Bài Toán gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: 999 – 100 = 899 bị cô giáo CHẤM SAI, cô ĐÚNG hay trò ĐÚNG?

Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài Toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Toán học tưởng khô khan nhưng thực ra vô cùng thú vị và chứa vô vàn những câu hỏi tư duy logic, đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng phân tích, quan sát chặt chẽ. Nhiều câu đố Toán học đưa ra những dữ liệu "bẫy" và chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ mới đưa ra được đáp án đúng.

Chẳng hạn mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ bài toán tính số kẹo và cho rằng cô giáo có lẽ đã chấm sai cho con mình. Điều đáng nói bài toán này không phải là những phép tính cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học.

Đề bài như sau: "Tìm một số, biết rằng lấy số lớn nhất có ba chữ số trừ đi số đó thì được 100".

Bài Toán gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: 999 – 100 = 899 bị cô giáo CHẤM SAI, cô ĐÚNG hay trò ĐÚNG?-1

Lời giải của con được vị phụ huynh chia sẻ là: 999 – 100 = 899. Đáp án này bị cô giáo gạch sai và sửa lại thành: 999 - 899. Lời giải của bạn cùng lớp là: 999 – 899 = 100. Đáp án này được cô giáo chấm đúng.

Bài Toán gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: 999 – 100 = 899 bị cô giáo CHẤM SAI, cô ĐÚNG hay trò ĐÚNG?-2

Bà mẹ cho hay mình "hoang mang" khi so sánh hai kết quả, và nhận xét trong trường hợp này cô giáo đã chấm sai cho con. Một số ý kiến đứng về phía cô giáo, tuy nhiên hầu hết ý kiến của các bố mẹ khác cũng đều đồng tình con của phụ huynh này tính ra kết quả đúng nhưng cách trình bày và lý giải chưa rõ.

- Cô giáo cần phải học lại môn tiếng Việt, rõ ràng cô có vấn đề về đọc hiểu đề Toán này (cùng với những người chọn kết quả 100 khác). Chỉ cần nghĩ đơn giản số 100 đã có còn đi tìm làm gì? Số 899 ở đâu ra sẵn mà trừ?

- Cách trình bày của các bé khác nhau, nhưng vấn đề ở đây là kết quả cuối cùng của bài Toán: Đáp số. Các bé hiểu ý nghĩa câu "đáp số" theo 2 cách: 1 là kết quả cần tìm: 899, 2 là kết quả của phép tính đề bài đưa ra: 100. Bé nào cũng nhẩm ra được số 899, nhưng "đáp số" là 899 mới trả lời được câu hỏi của đề bài.

- Đây là bài toán tính nhẩm. Sau khi đọc đề bài học sinh phải nhẩm tính để tìm ra con số 899, sau đó đưa kết quả vào để kiểm chứng lại. Nên cô giáo đúng. Tư duy áp dụng cách giải phương trình để tìm ra đáp số là không sai, nhưng không phải là nội dung chương trình các bé đang học.

- Đề bài ra là "Tìm một số" để số đó thỏa mãn điều kiện theo đề ra, chỉ trả lời đúng kết quả 899 là được, còn cách 1 hay 2 là phép tính để kiểm tra điều kiện đưa ra. Vậy nên đáp án 100 và cô giáo chấm là sai hoàn toàn vì, số 100 không phải là số cần tìm mà là số cho để thỏa mãn điều kiện cần tìm.

Với bài Toán này, một giáo viên cho rằng, cách giải đúng phải là:

Đầu tiên phải gọi số cần tìm là x.

Bước 1: Số lớn nhất có 3 chữ số là 999.

Bước 2: Ta có: 999 – x = 100

X = 999-100

X = 899

Bước 3: Vậy số cần tìm là 899.

Theo người này, một trong những quy tắc để tìm x ở các bài toàn tiểu học chính là : Số trừ = Số bị trừ – Hiệu. Trong trường hợp này x là số bị trừ, số trừ là 999 (số lớn nhất có ba chữ số), hiệu là 100. Vậy nên cách chấm của cô giáo đã có sự nhầm lẫn và thắc mắc của phụ huynh là có cơ sở. Đáp án chính xác ở đây phải là 899.

Trước đó, một bài toán chia 5 quả cam tưởng đơn giản cũng khiến 90% phụ huynh giơ tay xin hàng: "Có 5 quả cam để trong rổ. Làm thế nào để có thể chia cho 5 bạn, mỗi bạn 1 quả cam, nhưng trong rổ vẫn còn 1 quả". Thực ra, đáp án rất đơn giản, nếu không muốn nói là siêu dễ. Cứ chia bình thường thôi, tức 5 quả cho 5 người và 1 người trong số đó sẽ... cầm cái rổ.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/bai-toan-gay-tranh-cai-nhat-nhung-ngay-dau-nam-999-100-899-bi-co-giao-cham-sai-co-dung-hay-tro-dung-22202222195035866.htm

bài toán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.