- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thi vào 10 ở TPHCM: Thí sinh, giáo viên nhận xét gì về đề Văn?
Theo các giáo viên, đề thi Ngữ Văn tuyển sinh 10 năm nay của TPHCM tương đối hay và vừa sức với các em học sinh nhưng vẫn có tính phân hóa nhất định.
Sáng nay (6/6), hơn 98.000 học sinh tại TPHCM đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 – 2024 bằng bài thi môn Ngữ Văn kéo dài 180 phút.
Thí sinh hớn hở rời điểm thi sau bài thi môn Ngữ Văn |
Sau kết thúc môn thi, nhiều giáo viên Ngữ Văn tại TPHCM nhận định đề thi hay và vừa sức với học sinh.
Đánh giá tổng thể về đề thi, thầy Võ Kim Bảo – Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 cho hay, đề thi gần gũi với thí sinh, không đánh đố, làm khó nhưng vẫn có tính phân hóa nhất định. Cụ thể:
1. Đọc hiểu
Ngữ liệu của phần đọc hiểu hay, kết hợp cả văn xuôi và thơ nên có nhiều “đất” để khai thác. Câu hỏi của đề cũng vừa hỏi về phần văn xuôi, vừa hỏi đề phần thơ, đây là điểm hay đáng chú ý của đề.
Các câu hỏi của phần này cũng khá đơn giản, học sinh với học lực trung bình cũng có thể hoàn thành tốt phần này. Điều này giúp các em tự tin hơn trong quá trình làm bài thi.
2. Nghị luận xã hội
Theo tôi, đây là câu có tính phân hóa cao. Với đề “Biết nghĩ bằng con tim”, học sinh sẽ không cảm thấy quá nặng nề, ngược lại các em chắc chắn có rất nhiều ý tưởng để viết cho đề bài này.
Tuy nhiên, để đạt được điểm cao (2.5/3.0 trở lên) thì không dễ. Trước tiên các em phải đưa ra được lí giải của mình: “nghĩ bằng con tim” là như thế nào? Có được lí giải hợp lí các em mới có thể tìm ra những luận điểm phù hợp. Người viết phải có cái nhìn đa chiều, đưa ra những kiến giải rất sâu sắc mới được đánh giá cao.
3. Nghị luận văn học
Đề bài này không gây bất ngờ với phần lớn GV và HS, vì nó rất gần gũi và các em cũng đã được ôn tập rất kĩ lưỡng. Tuy nhiên, có một số em học tủ, học vẹt, đoán đề nên có suy nghĩ loại bỏ đề này vì thi tuyển sinh lớp 10 năm ngoái (câu 3, đề 2) đã cho ra chủ đề “tình cảm gia đình”. Và trong đề cũng có gợi ý tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Vì thế mà nhiều em bỏ qua, không ôn tập kĩ. Đây là một sai lầm rất đáng tiếc.
Đề 1:
Đề thi yêu cầu “Phân tích tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha” là một đề rất vừa sức thí sinh. Chưa kể các yêu cầu phụ cũng rất tường minh, rõ ràng. Tôi dự đoán sẽ có nhiều bài viết tốt, có chất lượng về đề bài này. Với một đề bài không quá khó, những bài điểm cao chắc chắn sẽ là những bài thể hiện rõ nét kĩ năng của người viết như: kĩ năng tạo luận điểm, kĩ năng lập luận, phân tích…
Tuy nhiên, chắc chắn nhiều em yếu kĩ năng sẽ khó phân tích vì đây là dạng đề cho phân tích tâm lí, tình cảm của nhân vật. Người viết sẽ phải lí giải từng hành động, cử chỉ, lời nói thông qua việc phân tích tâm lí để làm rõ tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha. Có em vì không ôn tập kĩ, không thường xuyên rèn luyện sẽ sa đà vào việc kể chuyện thay vì phân tích tâm lí nhân vật.
Đề 2:
Đề 2 là một đề mở và nhiều sáng tạo. Học sinh có thể chọn một tác phẩm thơ (hoặc 1 đoạn thơ bất kì) để phân tích. Trong trường hợp không thuộc thơ, HS có thể phân tích đoạn thơ được gợi ý trong đề. Như vậy, đề chú trọng kĩ năng, thực lực làm bài của thí sinh nhiều hơn là bắt thí sinh phải học thuộc lòng. Đây là một điểm sáng đáng ghi nhận của đề thi môn Ngữ văn ở TP. Hồ Chí Minh nhiều năm nay.
Đề thi là một tình huống cụ thể, bài viết của các em không chỉ phải phân tích được 1 đoạn thơ/bài thơ mà còn phải hướng vào việc giải quyết tình huống đó. Đối với những em chỉ chọn 1 đoạn thơ/bài thơ bất kì để phân tích mà không giải quyết được tình huống sẽ dừng lại ở mức điểm khá.
Các vấn đề cần được giải quyết trong đề như: Cách để cảm nhận một bài thơ, chia sẻ về những tình cảm sâu sắc mà thơ ca đã gợi nên (thơ ca nói chung chứ không phải là một tác phẩm cụ thể)…
Đồng quan điểm, thầy Đỗ Đức Anh – giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cho hay, ở phần đọc hiểu, vấn đề ở đây không mới, chủ đề tình yêu quê hương, biển đảo được ra nhiều trong các đề thi trước đây, học sinh cũng tiếp cận nhiều trong đời sống nên không có quá khó. Riêng câu a, học sinh chỉ cần đọc văn bản, lọc ra là trả lời được.
Ở câu D viết đoạn văn 4 – 6 dòng là câu hỏi mở để học sinh trình bày quan điểm, lập trường của mình. “Đánh giá phần đọc hiểu là không quá thử thách cho thí sinh. Với phần này, học sinh cần 15 phút là hoàn thành trả lời các câu hỏi”, thầy Đỗ Đức Anh nói.
Ở phần nghị luận xã hội, đề văn khá hay khi cho học sinh nêu quan điểm đồng tình hay không đồng tình “nghĩ bằng khối óc” hay “biết suy nghĩ bằng con tim” hay không? Đây không phải là vấn đề lớn lao, cao siêu, ở độ tuổi 15 này là các em đã trả lời được câu hỏi này, không quá khó khăn, thử thách mà chỉ là các em vận dụng tới đâu, độ sâu bài viết ở mức độ nào mà thôi”, thầy Anh phân tích.
Tuy nhiên, thầy Anh bày tỏ băn khoăn khi ở câu nghị luận văn học, lo sợ yếu tố thời gian khi đề đã yêu cầu học sinh viết một bài nghị luận xã hội nay lại viết thêm một bài nghị luận văn học, việc này sẽ khiến các bạn học sinh tốn nhiều thời gian, nhất là với các bạn không biết xử lý đề tốt.
Còn với đề số 2, so với mọi năm thì tương đối nhẹ nhàng, không bị nặng nề quá mức về tính lý luận văn học. “Nếu như thí sinh nào hơi ngán đề số 1, do quá dài, không nhớ dẫn chứng ở đề số 1 thì có thể lựa chọn đề số 2. Đề này chỉ cần các bạn có khả năng hiểu biết, diễn đạt tốt và muốn thoát ra khỏi một bài nghị luận văn học đơn thuần, được quyền thoát ra khỏi chương trình ngữ văn lớp 9”, thầy Anh nhận xét.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục39 phút trướcTheo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ.
-
Giáo dục56 phút trướcUBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm
-
Giáo dục11 giờ trướcĐề văn về "lối sống phông bạt" này là đề kiểm tra giữa kỳ lớp 10A25; do giáo viên bộ môn ra theo sự thống nhất của tổ nhóm chuyên môn.
-
Giáo dục16 giờ trướcNăm nay, tôi phản đối việc tổ chức Halloween tại trường học của con gái, vì cô bé vốn rất mạnh dạn bỗng sinh tật sợ ma sau buổi lễ Halloween ở trường năm ngoái.
-
Giáo dục17 giờ trướcPhát hiện con gái có các vết bầm tím ở lưng và bị xước tai bất thường nên đã dò hỏi. Sau đó, xem camera mới biết con bị cô giáo đánh và giật tai nhiều lần.
-
Giáo dục19 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm tại TP HCM lâu nay thực hiện theo phương án thi 3 môn gồm ngữ văn, tiếng Anh và toán
-
Giáo dục19 giờ trướcMồ côi mẹ từ bé, căn bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể nhỏ con hơn so với bạn bè nhưng em Nguyễn Công Bách đã vượt nghịch cảnh, chinh phục giấc mơ đại học.
-
Giáo dục20 giờ trướcSau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.
-
Giáo dục21 giờ trướcLiên quan việc không có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn tuyển “chui” 174 học sinh lớp 10, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đang tính phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn được cho là của một trường THPT đang gây tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi xác minh các vi phạm của cô N.T.V, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, UBND TP Ninh Bình (Ninh Bình) đã phê bình tập thể Ban giám hiệu nhà trường. Cô N.T.V đã được chuyển sang công việc khác và không còn đứng lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhoảng 2/3 số giáo viên cho biết họ thường xuyên dùng các công cụ phát hiện nội dung do AI tạo ra để kiểm tra bài viết của sinh viên. Dù công cụ này có độ chính xác cao, vẫn có nhiều sinh viên bị "oan", dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.