- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài viết gây bão về cuộc sống của du học sinh nghèo: Mua bất cứ đồ gì cũng quy ra tiền Việt
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền Đô La sang tiền Việt Nam...
Có những ngày lạnh gió to, tôi mặc 2 quần, nhiều lớp áo, đi bốt cao, tay đeo găng, mũ phòng thủ đầy đủ, trong 8 tiếng làm việc, cố gắng đi liên tục loanh quanh trong quầy dù có khách hay không có khách để đỡ lạnh, hỏi bà chủ có lạnh không, bà bảo: "Một chút thôi, quen rồi mà!".
"Chào mừng bạn tới thế giới của du học sinh nghèo!"
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền Đô La sang tiền Việt Nam. Ví như: "Mớ rau 3$, trời ơi, tận gần 60 ngàn đồng cơ á?", "tiền thuê nhà hết 450$/ tháng, tận 9 triệu cơ á?". Thế nên, hồi ấy tôi khi mới sang, tôi khá nóng lòng muốn tìm việc đi làm thêm để trang trải tiền sinh hoạt phí để khỏi phải xin tiền của bố mẹ (thích tự lập mà, với lại tiêu tiền bố mẹ gửi sang thì xót lắm).
Nên, khi có kịp gặp gỡ những bạn đã sống ở đó lâu hơn và đã đi làm thêm rồi, tôi đều hỏi kinh nghiệm xin việc làm thêm. Bữa đó, tôi nhớ là trong khoảng một tuần đầu tiên của tôi ở Úc, gặp một cô bạn bằng tuổi, sau khi hỏi chuyện xong, cô bạn chào tạm biệt bằng câu nói: "Chào mừng bạn tới thế giới của du học sinh nghèo!". Tới giờ tôi vẫn còn nhớ vẻ mặt, ánh mắt hóm hỉnh, dễ thương, trẻ trung và đầy năng lượng của cô bạn ấy. Tại thời điểm đó tôi chưa hiểu lắm, nhưng rất để tâm ghi nhớ nên câu nói đó đã đi theo tôi suốt chặng hành trình và tới tận bây giờ.
Du học sinh có 2 điều khổ nhất, là cô đơn và nghèo
Cho tới tận bây giờ, mỗi khi có học sinh hoặc phụ huynh hỏi tôi câu hỏi kiểu như rằng: "Nhà em chỉ có đủ tiền đóng tiền học phí cho em thôi, tiền sinh hoạt phí sau này em sẽ tự đi làm để trang trải có được không chị?". Tim tôi bỗng thắt lại.
Ngày ấy, sau khi sang Úc một tháng, tôi xin được việc đi làm thêm, mừng lắm vui lắm! Việc đầu tiên tôi xin được là bán hàng quần áo tại chợ Victoria vào đầu mùa đông, bà chủ rất tốt, công việc rất thú vị, nhưng tôi không trụ được để qua hết mùa đông, mặc dù mùa đông ở đây không lạnh lắm, nếu tôi nhớ không nhầm thì năm đó lạnh nhất chỉ xuống tới 0 độ. Gian hàng của tôi ở ngoài trời, phía trên là mái tôn lợp cao, vào những ngày gió to, gió lùa khá mạnh.
Có những ngày lạnh gió to, tôi mặc 2 quần, nhiều lớp áo, đi bốt cao, tay đeo găng, mũ phòng thủ đầy đủ, trong 8 tiếng làm việc, cố gắng đi liên tục loanh quanh trong quầy dù có khách hay không có khách để đỡ lạnh, hỏi bà chủ có lạnh không, bà bảo: "Một chút thôi, quen rồi mà!". Sau một thời gian, mỗi ngày đi làm về tôi đều bị đau nửa đầu, nên tôi đã quyết định tìm một công việc khác có môi trường làm việc trong nhà để mùa đông đỡ lạnh và mùa hè thì đỡ nóng. Hồi ấy nghĩ hơi buồn một chút vì nghĩ: "Sao mình yếu thế? Sao mọi người chịu được mà mình không chịu được nhỉ? May mà không đi du học ở mấy vùng có tuyết như Canada".
Những ngày mùa đông đi làm trong lạnh giá, hết tiền lại nghĩ mình vô dụng
Lại nói về việc đi làm những ngày mùa đông, ca làm việc của tôi thường là 8 giờ sáng, nên tôi phải ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ để đón tàu điện đi làm (vì đi làm sớm quá, nên giờ đó chưa có xe buýt). Từ nhà ra chỗ tàu điện, tôi đi bộ khoảng 10-15 phút, nản nhất là những ngày mùa đông lạnh giá, sương mù phủ trắng tầm nhìn. Nhìn cả chặng đường dài, không bóng người, trong lớp sương mù mờ ảo, sợ chỉ muốn quay vào nhà trùm chăn ngủ tiếp. Nhưng làm sao có thể thế được, đã hẹn đi làm là phải đi chứ. Có lần, đang đi một đoạn, bỗng tự dưng thấy một anh Tây trắng nhảy ra chặn đường hù 1 tiếng, giật mình nhìn vào cái người đó: Ôi trời ôi, mùa đông như thế mà người đó mặc mỗi áo, đi giày thể thao... và không mặc quần! Con bé sợ quá hét ầm lên chạy thục mạng… Đấy, ở một trong những thành phố an toàn nhất thế giới mà còn có những chuyện thế này xảy ra sao?
Mọi chuyện ổn hơn, khi tôi tìm được chỗ làm gần nhà, không phải dậy quá sớm, không phải làm ở ngoài trời nữa. Cũng là một công việc đi bán hàng, thu ngân, nhưng mỗi khi không có khách thì tôi thường làm công việc dọn dẹp và sắp xếp, có lần bê vác thế nào, mà tự dưng bị dãn dây chằng lưng, phải nằm bẹp một ngày mới vận động bình thường được.
Khổ nhất là sau đó không dám tiếp tục công việc cũ, vì cái bệnh này nhiều khi chỉ vặn người hoặc tư thế không phù hợp là lại bị tái phát. Thế là chưa bao giờ tôi nghèo tới thế, trong tài khoản ngân hàng còn đúng 46 đô la, và nghĩ: "Mình thật vô dụng và yếu đuối. Chắc lần này phải gọi điện về xin tiền bố mẹ thôi. May mà bố mẹ mình có tiền, nếu phải ai mà bố mẹ họ cũng không có tiền thì họ phải làm sao nhỉ?". Nhưng may mắn tới, tôi lại xin được một công việc liên quan tới làm sổ sách, nên cuối cùng vẫn không phải nhờ tới bố mẹ. Đúng là vạn sự khởi đầu nan, công việc sau lại tốt hơn công việc trước.
Du học sinh có 2 điều khổ nhất, là cô đơn và nghèo
Có một lần, tụ họp ăn uống cùng hội sinh viên người Việt Nam, có một em trai có một vết bỏng dài trên tay, mọi người hỏi sao thế, em vui vẻ bảo: "Tai nạn nghề nghiệp, em không cẩn thận bị cái hóa chất nó chảy vào tay ấy mà!". Đúng vậy, cũng giống như tôi, chuyện đi làm thêm gặp tai nạn chút thế cũng là thường tình thôi mà.
Tôi nhớ mãi một câu chuyện, có một người bạn của chị bạn tôi cũng đi Úc học, nhà anh ấy vay tiền cho anh ấy đi học, nên anh ấy đi làm chăm lắm, không phải 20h một tuần đâu, chắc phải nhiều hơn thế rất nhiều, nhất là tới mỗi kỳ trả nợ. Chị kể có một giai đoạn, không biết anh làm công việc gì mà mà tan ca muộn lắm, chắc phải sau 12 giờ đêm, mà chỗ làm thì xa nhà xa trường, không có xe ô tô, nên làm xong anh ngủ luôn trên ghế đá công viên rồi để sáng hôm sau đi học luôn. Thế rồi cuối cùng anh ấy cũng trả hết nợ, học xong và có được thẻ thường trú nhân dài hạn (PR). Không rõ chuyện đó thực hư ra sao, nhưng cũng thật khâm phục anh ấy!
Quay lại với câu hỏi của em học sinh: "Nhà em chỉ có đủ tiền đóng tiền học phí cho em thôi, tiền sinh hoạt phí sau này em sẽ tự đi làm để trang trải có được không chị?"
Tôi trả lời rằng: "Về lý thuyết, thì nếu đi làm thêm 20 giờ một tuần, và được trả mức lương theo tiêu chuẩn, thì em có thể trang trải được tiền sinh hoạt phí. Nhưng nếu em không xin được việc làm thêm hoặc sức khỏe em không đủ tốt hoặc gặp tai nạn và bị gián đoạn công việc thì phương án của em là gì?"
Thông tin tác giả: Nguyễn Thị Anh Thư - Cựu du học sinh Việt tại Đại học La Trobe, Victoria, Úc. Từng là Quản lý tuyển sinh của trường St Paul's International College, Úc, hoạt động trong tổ chức Save The Children Australia - Bảo vệ trẻ em của Úc. Hiện đang làm việc tại IDP Education. |
Theo Helino
-
Giáo dục1 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục4 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục5 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục8 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục9 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục11 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.