Chỉ tiêu về tăng trưởng GDP 6tháng năm 2011 đã không đạt như mức ước tính 5,6% của Bộ kế hoạch và Đầu tư đưara cách đây ít ngày.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 2/2011 khoảng5,67% so với cùng kỳ, cao hơn 0,24 điểm phần trăm so với quý 1 năm nay nhưngthấp hơn cùng kỳ căn ngoái 0,73 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP 6 tháng đầunăm 2011 ước chỉ tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn con số tương ứngcủa năm ngoái khoảng 0,61 điểm phần trăm. 

Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%;khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%.

“Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suấtcao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận củanhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹpquy mô sản xuất kinh doanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong một báo cáo gửi đến Ủyban Kinh tế của Quốc hội cách đây ít ngày cho biết.

GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ tăng 5,57%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP theo giá thực tế ước đạt 1.069 nghìn tỷ đồng (Ảnh: VnEconomy)

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng 6 tháng năm 2011, theo Bộ, là do mặtbằng lãi suất còn đang ở mức cao, đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộphận doanh nghiệp; lãi suất huy động vốn bình quân tăng khoảng 3% so với cuốinăm 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm), chênh lệch giữa lãi suất huy độngvà cho vay khá lớn (khoảng 3-4%); việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanhnghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn; tỷ lệ nợ xấu có xu hướnggia tăng…

Ở các chỉ tiêu liên quan khác, trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài đăng ký cả cấp mới và tăng vốn đã giảm gần 40% so với cùng kỳ; tổngsố vốn đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp dân doanh giảm 5,4%.

“Xu hướng này thể hiện ảnh hưởng của bất ổn kinh tế vĩ mô đến thu hút đầu tưphát triển của khu vực doanh nghiệp; qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến mục tiêutăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong thời giantới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận. 

Dự báo cho 6 tháng cuối năm, Bộ cho rằng tình hình - kinh tế xã hội còn gặpnhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của những tồn tại, hạn chế nội tại của nềnkinh tế và diễn biến khó lường từ bên ngoài. Lạm phát, mặt bằng lãi suất đang ởmức cao; nhập siêu còn lớn gây sức ép lên tỷ giá và cán cân thanh toán; khu vựcsản xuất kinh doanh đã và đang bị ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tài khoá,tiền tệ; an sinh xã hội, đời sống của một bộ phận người nghèo, đối tượng chínhsách còn khó khăn…

Theo Anh Quân
VnEconomy