng phải lấy làm vợ hay sao?".
Ông không diễn đạt được cái cảmgiác khát khao thầm kín trong lòng, nên đành nghe lời mẹ. Thế là ông có giađình, các con ra đời và cuộc sống bộn bề cứ cuồn cuộn kéo ông vào dòng chảy củanó. Nghĩ là sẽ năng đến thăm, nhưng thực tình ông chỉ đến thăm cô ấy được mộtvài lần kể từ sau khi lấy vợ. Vợ ông chuẩn bị cho một tay nải trong có ba ốngcân gạo nếp và một ống cân đỗ xanh, bảo rằng làm quà biếu ân nhân.
Hôm ấy ông ăn mặc quân phục chỉnhtề. Mãi cô gái mới nhận ra ông, vì ngày tránh giặc ông chỉ có bộ quần áo nâusồng. Biết rằng đây là người mình đã có lần ôm ấp, cô ngượng đỏ mặt, rồi hồnnhiên kể: "Sau khi anh đi rồi không biết đứa phải gió nào nó báo với Tây, chúngnó kéo về đốt nhà em, may mà em chạy được sang làng Đông và ở đó đến lúc hòabình chứ không thì cũng chết rồi". Sau đó ông đi công tác liên miên, vàoNamrồi ra Bắc, cũng biết tin cô ấy đi lấy chồng rồi, nhưng chẳng biết sinh sống ởđâu. Hôm nay nhìn thấy bà Tâm trong ảnh, ông bỗng thấy bồi hồi, day dứt, vừavui, vừa buồn. Bà ấy chắc đói nghèo, lam lũ, nhưng thần thái vẫn vui tươi, mãnnguyện giữa đám con cháu trưởng thành.
Giờ đây ông muốn vun vào cho cháugái, nhưng không tự tin có đủ lý lẽ để thuyết phục con trai. Bởi vì trong mắtcủa con trai và con dâu ông, những anh chàng từng du học ở nước này nước khác,hoặc đang điều hành những dự án hàng ngàn tỷ đồng mới là hình mẫu lý tưởng. Cònnhững tấm lòng và những trái tim nơi thôn quê thuần phác thì không môn đăng hộđối với gia đình.
Sao cháu gái ông lại gặp cậu béấy, lại yêu cậu bé ấy?... Hình như ông trời ra công sắp đặt. Có lẽ mối lươngduyên này bắt nguồn từ những ngày xưa.
Truyện ngắn của Đỗ Thị Hiền Hoà
VNCA