Á quân Olympia thua tiếc nuối trong trận chung kết 16 năm trước: Thay đổi quá nhiều, công việc hiện tại siêu đáng nể

Dù là người có lợi thế điểm số nhưng nam sinh này đã bị Lê Vũ Hoàng lật ngược ván cờ ở những câu hỏi cuối cùng trong trận chung kết Olympia năm thứ 6.

Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi tri thức dành cho học sinh phổ thông được mong chờ nhất. Mỗi năm chỉ duy nhất 1 học sinh xuất sắc nhất giành chiến thắng và lãnh suất học bổng du học trị giá hàng chục nghìn USD. Những thí sinh khác dù không đội được vòng nguyệt quế nhưng vẫn khiến nhiều người phải nể phục vì cuộc sống thành công và viên mãn sau cuộc thi.

Trận chung kết Olympia năm thứ 6 là cuộc so tài của 4 chàng trai Lê Vũ Hoàng (THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình), Thân Nguyên Hậu (Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ), Dương Phú Thái (THPT Xuân Hòa, Vĩnh Phúc), Nguyễn Hồng Đức (THPT Nhân Chính, Hà Nội). 

Người chiến thắng cuối cùng, được nhận giải thưởng 35.000 USD cùng chuyến học bổng toàn phần tại Úc năm đó là Lê Vũ Hoàng. Anh cũng là một trong những Quán quân khiến khán giả chú ý nhất vì sự thành đạt của mình nơi đất khách. Tuy nhiên, quay ngược lại trở về 16 năm trước, khi chứng kiến trận thi gay cấn này, hẳn nhiều người sẽ ấn tượng với phong độ thi đấu của nam sinh Nguyễn Hồng Đức, đại diện đến từ Hà Nội.

Á quân Olympia thua tiếc nuối trong trận chung kết 16 năm trước: Thay đổi quá nhiều, công việc hiện tại siêu đáng nể-1

Anh Hồng Đức liên tiếp là người giữ điểm số cao nhất trong hai vòng thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật. Kể cả đến phần thi Tăng tốc, dù các bạn cùng chơi đã rút ngắn khoảng cách nhưng anh vẫn là người có lợi thế về điểm số. Bước ngoặt của trận đấu diễn ra khi Lê Vũ Hoàng chọn ngôi sao hy vọng và trả lời đúng khiến điểm số của anh nâng lên 170 và cách xa các đối thủ còn lại. Hồng Đức cũng lỡ mất chiếc vòng nguyệt quế trong tiếc nuối.

Nói về Hồng Đức, xuyên suốt quá trình tham dự Olympia, anh đã chứng tỏ mình là một học sinh xuất sắc khi từng nằm trong top những thí sinh đạt điểm số cao nhất năm thứ 6. Chia sẻ về thời đi học, anh cho mình học... hơi bị dở, chỉ giỏi chơi điện tử tuy nhiên đến năm lớp 12, nhờ nhận được giải Ba học sinh giỏi Vật lý TP. Hà Nội nên đã được tin tưởng cử đi thi.

Á quân Olympia thua tiếc nuối trong trận chung kết 16 năm trước: Thay đổi quá nhiều, công việc hiện tại siêu đáng nể-2

Sau chương trình, Hồng Đức thi đỗ vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Sau đó, anh nhận được học bổng Kỹ sư chuyên ngành Viễn thông và Công nghệ Internet tại ĐH Kỹ thuật Swinbunre nên đã theo chân các Quán quân lên đường sang Úc du học.Tiếp tục, anh nhận được học bổng Thạc sĩ của Intel Việt Nam. 

Sau 16 năm xuất hiện trong trận chung kết Olympia, anh Nguyễn Hồng Đức đã trở về nước để lập nghiệp và hiện đang giữ chức Quản lý Vận hành chương trình cao cấp Eero - Amazon Devices.

Xuất hiện trong Gala kỷ niệm 20 năm của Olympia, cựu Á quân năm thứ 6 đã có những chia sẻ về câu chuyện các thí sinh Olympia về nước sau khi du học. Anh cho biết: "Đặt vào thời điểm chúng mình tốt nghiệp những năm 2010, thời điểm mạng xã hội như LinkedIn, Facebook chưa phổ biến, thì chúng mình mới chỉ ra trường, tương lai không biết làm gì. Nhiều người ở lại nước ngoài rất tự nhiên vì chúng mình được đào tạo môi trường nói tiếng Anh, làm thế nào đăng ký vào các công ty đang có ngành nghề của mình.

Á quân Olympia thua tiếc nuối trong trận chung kết 16 năm trước: Thay đổi quá nhiều, công việc hiện tại siêu đáng nể-3

 

Lúc đó mình đối mặt với câu hỏi lớn: Về nước rồi sẽ làm gì? Bởi lúc đó mình tốt nghiệp ngành Viễn thông thì khi đó chỉ biết 4 công ty lớn, không biết mình sẽ làm cái gì tiếp theo. Nên mình mong các công ty có thể truyền bá thông tin tốt hơn đến nước ngoài rằng mọi người khi ra trường sẽ hiểu thực sự môi trường ở Việt Nam rất năng động và nhiều cơ hội cho du học sinh.

Các công ty như Amazon, Apple tìm nhân viên ở Việt Nam rất nhiều nhưng không có, thậm chí còn phải tranh người của nhau. Nên mình mong các bạn hiểu rằng ở Việt Nam đang nhiều công việc thế nào để các bạn có thể an tâm trở về nước làm việc".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Đường lên đỉnh Olympia


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.