- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ GD&ĐT yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra đề kiểm tra
“Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”, đó là yêu cầu của Bộ GD&ĐT tại hướng dẫn nhiệm vụ THCS – THTP năm học tới.
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025. Năm học tới, tất cả các cấp, các khối lớp đều thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Trong đó, đối với kiểm tra đánh giá học sinh THCS – THPT, Bộ GD&ĐT yêu cầu không kiểm tra vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình.
Riêng môn Ngữ văn theo chương trình GDPT mới, trong năm học 2024-2025, Bộ hướng dẫn trường học tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ thuộc bài hoặc sao chép văn mẫu.
Trong hướng dẫn năm học mới, Bộ cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Học sinh lớp 12 được làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT mới.
Năm học tới, tất cả các cấp, các khối lớp đều thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chú trọng phát triển trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu triển khai chương trình GDPT mới.
Các nhà trường lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn tích hợp: Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Đại lí cũng như Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên.
Ở bậc THPT, các trường học lưu ý các môn lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn cần tăng cường xếp lớp học riêng theo môn học lựa chọn, chuyên đề học tập đồng thời linh hoạt bố trí sĩ số học sinh theo từng lớp học nhằm đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh.
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh đảm bảo chất lượng, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa. Thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu học sinh. Bộ cũng yêu cầu các nhà trường đa dạng hình thức tổ chức dạy học gồm trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh.
Đảm bảo sách giáo khoa cho năm học mới
Năm học mới, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương đảm bảo phát huy cao nhất vai trò tự chủ về chuyên môn của giáo viên, cơ sở giáo dục trong việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định. Phối hợp với các Nhà xuất bản tập huấn cho giáo viên sử dụng sách giáo khoa và cung ứng sách cho học sinh đầy đủ, kịp thời trước khai giảng.
Hoàn thành tổ chức biên soạn, thẩm định, cung cấp tài liệu giáo dục địa phương lớp 9, lớp 12 để kịp thời triển khai trong năm học 2024-2025.
Các địa phương cũng cần đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học. Đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/ tuần.
Theo TPO
-
Giáo dục33 phút trướcMưa bão khiến nhiều nhà dân ở các huyện ngoại thành bị ngập nước, trường học ở Hà Nội đón học sinh đến ở cả ngày lẫn đêm. Giáo viên nấu cơm, thay nhau trông các em ăn ngủ còn hiệu trưởng mang quần áo học sinh về nhà giặt, sấy.
-
Giáo dục33 phút trướcLiên quan đến clip học sinh cấp 3 ở Cà Mau đánh nhau trước cổng trường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Cà Mau đã có báo cáo và chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với cá nhân có liên quan.
-
Giáo dục2 giờ trướcQua rà soát, phát hiện Trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum nằm trong diện nguy hiểm có nguy cơ sạt lở từ đồi phía sau. Lực lượng chức năng đã kịp thời đưa 142 cô trò của trường đến nơi an toàn.
-
Giáo dục2 giờ trướcNhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, tỉnh Khánh Hòa dự kiến chi hơn 75 tỷ đồng hỗ trợ học phí các cấp.
-
Giáo dục5 giờ trướcUBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo xác minh clip học sinh đánh nhau trước cổng trường đang lan truyền trên mạng xã hội. Clip được cho ghi lại cảnh đánh nhau xảy ra trước cổng Trường THPT Cà Mau, thành phố Cà Mau.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục5 giờ trướcNgay sau khi lũ rút, thầy cô trường TH&THCS Minh Chuẩn (Yên Bái) - ngôi trường chịu thiệt hại nặng nề, tất bật dọn dẹp để sớm đón học sinh quay trở lại.
-
Giáo dục7 giờ trướcTrường Tiểu học Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh bầm lưng.
-
Giáo dục8 giờ trướcTrận lũ quét ở Làng Nủ (Lào Cai) cướp đi sinh mạng của 8 đứa trẻ, những đồ vật của các em ở trường giờ đây trở thành kỷ vật cuối cùng.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục10 giờ trướcBới tìm sách vở, đồ dùng học sinh dưới lớp bùn non sau lũ, các cô giáo ở vùng “rốn lũ” Yên Bái khóc nức nở vì thương học trò sẽ thiếu đồ dùng học tập. Người dân và lực lượng chức năng đang nỗ lực cào bóc từng lớp bùn, bới tìm những gì còn sót lại sau lũ.
-
Giáo dục12 giờ trướcHọc sinh ôm heo đất, bánh kẹo, tập sách, bếp gas mini, tiền tiết kiệm... đến trường nhờ các thầy, cô gửi gặng đồng bào miền Bắc đang gặp khó khăn vì bão, lũ
-
Giáo dục13 giờ trướcTại một lớp học mầm non có 18 em thì 7 học sinh tử vong trong trận lũ quét. Các cô giáo mầm non lặng người xếp kỷ vật của các em trước khi trao về cho người thân.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục1 ngày trướcTrận lũ quét ở làng Nủ (Bắc Yên, Lào Cai) khiến 10 trẻ ở một điểm trường mầm non gặp nạn, trong đó đã tìm thấy thi thể 8 em, còn 2 em vẫn mất tích.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều trường học thông báo dừng tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” cho học sinh. Toàn bộ kinh phí tổ chức hoạt động này sẽ được chuyển sang ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi khắc phục hậu quả của bão Yagi và mưa lũ, nhiều trường đại học thông báo cho sinh viên đi học trở lại.