- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
33.000 học sinh Hà Nội trượt công lập và bài toán 'ai cũng được học hành'
Mùa 'vượt vũ môn' vào lớp 10 ở Thủ đô năm nay càng khốc liệt. Nhìn cảnh người làm cha, làm mẹ vây kín cổng trường đêm hè nóng nực chỉ mong tìm một cánh cửa để con đi học, chúng ta ắt hẳn đều chung câu hỏi: 'Giáo dục Hà Nội, sao ra nông nỗi này?'.
Thiếu trường học - câu chuyện vô cùng cấp bách tại Thủ đô
Những ngày cuối tháng 6, dư luận lại xôn xao trước câu chuyện phụ huynh Hà Nội thức trắng đêm tranh suất vào lớp 10 cho con.
Sự xót xa, bức xúc không thể che giấu khi nhìn cảnh những người làm cha, làm mẹ vây kín cổng Trường THPT Phan Huy Chú, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Trường THPT Hoàng Cầu... chỉ mong tìm một cánh cửa để con được đi học. Chúng ta ắt hẳn đều chung câu hỏi: “Giáo dục Hà Nội, sao ra nông nỗi này?”.
Học sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10. Ảnh: Thạch Thảo
Câu chuyện này không lạ ở Hà Nội. Bởi trước đó, tháng 6/2023, hàng trăm phụ huynh Hà Nội cũng đã phải xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ cho con vào lớp 1 một trường tiểu học ở quận Hà Đông. Tháng 3/2022, hàng loạt phụ huynh khác cũng trắng đêm, ăn chực nằm chờ tranh suất mua hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1, lần này là trường tư thục ở quận Mỹ Đình.
"Sự khổ" này của phụ huynh Hà Nội bắt đầu từ khi con vào... mầm non khi việc thiếu trường lớp diễn ra nhiều nơi tại Thủ đô. Cụ thể, tháng 8/2022, phụ huynh phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã phải bốc thăm may rủi để có chỗ cho con học trường mầm non công lập.
Sáng 1/7, phát biểu tiếp thu giải trình tại buổi tiếp xúc với cử tri, sau kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho biết Hà Nội là điển hình thiếu trường, lớp công.
Ông nói: “Trong quá trình phát triển với dân cư tăng rất nhanh, phần lớn là gia tăng dân số cơ học, nên lúc nào chúng ta cũng trong tình trạng thiếu trường, thiếu lớp”.
Giải quyết khó khăn này không thể một sớm một chiều, nhưng chậm ngày nào, đồng nghĩa với con em chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn đến việc học. Không ai có thể phủ nhận học tập tử tế hôm nay là cơ sở cho trẻ, ngày mai có việc làm, sống trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Hôm 10/6, hơn 105.000 thí sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Kỳ thi vốn căng thẳng, với Hà Nội, có thể nói “cực kỳ căng thẳng”. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường THPT công lập Hà Nội khoảng 72.000 thí sinh, tức xấp xỉ 68.57% trong số thí sinh dự thi được tiếp tục theo học lớp 10 (công lập). Ai cũng có thể thấy rõ bài toán thiếu trường học đã vô cùng cấp bách tại Thủ đô.
Chiều 5/7, tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, lại khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học! Theo ông Cương: “Một số trường uy tín, được phụ huynh tin tưởng nên bằng mọi giá gửi con em mình vào học, vì vậy họ xếp hàng từ sáng sớm với mong muốn con có suất vào trường”.
Hẳn là không thiếu trường nếu một cháu sống tại quận Hoàn Kiếm có thể hàng ngày đi hàng chục km tới một ngôi trường ở Ba Vì để học lớp 10. Hẳn là không thiếu trường nếu bố mẹ nào cũng có thể chi hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm để cho con vào trường tư thục.
Nếu không thiếu trường là như thế, con một người bốc vác tại các chợ Hà Nội phải làm sao?
Biết bao gia đình công nhân tại Thủ đô có những bữa cơm “dưới cả đạm bạc”. Nhiều nghịch cảnh và những chuyện kiếp nghèo không khó tìm ở quanh ta. Thấm thía cái nghèo khổ đó, họ mong con em mình có cái chữ sau này kiếm cơm không quá vất vả như ba mẹ, anh chị. Với họ, con theo học công lập mới có thể gom đủ tiền học phí và vì vậy họ vây kín cánh cửa trường công bất chấp đêm hè nóng nực.
Cuộc sống thiên hình vạn trạng, sự giàu nghèo luôn tạo phân hóa, gây tương phản, ở đâu cũng khó tránh khỏi. Nhưng chăm lo cho nhóm người yếu thế là lẽ sống, trách nhiệm, hạnh phúc của những người mang trọng trách “công bộc của dân”. Bằng những quyết sách mạnh mẽ, thấu lý, đạt tình nói chung và nói riêng với giáo dục để như Bác Hồ từng nói "ai cũng được học hành".
Hà Nội nhiều năm qua phát triển, xây thêm lớp, trường công có tốc độ nhỏ hơn, trong bối cảnh dân số tăng nhanh, trường, lớp công chưa đáp ứng nhu cầu học hành là tất yếu! Hà Nội mạnh giáo dục phổ thông ngoài công lập, tuy nhiên với mức học phí từ cao đến rất cao, cũng chỉ giải quyết được cho “công dân hạng một”.
Với bộ phận người dân có thu nhập thấp, học phí từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng, họ bị bỏ lại phía sau!
Giải bài toán thiếu lớp, thiếu trường công
Muốn tăng lớp, trường công phải có quỹ đất - điều kiện ắt có - đây là bài toán khó cho Hà Nội. Cần sự vào cuộc mạnh mẽ, đột phá, công tâm, kiên trì của hệ thống chính trị. Trong đó, sự tham mưu của ngành giáo dục Thủ đô, vai trò của người đứng đầu Sở GD-ĐT Hà Nội hết sức quan trọng.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ở đây là nhìn thẳng vào sự thật, thấu cảm với người dân, nói thật - đúng - trúng, để góp năng lượng tăng tốc cho sự vận hành từ phường (xã), quận (huyện) đến thành phố.
Cứ như thế, bàn toán khó mới được gỡ bỏ, Hà Nội thật sự là thành phố của giáo dục, vì giáo dục. Đất “vàng”, đất “bạc” được bàn giao cho giáo dục. Có đất thì tiền xây trường, mua sắm trang thiết bị để mở trường hoàn toàn có thể huy động từ nhiều nguồn, ngân sách các cấp, xã hội hóa… Sự minh bạch, công khai sẽ thu hút nhiều kênh đầu tư. 10 đến 15 năm nữa, chúng ta mới cơ bản giải quyết tình trạng thiếu lớp, trường công.
Trước mắt, theo tôi nên chăng chúng ta tổ chức học ca ba (buổi sáng cho một số khối lớp, tương tự cho buổi trưa, buổi chiều). Giáo viên sẽ vất vả, Hà Nội tính toán tăng phụ cấp, tuyển thêm giáo viên đứng lớp. Mượn tạm phòng của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp trên địa bàn làm phòng học cũng là một giải pháp. Tất nhiên điều kiện học tập có thiếu thốn, nhưng dạy học từ bao đời nay, thầy tận tụy, trò miệt mài, khó mấy cũng dạy tốt, học tốt.
Thêm vào đó, các trường có thể kết hợp dạy học trực tiếp với dạy học trực tuyến, phát triển hình thức vừa tự học tại nhà, vừa theo học tại trường. Được vậy phụ huynh yên tâm, chăm lo việc làm, gắn kết với nhà trường, lợi cho gia đình, ích cho giáo dục.
Áp lực thiếu lớp, trường công tại Hà Nội cũng là cơ hội để giáo dục tại đây trui rèn mọi mặt. Mong rằng ngành giáo dục Thủ đô đừng quay lưng trước cảnh hàng trăm phụ huynh thức trắng đêm tìm chỗ để con em mình được đi học.
Tiến sĩ, Nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục4 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục18 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục20 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác