- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thông tin bất ngờ vụ 63 giáo viên tố bị "xù" tiền hỗ trợ học thạc sĩ ở Hà Nội
Liên quan thông tin trên báo chí về vụ việc 63 giáo viên tố bị "xù" tiền hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ dù có quyết định cử đi học của Sở GD&ĐT Hà Nội, mới đây, Sở Nội vụ Hà Nội đã có thông tin phản hồi.
Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin về việc 63 giáo viên tố không nhận được tiền hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ
Trong văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, quyết định cử giáo viên đi đào tạo sau đại học của UBND thành phố là "căn cứ pháp lý" để Quỹ ưu đãi và khuyến khích đào tạo tài năng thành phố Hà Nội (được thành lập tại Quyết định số 93/2003 ngày 5/8/2003) chi trả kinh phí hỗ trợ.
Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định, 63 giáo viên là viên chức của Sở GD&ĐT chưa được UBND thành phố quyết định cử đi học, do đó không thuộc đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học từ nguồn Quỹ ưu đãi, khuyến khích và đào tạo tài năng thành phố Hà Nội.
Cô giáo Từ Thị Thoa - một trong số 63 giáo viên không được hưởng hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ dù được Sở GD&ĐT Hà Nội cử đi học vào năm 2019. Ảnh: NVCC.
Theo thông tin báo chí phản ánh, vào năm 2019, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành nhiều quyết định về việc cử 63 giáo viên thuộc nhiều trường THPT trên địa bàn đi học thạc sĩ.
Sau thời gian học tập tại các trường đại học chính quy, 63 giáo viên đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng thạc sĩ theo chuyên ngành đã trúng tuyển trước đó.
Năm 2020, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã triệu tập các giáo viên tới hoàn tất hồ sơ để nhận kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm chờ đợi, 63 giáo viên thuộc diện được Sở GD&ĐT Hà Nội cử đi học thạc sĩ, đã hoàn thành chương trình học rất bất ngờ khi hay tin không được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định.
"Trong quá trình học tập, chúng tôi phải chi một khoản tiền khá lớn, vượt quá khả năng chi trả của nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên trì động viên nhau cố gắng vay mượn để trang trải, sau này có khoản tiền hỗ trợ của thành phố thì bù đắp sau. Giờ Sở GD&ĐT chỉ trả lời chúng tôi rằng không được hỗ trợ vì thành phố không cấp kinh phí khiến chúng tôi vô cùng hoang mang, hụt hẫng", đại diện các giáo viên nói.
Theo các giáo viên, họ mong muốn Sở GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc các quyết định đã ban hành họ được hưởng quyền lợi chính đáng theo quy định.
Trước đó, xuất phát từ yêu cầu xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 29/2002 ngày 19/7/2002 quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô, trong đó giao UBND thành phố xây dựng và thực hiện chính sách này.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên báo chí sáng 14/6, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết thêm, không phải cứ người nào được cử đi học thạc sĩ cũng sẽ được hưởng hỗ trợ từ quỹ này. "Một là phải có độ tuổi. Hai là cơ quan cử đi học. Ba là có hội đồng thẩm định có đủ tiêu chuẩn được hưởng không thì UBND thành phố mới kí quyết định đồng ý cho đi học và được thụ hưởng quỹ này", ông Cảnh nói.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục39 phút trướcTheo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ.
-
Giáo dục56 phút trướcUBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm
-
Giáo dục11 giờ trướcĐề văn về "lối sống phông bạt" này là đề kiểm tra giữa kỳ lớp 10A25; do giáo viên bộ môn ra theo sự thống nhất của tổ nhóm chuyên môn.
-
Giáo dục16 giờ trướcNăm nay, tôi phản đối việc tổ chức Halloween tại trường học của con gái, vì cô bé vốn rất mạnh dạn bỗng sinh tật sợ ma sau buổi lễ Halloween ở trường năm ngoái.
-
Giáo dục17 giờ trướcPhát hiện con gái có các vết bầm tím ở lưng và bị xước tai bất thường nên đã dò hỏi. Sau đó, xem camera mới biết con bị cô giáo đánh và giật tai nhiều lần.
-
Giáo dục19 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm tại TP HCM lâu nay thực hiện theo phương án thi 3 môn gồm ngữ văn, tiếng Anh và toán
-
Giáo dục19 giờ trướcMồ côi mẹ từ bé, căn bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể nhỏ con hơn so với bạn bè nhưng em Nguyễn Công Bách đã vượt nghịch cảnh, chinh phục giấc mơ đại học.
-
Giáo dục20 giờ trướcSau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.
-
Giáo dục21 giờ trướcLiên quan việc không có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn tuyển “chui” 174 học sinh lớp 10, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đang tính phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn được cho là của một trường THPT đang gây tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi xác minh các vi phạm của cô N.T.V, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, UBND TP Ninh Bình (Ninh Bình) đã phê bình tập thể Ban giám hiệu nhà trường. Cô N.T.V đã được chuyển sang công việc khác và không còn đứng lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhoảng 2/3 số giáo viên cho biết họ thường xuyên dùng các công cụ phát hiện nội dung do AI tạo ra để kiểm tra bài viết của sinh viên. Dù công cụ này có độ chính xác cao, vẫn có nhiều sinh viên bị "oan", dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.