Cả gan xưng "anh" trong bài kiểm tra, cậu học sinh bị cô nhắc vẫn chống chế với lý do "nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục"

Bị cô giáo nhắc nhở vì dám xưng "anh" khi trả lời câu hỏi trong bài kiểm tra, cậu học sinh này vẫn chống chế với lý do hài hước.

Bị cô giáo nhắc nhở vì dám xưng "anh" khi trả lời câu hỏi trong bài kiểm tra, cậu học sinh này vẫn chống chế với lý do hài hước.
 

Trong tiếng Việt, số lượng từ ngữ dùng để xưng hô là rất nhiều, khó có thể thống kê thành 1 con số xác định. Mỗi đại từ nhân xưng đều mang một sắc thái biểu cảm riêng, ngọt ngào thì có anh - em, chị - em, thân mật, suồng sã giữa người ngang hàng phải lứa thì tao - mày... Bởi vậy, trong giao tiếp, cần phải xác định rõ đối tượng để biết cách đối đáp cho phù hợp. 

Trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, thông thường sẽ hay xưng thầy/cô - em, hoặc với các bé mầm non, tiểu học là thầy/cô - con. Thế nhưng, mới đây một cậu học trò lại cả gan xưng "anh" với giáo viên khiến ai nấy sửng sốt.

Cả gan xưng anh trong bài kiểm tra, cậu học sinh bị cô nhắc vẫn chống chế với lý do nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục-1

Cậu học trò to gan dám xưng "anh" vào bài thi Văn.

Cụ thể, trong đề thi Văn có 1 câu hỏi: "Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói: Tấm lòng rộng lớn...", cậu học trò này đã rành rọt trả lời: "Anh đồng tình với câu nói trên". Sau đó, cậu hồn nhiên diễn giải lý do cho lựa chọn của mình.

Giáo viên khi chấm bài kiểm tra Văn này cũng có ít nhiều sửng sốt nhưng không thốt nên lời, sau cùng chỉ khoanh lại đại từ "anh" rồi hỏi chấm (?).

Kể ra, người hỏi gọi anh/chị thì bản thân người trả lời xưng anh không hề sai. Thế nhưng, xét theo vai vế trong trường học, rõ ràng người ra đề là thầy cô, người chấm cũng là thầy cô, học sinh xưng em mới phải phép!

Và xưa nay dù học sinh nào cũng từng gặp câu hỏi kiểu này rồi nhưng nào ai dám cả gan xưng "anh/chị" vào bài thi đâu, ngoại trừ cậu nam sinh này. Tới khi bị cô giáo nhắc nhở, cậu chàng vẫn lên tiếng chống chế: "Em chỉ xưng hô đúng thôi mà cô!".

Cả gan xưng anh trong bài kiểm tra, cậu học sinh bị cô nhắc vẫn chống chế với lý do nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục-2

Trong giờ kiểm tra nước sôi lửa bỏng mà cậu nam sinh này còn dám làm liều cho được! (Ảnh minh họa)

Ngay sau khi đăng tải lên 1 hội nhóm chuyên bàn chuyện trường lớp, bài kiểm tra này đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Ai nấy cũng hùa vào trêu cậu học trò này, một số thì cũng giả "ngơ" tán thành:

- Lớp tớ cũng thế, người chấm còn ghi: Xưng "anh" với ai?

- Giáo viên kì ghê, hỏi sao chúng em trả lời vậy mà. Buồn.

- Không có gì thuyết phục hơn.

- Đúng nhưng mà lại không đúng.

- Thầy cô thật phi lý ha ha.

- Rõ ràng là hỏi "anh/chị" mà nhỉ!

- Nỗi buồn không của riêng ai.

- Nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục.

- Chí khí anh hùng.

- Cười đau ruột.

- Cô hỏi sao em trả lời vậy còn đòi gì?

- Xưa cũng có ý định ghi như vậy, nhưng không dám?

Cả gan xưng anh trong bài kiểm tra, cậu học sinh bị cô nhắc vẫn chống chế với lý do nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục-3

(Ảnh chụp màn hình)

Có lẽ ngọn nguồn của sự viện cũng do tiếng Việt quá phong phú, đa dạng về cách xưng hô. Chứ thử như tiếng Anh chỉ có "I - You" xem, làm gì còn tình huống dở khóc dở cười như này chứ.

 


Theo Helino

 


nhất quỷ nhì ma

học trò

Nam sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.