Trongkhi, Bộ Tài chính vẫn đang lấn cấn chưa có cách gì đẻ giảm giá gas thì mọikhó khăn thiệt hại đều đổ lên người tiêu dùng. Không còn cách nào khác,người tiêu dùng phải tìm cách chuyển hướng.
Chỉ còn cách giảm thuế?
Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Petro, Phó Chủ tịch Hiệp hội gasViệt Nam bày tỏ, giá gas nhập khẩu tăng nên doanh nghiệp phải tăng giá bánlẻ thôi. Đương nhiên, doanh nghiệp chúng tôi không muốn làm vậy vì giá tăng,sẽ khó bán hàng.
Các thông tin từ bà Mẫn cho thấy, giới doanh nghiệp gas trong nước dường nhưkhông thể cưỡng lại với đà tăng phi mã của thị trường gas thế giới. Các kỷlục về giá liên tiếp được thiết lập.
Nếu như trước đây, mỗi khi gas thế giới chỉ cần tăng 100-110USD/tấn đã đượccho là "kinh khủng" thì tháng 2 vừa qua, mức tăng qua một đêm đã là145USD/tấn. Tháng 11 năm ngoái, giá gas mới dao động trong khoảng 780 - 880USD/tấn thì đầu tháng 2, giá mặt hàng này đã vọt lên 1.025 USD/ tấn. Khi đó,giới nhập gas đã kỳ vọng thị trường gas đã lên tới đỉnh rồi và sẽ chững lại.
Tuy nhiên, mọi dự báo đều không thể chuẩn xác khi từ 1/3, gas thế giới tăngcách biệt tới 180USD/tấn, đưa mức giá mới cho nhập khẩu là là 1.205 USD/tấn.Đây là mức tăng mạnh nhất từ trước đến nay.
Kỷ lục mới đã được được lập và chưa có tín hiệu dừng lại. "Chúng tôi vừatrao đổi với các đơn vị cung cấp tin tức thì thấy, một số khu vực châu Âu,Mỹ đang mùa lạnh, nhu cầu về gas rất cao, lượng hàng gas bán trên thị trườnghiện còn không đủ để bán nên các nước cấp hàng vẫn tiếp tục tăng giá cao",bà Mẫn lo lắng.
Theo các DN, tất cả hy vọng hiện nay đều trông vào thuế. Biểu thuế xuất nhậpkhẩu do Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm 2011 đã ấn định, gas sẽ áp mứcthuế tăng từ 2% lên 5% kể từ ngày 1/1/2012. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng, tìnhhình thị trường thế giới căng thẳng đã buộc Hiệp hội Gas Việt Nam phải gửivăn bản cấp tốc tới Bộ Tài chính để xin được giảm thuế nhập khẩu về mức cũ,từ là giảm từ 5% xuống 2%.
Theo đánh giá của Hiệp hội này, thực tình, đây là công cụ duy nhất để doanhnghiệp trông chờ nhằm hạ nhiệt thị trường chứ tác động giảm giá thành thìkhông lớn lắm. Cơ quan này tính toán, nếu giảm đi khoảng 3% thuế suất thìmỗi bình gas 12kg sẽ có giá thành giảm 7.000 đồng. Xem ra, so với mức tăngđột biến 35%, tương đường 126.000 đồng qua 4 lần tăng thì tác động giảm thuếtrên sẽ rất khiêm tốn.
Tuy vậy, các doanh nghiệp gas cho rằng, giá thành bớt được đồng nào cũng làquý! Đại diện cho cộng đồng này, bà Mẫn cam kết: "Chắc chắn, nếu Bộ Tàichính cho giảm thuế nhập khẩu gas, đương nhiên doanh nghiệp sẽ giảm giá bánlẻ. Chúng tôi sẽ sẵn sàng chịu lỗ hàng tồn kho để hạ giá cho người tiêudùng, làm dịu nhiệt thị trường".
Trong khi đó, người cầm cân quyết định chuyện thuế này là Bộ Tài chính vẫnđang còn lấn cấn. Lãnh đạo Vụ Chính sách thuế thẳng thắn nói: "Chúng tôi ủnghộ đề nghị của Hiệp hội Gas nhưng hiện nay, chúng tôi còn phải lấy ý kiếncác bên liên quan. Sau đó, xem xét tình hình rồi mới báo cáo lãnh đạo Bộgiải quyết".
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng xác nhận việc tăng giá trên thị trường bán lẻ làdo giá nhập khẩu tăng quá cao. Tuy nhiên, Vụ Chính sách thuế chưa trình ýkiến về thuế nhập khẩu gas nên lãnh đạo Bộ cũng chưa thể xem xét giảm thuếhay không được.
Ngoài kiến nghị giảm thuế, bà Mẫn cho biết, các doanh nghiệp cũng không cóthểm sáng kiến gì hơn để hạ nhiệt thị trường. Doanh nghiệp có thể tiết kiệmchi phí nhằm giảm giá thành, cơ quan quản lý cũng phải tăng cường kiểm tracác khâu phân phối, chống hiện tượng gian lận như sang chiết gas trái phép,mua bán vỏ gas trái phép.
Câu chuyện bình ổn giá gas cũng đang vướng mắc nhiều điểm, không dễ mà thựchiện được. Vì hiện nay, tuy thuộc danh mục 14 mặt hàng ở diện bình ổn giá,nhưng về cơ chế kinh doanh, mặt hàng gas đã hoàn toàn theo thị trường. CácSở Tài chính- Công thương địa phương chỉ quản lý ở mức giám sát, kiểm traviệc đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp, Tổng đại lý và đại lý. Dựa trêncơ sở chi phí nhập khẩu, hao hụt, cước vận chuyển..., các doanh nghiệp đầumối gas có quyền định giá và Bộ Tài chính chỉ đóng vai trò giám sát.
Cơ chế quản lý gas này hoàn toàn khác với xăng dầu nên Nhà nước không thểmạnh tay can thiệp sâu, "ghìm" giá gas như đối với xăng dầu. Bộ Tài chínhcũng đã có kiểm tra về giá gas nhập khẩu nhưng đến nay, vẫn chưa thấy côngbố kết luận của đợt kiểm tra này.
Người tiêu dùng quay lưng
Chị Thu Thảo (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: "Giá gas tăng chóng mặt thế nàythì chết, mới có một tháng mà tăng những 2 lần gần 100 ngàn đồng/bình 12kg.Mỗi bình gas thế này gia đình tôi chỉ đun nấu được có hơn 20 ngày thôi.Trước giá gas thấp và mỗi lần tăng 5-10 ngàn thì còn không tính toán nhưngbây giờ lên cao và sốc quá, tốn tiền quá. Cuối tuần này, tôi sẽ đi siêu thịmua bếp từ về dùng để tiết kiệm chi phí chứ giá cả mặt hàng gì cũng tăng vùnvụt chịu sao thấu".
"Ngay từ khi giá gas 350 ngàn đồng/bình nhà em đã mua bếp than về để nấurồi. Nhà đông người nếu chỉ nấu gas thì tốn kém lắm. Giờ nấu bếp than rẻ hơnrất nhiều, những thứ gì cần nấu nhanh mới dùng bếp gas cho đỡ tốn. Mỗi thángchi phí tiền gas, điện, nước, điện thoại gần 2 triệu bạc. Không tính toánthì lạm phát tới tận gia đình chứ chẳng phải nói đâu xa" chị Châu Bút (Q3,TP.HCM) tính toán.
Chị Thu Lan (Q12, TP.HCM) cho biết, giá như bếp từ khắc phục được nhược điểmnhư nấu được các loại nồi như bếp gas thì mình cũng đã bỏ dùng bếp gas luôn.Từ khi giá gas liên tục tăng nhà tôi đã mua thêm bếp từ về dùng song song.Dùng bếp từ an toàn hơn nhưng chỉ tiếc bếp từ vẫn còn kén nồi, kho, xào cũngkhông được ngon, để tiết kiệm mình rất hạn chế dùng bếp ga.
Trước đây, một tháng nhà mình dùng hết 1 bình gas từ ngày có bếp từ 2 thángnhà mình mới đổi gas một lần. Tính ra dùng bếp từ vẫn rẻ hơn bếp ga rấtnhiều. Mỗi tháng tiền điện cũng chỉ tăng lên 100 ngàn đồng. Nếu tính giá gasnhư hiện nay mỗi tháng cũng để ra được 150 ngàn đồng.
"Mỗi lần gas tăng giá các ông ấy đều có lý do cả, chỉ người tiêu dùng làchịu thiệt thòi thôi, nhà tôi chật chội, dùng than thì độc mà lại phức tạp,không dùng gas biết dùng gì bây giờ. Giá có tăng vậy chứ tăng nữa chứ hếtgas vẫn cứ phải mua. Trong lúc bão giá thế này, mỗi thứ mỗi tăng chỉ khổngười tiêu dùng", chị Thanh than vãn.
Một khi khách hàng quay lưng thì chính các DN sẽ ăn quả đắng. Theo anhNguyễn Thành Nam, chủ cửa hàng gas trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp,TP.HCM) cho biết, sức tiêu thụ gas thời gian gần đây có chiều hướng giảm.Theo lý giải của anh, khi giá gas tăng cao người tiêu dùng cũng tìm cách hạnchế dùng gas bằng cách dùng các nồi nấu bằng điện hoặc bếp từ hoặc bếp than.Có những mối quen trước giao 1 tháng 2 bình gas nay họ chuyển sang dùng thêmbếp than, bếp điện nên lượng tiêu thụ giảm hẳn. Cửa hàng đã giảm 5 ngàn đồngbình và khuyến mại thêm nước rửa chén hoặc 1kg đường để giữ chân khách hàng.
"Không phải gas giảm cái là người tiêu dùng không mua ngay đâu, gas như làthứ thiết yếu trong cuộc sống rồi, hết gas dù đắt cũng phải mua thôi. Tuynhiên, đắt quá thì họ chuyển sang dùng chất đốt khác, mỗi người tiết kiệmmột ít nên lượng tiêu thụ nhìn chung là giảm. Tháng 2 lượng gas bán ra củacửa hàng cũng giảm khoảng 15-20%", anh Nhân đại lý gas trên đường Xô ViếtNghệ Tĩnh (Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết như vậy.
Theo ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng kinh doanh Saigon Petro cho biết: Thờigian gần đây giá gas diễn biến bất thường nên các công ty không dám nhập gasnhiều để đầu cơ. Công ty chỉ nhập vừa đủ tránh việc giá gas xuống sẽ bị lỗnhiều mà chỉ nhập đủ dự phòng, nên lượng tồn kho cũng không nhiều.
Trong tháng 2 mức tiêu thụ gas của công ty cũng giảm khá mạnh giảm từ30-40%. Công ty Vinagas cũng trong tình trạng tương tự, trong nửa đầu tháng2 lượng tiêu thụ giảm tới 50-60%, cả tháng giảm 10%.
Theo ông Lê Phúc Đại, Giám đốc Công ty Vinagas, lý do nửa cuối tháng 2 tănglà vì khi nghe tin giá thế giới tăng nhiều đại lý tới lấy hàng nhiều để đónđầu tăng giá. Giá gas thế giới tăng cao, nếu doanh nghiệp không tăng giá sẽbị lỗ vì doanh thu thấp thu không đủ bù chi.
Theo stockbiz.vn