Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà cách chấm của cô gây thắc mắc lớn, phụ huynh lên MXH để hỏi và nhận được lời giải thích vô cùng bất ngờ

Một bài toán khá đơn giản ở lớp 2 của con, một bà mẹ nghĩ rằng con làm thế là đúng rồi mà cô giáo cho rằng sai. Nhưng...

Đề bài toán như sau: "Lớp 2A có một số học sinh, cô giáo xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có 9 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh?". Với đề bài như thế này và cách giải của con, bà mẹ này có lòng tin rằng con mình đã làm đúng, tuy nhiên cô lại chấm sai và cách sửa của cô cũng không khiến mẹ phục.

Vì thế bà mẹ này mới đăng đàn hỏi: "Các thầy cô cho em hỏi với đề bài như trên, con giải bài toán như trong ảnh sao lại sai ạ? 4x9 khác 9x4 ạ? Cảm ơn thầy cô ạ!".


Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà cách chấm của cô gây thắc mắc lớn, phụ huynh lên MXH để hỏi và nhận được lời giải thích vô cùng bất ngờ-1Bài giải Toán của một học sinh lớp 2 được bà mẹ này chụp lại.

Một bài toán với phép nhân thông thường, dù có đáp số đúng nhưng cô giáo vẫn sửa 4x9 = 36 thành 9x4 =36.

Điều này khiến bà mẹ này có phần khó hiểu bởi tư duy của người lớn thì và thực tế cha mẹ vẫn nghĩ nó không có gì khác nhau cả, bởi phép nhân có tính giao hoán và các con cũng đã được học. Đây cũng là câu hỏi chung cho nhiều bà mẹ có con học lớp 2 vì họ không hiểu chúng thực sự khác nhau điều gì và vì sao cách giải toán của con mình lại sai?

Tuy nhiên, số đông đã giải thích cho người mẹ này hiểu rằng dù không khác gì nhau, cũng cho kết quả giống nhau, nhưng điều căn bản nhất là nó khác nhau về ý nghĩa phép tính. Khi cô hỏi số học sinh thì bài giải phải là số học sinh nhân mỗi hàng nhân với số hàng, chứ không phải số hàng nhân với số học sinh. Như thế dễ khiến học sinh lẫn lộn về ý nghĩa của bài toán và có thể gây nhầm lẫn cho những bài toán khác.

Về mặt lý thuyết thì ở thời điểm hiện tại học sinh lớp 2 chưa học đến bảng nhân 9 nên 9x4 dễ khiến trẻ bối rối. Về mặt ý nghĩa thì nó không giúp cho trẻ hiểu được bản chất của phép tính: Nếu muốn tìm số học sinh phải lấy số học sinh mỗi hàng nhân với số hàng.

Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà cách chấm của cô gây thắc mắc lớn, phụ huynh lên MXH để hỏi và nhận được lời giải thích vô cùng bất ngờ-2Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà lại gây bao nhiêu thắc mắc cho phụ huynh.

Nhiều bình luận khác của cha mẹ cũng gặp phải vướng mắc tương tự, rằng con mình cũng bị cô chấm sai mà vẫn không hiểu tại sao. Tuy nhiên, với học sinh cấp tiểu học không phải 1 đáp số đúng đã là bài toán đúng, việc trình bày để cho thấy con hiểu phương pháp mới được đánh giá là đúng.

Một số giải thích khác cũng giúp cha mẹ hiểu hơn việc vì sao bài toán lại sai cho 1 phép tính ai cũng nghĩ là đúng thế này:

"Chủ thể chính trong câu hỏi đề bài là 9 nên phép tính là 9x4 phù hợp với câu hỏi có bao nhiêu học sinh"

"Khác nhau về ý nghĩa phép tính. Bao giờ cũng phải lấy số người trong 1 hàng nhân với số hàng. Nếu viết theo kiểu của con sẽ được hiểu 1 hàng có 4 người, có tất cả 9 hàng".

"Hỏi số học sinh thì lấy số học sinh nhân với số hàng. Ý nghĩa khác nhau ạ!"

"4x9 là 4 được lấy 9 lần. 9x4 là 9 được lấy 4 lần ạ. Thừa số thứ nhất có cùng đơn vị với tích"

Cuối cùng cũng có lời khuyên mẹo để cho các con dễ nhớ với dạng toán này là câu hỏi có đơn vị là gì (hỏi về số học sinh) thì số sẽ đó đứng trước (9 học sinh × 4 hàng).

Theo NHỊP SỐNG VIỆT

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/bai-toan-lop-2-tuong-don-gian-ma-cach-cham-cua-co-gay-thac-mac-lon-phu-huynh-len-mxh-de-hoi-va-nhan-duoc-loi-giai-thich-vo-cung-bat-ngo-22202019521232523.htm

bài toán tiểu học

học sinh tiểu học


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.