Bố mẹ vay nợ, "bóp mồm" tằn tiện cho con học trường quốc tế

Cách đây 3 năm, chị Minh cầm nhà vay ngân hàng để hai con theo học tại một trường quốc tế song ngữ. Đầu năm nay, chị bán nhà trả nợ và tiếp tục đóng tiền học hơn nửa tỷ đồng/năm cho con.

Cầm cố, bán nhà đóng tiền học cho con

Từ một vài trải nghiệm không mong muốn từ con và một số người quen khi học trường công, từ lâu vợ chồng chị Lê Minh, ở TP Thủ Đức, TPHCM xác định con sẽ học ngoài công lập. 

Bố mẹ vay nợ, bóp mồm tằn tiện cho con học trường quốc tế - 1

Nhiều gia đình chi những khoản tiền lớn để con theo học tại các trường quốc tế, song ngữ (Ảnh minh họa: Lê Đăng Đạt).

Sau khi tìm hiểu và dựa vào tài chính của gia đình thời điểm 7 năm trước, hai đứa con chị Minh lần lượt theo học tại một trường quốc tế song ngữ. Hiện một cháu học lớp 8, một cháu lớp 4, mức học phí hàng năm cả hai hơn 500 triệu đồng. 

Trước đây, chi phí ăn học cho hai con không nhỏ nhưng không phải áp lực với gia đình chị. Nhưng hơn 3 năm đổ lại, công việc làm ăn khó khăn, chồng chị phải bán nhiều tài sản để gồng gánh công ty thì tiền học của con trở thành vấn đề lớn. 

Khi đó chị Minh cầm cố nhà vay ngân hàng đóng tiền học cho con. Mới đây, để trả nợ ngân hàng và để con tiếp tục duy trì việc học, chị quyết định bán căn  nhà phố lâu năm, gia đình chuyển sang ở tại một căn chung cư.

Chị cũng sắp xếp lại chi tiêu, sinh hoạt để dồn tiền cho việc học của con. Ngoài ra, nếu kinh tế sắp tới không khởi sắc, chị dự tính khi bé nhỏ lên cấp 2 sẽ chuyển sang một trường tư thục có mức chi phí vừa phải hơn.

Bố mẹ vay nợ, bóp mồm tằn tiện cho con học trường quốc tế - 2

Phụ huynh ở TPHCM trong một chương trình tìm hiểu về trường song ngữ (Ảnh: Hoài Nam).

"Tôi nói thật, chỉ khi nào bố mẹ hết tiền, không xoay xở nổi, không còn lựa chọn thì mới tính toán lại. Còn vợ chồng tôi đều thống nhất sẽ cố gắng khi còn có thể để con có lộ trình học hành theo con đường, quan điểm, nhu cầu của gia đình", chị Minh nói.

Cả nhà tiêu 7 triệu, hai con học… 50 triệu đồng/tháng

Cuối ngày làm việc, chị N.H.N., nhà ở quận Bình Thạnh lại ghé vào quán ăn của em gái gom đồ khách không dùng đến đem về nhà. Có hôm ít cá kho, cơm nguội, có hôm ít đậu hũ, chả chiên... thường đủ cho gia đình chị sử dụng trong hai bữa.

Chị N. không ngại ngần cho hay không chỉ ở quán ăn của em gái, mà từ ăn uống ở công ty hay đi tiệc tùng, giỗ chạp, chị cũng gom đồ không ăn đến về sử dụng.

Thật ra, điều kiện gia đình chị không đến khó khăn nhưng việc này xuất phát từ quan điểm của chị là siết chặt chi tiêu để dành phần lớn thu nhập cho con học.  

Hơn nữa bản thân chị là người tiết kiệm, không muốn lãng phí thực phẩm.

Bố mẹ vay nợ, bóp mồm tằn tiện cho con học trường quốc tế - 3

Phần đồ ăn thừa chị N.H.N mang về từ quán ăn của em gái (Ảnh: Lê Đăng Đạt).

Hai con của chị N. học tại một trường song ngữ ở phân khúc vừa phải với mức hơn 200 triệu đồng/năm/học sinh.

Tính thời gian thực học, mỗi tháng vợ chồng chị N. chi gần 50 triệu đồng đóng tiền học cho hai con.

Xác định đây là con đường dài nên gia đình chị giảm các nhu cầu chi tiêu, sống đơn giản, nếu không muốn nói rất tằn tiện trong việc ăn uống, vui chơi, sinh hoạt, mua sắm…

Chi phí sinh hoạt mỗi tháng trong gia đình luôn cố gói gọn trong 7-8 triệu đồng, không tính các khoản chi tiêu lớn hay phát sinh. 

Gia đình chị N. phân chia, vợ quản lý việc chi tiêu, còn chồng cày cuốc ngoài giờ để tăng thu nhập. Nhiều người nói "tội gì phải khổ" nhưng theo chị, trong điều kiện hiện nay, họ chấp nhận áp lực về kinh tế, sinh hoạt để con ăn học.

Chị N. thừa nhận không phải phụ huynh nào cho con học trường tư đều giàu có, nhiều tiền. Không ít phụ huynh trong lớp con chị cũng như gia đình chị, thu nhập chỉ mức khá, đành cắt giảm các khoản khác dồn vào việc học cho con.

Chị N. cũng biết không ít trường hợp phải vay mượn, nợ ngân hàng, bán nhà để đóng tiền học cho con. Có nhiều theo không nổi, vì áp lực kinh tế phải chuyển trường cho con.

Theo số liệu do The Economist, tạp chí kinh doanh nổi tiếng của nước Anh công bố, năm 2018, người dân chi trả cho giáo dục tại Việt Nam lên 9 tỉ USD, tăng mạnh tính từ năm 2000 đến nay. 

Báo cáo của Tập đoàn HSBC chỉ ra vào năm  2017, cha mẹ Việt Nam chi tiêu cho giáo dục chiếm gần phân nửa (47%) tổng chi tiêu của gia đình.

Thị trường giáo dục ngoài công lập tại TPHCM bùng nổ khoảng 20 năm đổ lại đây với hàng trăm trường có mức học phí từ vài chục triệu đồng lên đến cả tỷ đồng/năm. Việc chi tiêu tiết kiệm, vay mượn để con ăn học tại các trường ngoài công lập không còn là chuyện lạ, chuyến hiếm.

Bố mẹ vay nợ, bóp mồm tằn tiện cho con học trường quốc tế - 4

Phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) căng băng rôn đòi nợ trường vào tháng 9/2023 (Ảnh: PHCC).

Điều này có thể thấy qua sự việc ồn ào tại Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị phụ huynh đòi nợ hàng ngàn tỷ đồng, việc học của học sinh bị gián đoạn mới đây.  Xuất phát từ mong mỏi con có môi trường học tập tốt, không ít gia đình cầm cố nhà cửa, vay ngân hàng đóng tiền trọn gói theo diện đầu tư  vào ngôi trường có mức học phí công bố lên đến cả tỷ đồng/năm này.

Theo một chuyên gia giáo dục ở TPHCM, việc bố mẹ đổ tiền cho con theo học ở khối giáo dục ngoài công lập là điều không khó lý giải, xuất phát từ nhu cầu để  con được thụ hưởng môi trường giáo dục tốt.

Khối tư thục có nhiều mô hình giáo dục hiện đại để gia đình lựa chọn theo nhu cầu, quan điểm, giá trị của gia đình. Trong khi giáo dục công lập quá tải, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, việc học nhiều áp lực, chưa chú trọng phát huy năng lực cá nhân… 

Tuy nhiên, khi chọn trường học cho con, các chuyên gia đều nhấn mạnh, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng an toàn tài chính theo lộ trình và cả những rủi ro. Gia đình cần tránh cố quá sức có thể dẫn đến bố mẹ rơi vào khó khăn, còn việc học của con "đứt gãy giữa đường"...

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/giao-duc/bo-me-vay-no-bop-mom-tan-tien-cho-con-hoc-truong-quoc-te-20240325120048474.htm

trường quốc tế


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.