- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 tư tưởng nuôi dạy con tưởng là đúng đắn, ai ngờ lại sai lầm mà cha mẹ không hề hay biết
Không phải những gì cha mẹ lấy từ kinh nghiệm sống của mình áp dụng vào cách dạy con đều đúng.
- Đề thi được giáo viên nâng lên trình vô cực: Phải quét mã QR mới ra được mã đề, điều hấp dẫn nhất là kết quả nhận được khi quét
- Mang laptop đi dạy, thầy giáo vô tình để lộ một chi tiết khiến học sinh vừa cười vừa ngỡ ngàng: Hay là thầy mang nhầm đồ của con?
- Cô giáo được phen cười ngất khi đọc bản kiểm điểm của học trò: "Con có mắt như mù, cô viết lù lù trên bảng mà con vẫn chép sai"
Không phải những gì cha mẹ lấy từ kinh nghiệm sống của mình áp dụng vào cách dạy con đều đúng.
Cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình lớn lên sẽ trở thành người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, hầu như ai cũng khắt khe rèn giũa cho con nên người. Chúng ta dạy con biết lắng nghe, làm theo lời người lớn bảo, khuyên răn con tập trung vào việc học, không lo chuyện bao đồng, không làm thêm làm nếm,…
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã chỉ ra có 9 suy nghĩ tưởng là đúng đắn nhưng hóa ra lại là sai lầm và lỗi thời mà các bậc phụ huynh nên thay đổi để phù hợp với sự biến chuyển của xã hội, để con có cơ hội được trải nghiệm, được lớn lên, và được trở thành người mà con mong muốn.
1. "Bố mẹ sẽ cho con những gì tốt nhất"
Bác sĩ Fredric Neuman, Giám đốc Trung tâm Điều trị Tâm lý trực thuộc bệnh viện White Plains (Mỹ), nói rằng một đứa trẻ hư có đặc điểm là không bao giờ quan tâm đến mong muốn của người khác:
"Những đứa trẻ này sẽ đòi bằng được những gì mà mình muốn, vào bất cứ khi nào mình cần". Do đó, cha mẹ càng nuông chiều con bao nhiêu thì khi con lớn lên, bạn sẽ càng cảm thấy thất vọng bấy nhiêu. Vì khi trưởng thành, con sẽ trở thành một người thiếu trách nhiệm, sống ích kỷ, có kỹ năng xã hội kém, và sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt được mục đích của mình.
Cách tốt nhất cha mẹ cần làm là thiết lập ranh giới, xác định nhiệm vụ của con, chú ý đến cách cư xử và hành vi, cũng như không cho phép con thể hiện bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào đối với cha mẹ hoặc người khác.
2. "Làm con thì phải nghe lời cha mẹ"
Hầu như ai làm cha mẹ rồi thì cũng đều có câu cửa miệng: "Bố mẹ nói thì phải nghe chứ". Nhưng có khi nào cha mẹ nghĩ rằng thói quen tuân lệnh và chơi theo luật của người khác đưa ra có thể gây hại cho con trong tương lai hay không?
Là một nhà tâm lý học, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Cha mẹ bình yên, Con hạnh phúc", Tiến sĩ Laura Markham tin chắc chắn rằng những đứa trẻ ngoan ngoãn sau này sẽ biến thành những người lớn ngoan ngoãn.
Những người lớn ngoan ngoãn có đặc điểm thường không bao giờ biết tự đứng lên và họ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ thích thao túng người khác, của những người không chung thủy. Họ chỉ biết thực hiện các mệnh lệnh mà không có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, và họ cũng không chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải dạy con cách nói "Không" và cách bày tỏ ý kiến của mình.
3. "Con học được điểm A là học tốt, còn điểm C là học dốt"
Coi trọng điểm số là cách cha mẹ khiến con phải chịu đựng áp lực lo lắng suốt đời vì "Hội chứng Học sinh Giỏi". Do đó, việc cha mẹ cần phải giải thích cho con hiểu rằng thất bại là chuyện bình thường trong cuộc sống, nó không đại diện cho toàn bộ con người và năng lực của con. Thêm vào đó, cha mẹ cần lắng nghe và luôn yêu thương con trong mọi trường hợp.
Tiến sĩ Stephanie O hèLeary, một nhà tâm lý học lâm sàng, nói rằng thất bại có lợi cho trẻ em vì nhiều lý do. Nó dạy cho trẻ cách đối phó với một tình huống tiêu cực, cung cấp kinh nghiệm sống có giá trị và sẽ giúp trẻ tìm ra giải pháp cho các tình huống khó khăn trong tương lai.
4. "Không được đánh nhau và không được đánh lại bạn"
Nếu cha mẹ cứ cố gắng nhồi nhét vào đầu con rằng trong mọi trường hợp, cho dù có bị người khác xúc phạm, thì con vẫn nên "dĩ hòa vi quý" - nghĩa là con sẽ chỉ im lặng và chịu đựng mà không nói lời nào. Cách dạy bảo này sẽ khiến con phải chịu thua thiệt trong nhiều tình huống cạnh tranh khi con lớn lên và bước vào đời.
Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là ai làm gì con thì con làm lại họ như vậy. Các nhà tâm lý học khuyên rằng cha mẹ nên nói cho con biết rằng bản thân con có quyền bảo vệ chính mình. Và nếu cha mẹ dạy con cách tự đứng lên là bạn đã tặng con một món quà có giá trị trọn đời.
5. "Việc của con bây giờ là học, còn những việc khác cứ để đấy cho mẹ"
Đây là một câu nói quen thuộc của các ông bố bà mẹ, chỉ tiếc nó là một suy nghĩ sai lầm. Cha mẹ nên hiểu rằng mình không thể sống đời với con mãi, rồi sẽ có lúc phải buông tay con ra để con đi, để con lớn, để con trưởng thành. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải có các kỹ năng đa nhiệm và phải tự chịu trách nhiệm với tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình.
Do vậy, cha mẹ không nên bảo con chỉ lo tập trung vào một nhiệm vụ chính là học, còn bản thân mình thì cố gắng còng lưng ra giải quyết những vấn đề còn lại cho con. Trên thực tế, những kỹ năng sống chỉ có thể có được khi con chính là người trải nghiệm nó. Nếu được bảo bọc thái quá, con mãi mãi là một đứa trẻ trong hình hài của một người lớn.
6. "Con nên đi học đại học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông"
Giả sử sau khi con tốt nghiệp lớp 12, con không biết bản thân mình thích gì và muốn là nghề gì. Vì vậy, con chấp nhận lựa chọn ngành nghề mà cha mẹ đưa ra. Nếu tình huống này xảy ra, có nhiều khả năng, sau này con sẽ phải hối tiếc vì đã làm công việc mà mình không yêu thích. Để tránh điều này, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn đối với con. Hãy cho con cơ hội được sắp xếp kế hoạch cuộc đời của mình.
Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, các bạn trẻ được khuyến khích nghỉ học một năm sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông trung học. Trong thời gian này, họ có thể tìm một công việc thực tập hoặc trải qua một số khóa học, nhưng quan trọng nhất là dành thời gian để suy nghĩ về kế hoạch của họ cho tương lai.
7. "Chỉ có bằng đại học mới giúp con thành công"
Tất nhiên tốt nghiệp đại học là một việc rất đáng mừng, song thành công của một người không phải chỉ dựa vào một mình tấm bằng đó. Nó phụ thuộc vào quy định nhu cầu của từng quốc gia, giá trị của nghề nghiệp, thị trường việc làm và năng lực làm việc của chính người đó.
Trên thực tế, có một số ngành có mức lương "khủng", chẳng hạn như làm đẹp, công nghệ thông tin, sản xuất phim… Ở đây bằng đại học không quan trọng bằng kinh nghiệm và kỹ năng. Đó là vì sao trên thế giới vẫn có rất nhiều người thành công dù họ chưa từng bước chân vào trường đại học.
8. "Con lo mà học đi, đừng có mà mải mê đi làm kiếm tiền"
Mặc dù việc học là quan trọng nhưng đi làm bán thời gian cũng mang lại cho con nhiều kinh nghiệm quý giá. Con sẽ biết cách kết nối với xã hội, thậm chí, con còn có thể định hướng được con đường sẽ đi trong tương lai. Vì khi con đi làm, dù làm bất kỳ công việc gì như gia sư hay phục vụ quán ăn…thì con đều phải học cách hoàn thành công việc đúng thời gian quy định, học cách lập danh sách những việc cần làm và nhận phản hồi từ những người quản lý. Con còn phải học cả kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán và tinh thần tự giác làm việc.
Chưa kể, ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu được giá trị của công việc làm thêm của các bạn học sinh, sinh viên, vì vậy sẽ rất tốt nếu nó có mặt trong hồ sơ xin việc của con và giúp con vượt qua được những ứng viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng thiếu kinh nghiệm.
9. "Việc của người ta, không phải của mình, quan tâm làm gì"
Dạy con không nói quá nhiều, không quan tâm đến việc của người khác và không thể hiện làm nổi bật chính mình là phương thức nuôi dạy con thành một người lớn thờ ơ vô cảm với mọi vấn đề diễn ra xung quanh, không dám đứng lên thể hiện hay giành quyền lợi về cho bản thân khi bị chèn ép.
Nguồn: B.S
THEO HELINO
-
Giáo dục14 giờ trướcChi bộ Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) vừa họp và tạm thu hồi quyết định kỷ luật Đảng với cô giáo Hồ Thị Tâm để điều chỉnh, bổ sung một số văn bản theo quy định.
-
Giáo dục21 giờ trướcỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố các hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên ở UBND huyện Quan Hóa vì đã có sai phạm trong trong tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, cộng đồng háo hức trải nghiệm ChatGPT, công cụ này nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu, đa số đều chung nhận định đây là công cụ thông minh và hữu ích, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2023 ghi nhận nhiều ĐH tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh tham gia quá nhiều kỳ thi riêng sẽ lãng phí thời gian, công sức, tạo áp lực thi cử
-
Giáo dục2 ngày trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục2 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục4 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục4 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục4 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục5 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục5 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục5 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.