- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu đố tiếng Việt: "Vì sao dùng "Cãi chày cãi cối" mà không phải là vật dụng khác?" - Có kiến thức đỉnh lắm mới đoán ra được
Tại sao khi nói đến việc tranh cãi không lý lẽ thì chày và cối lại xuất hiện, chứ không là sự vật gì khác?
- Câu đố Tiếng Việt: "Thân em xưa ở bụi tre, mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra. Đố là cái gì?" – Ai sáng dạ lắm mới đoán ra
- Câu đố Tiếng Việt: "Vì sao gọi CHỈ VÀNG mà không gọi GRAM VÀNG?" - Đáp án siêu BẤT NGỜ, nghe xong mắt chữ O mồm chữ A
- Câu đố tiếng Việt: "Cái gì CỨNG nhất trên cơ thể con người?" - Trả lời XƯƠNG là sai bét nhè, IQ cao sẽ đoán ngay ra thứ khác
Là người Việt Nam, chắc chắn bạn đã từng nhiều lần nghe, thậm chí từng dùng câu thành ngữ: "Cãi chày cãi cối". Theo Lê Gia, tác giả quyển Tiếng nói nôm na (sưu tầm dân gian) thì "cối" do chữ "côi" là lạ lùng, hiếm có, quái gở; cũng do chữ "cứ" là bướng bỉnh, xấc láo; từ "chày" cũng có nghĩa là lâu lắc, kéo dài...
Theo "Việt Nam tự điển" (1931) thì: "Chày là đồ dùng bằng gỗ hay bằng gang dùng để giã vào cối". Khi giã, chày được vận dụng sức người để giã liên tục, kéo dài. Dù vật dụng đó cứng/dai/rắn cỡ nào đi nữa, hễ đã cho vào cối thì chày cứ vung lên nện xuống cho đến lúc nhuyễn nhừ mới thôi. Vật trong cối, dưới chày nằm yên "chịu trận", không thể thoát ra ngoài.
Thành ngữ "cãi chày cãi cối" vì thế nói tắt là "chày cối" ngụ ý chỉ những người cố dùng lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác.
Thành ngữ "cãi chày cãi cối" vì thế nói tắt là "chày cối" ngụ ý chỉ những người cố dùng lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình.
Lời ăn tiếng nói là một hình thức bộc lộ tình cảm, tính cách và nhân cách của con người trong đời sống cũng như trong xã hội. Khi cư xử, giao tiếp đúng mức, đúng chuẩn thì con người sẽ được yêu thương, tôn trọng. Ngược lại, nếu đặt điều, bất lịch sự, cố chấp không tiếp thu thì tất yếu sẽ bị xa lánh. Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời để vẫn diễn đạt được hết ý mình mà lại vừa lòng người. Kể cả trong những trường hợp khó nói, hay tế nhị, nhạy bén nhất…
Một số thành ngữ, tục ngữ khác liên quan đến vấn đề giao tiếp:
- Ăn đơm nói đặt: Nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
- Ăn ốc nói mò: Người gặp gì nói nấy, không có chi mới lạ, không có sáng kiến, suy đoán dông dài. Nói năng xiên xẹo, không có căn cứ, không chính xác, hùa theo người khác.
- Ăn không nói có: Tức là nói những chuyện mà không phải mình tận mắt chứng kiến hay tham gia nhưng vẫn thể hiện mình là người hiểu rõ câu chuyện nhất, nói theo cách vu khống, bịa đặt.
- Khua môi múa mép: Lời nói ba hoa, khoác lác, phóng đại sự thật hoặc có thể là những điều không có nhưng lại nói như thật, cốt để khoe khoang hay phố trương thân thế.
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.
- Ăn có nhai, nói có nghĩ: Ăn uống nên từ tốn, nói năng nên thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi nói... Trước khi nói điều gì, phải suy nghĩ kĩ như ăn phải nhai.
- Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời: Cái chuông muốn biết tốt hay không phải thử tiếng kêu, còn con người muốn biết người đó có ngoan hay không cần phải dựa vào lời nói, xưng hô trong đời sống.
- Một câu nhịn bằng chín câu lành: Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Giáo dục10 giờ trướcChiều 27-6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã chính thức công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên, tích hợp.
-
Giáo dục19 giờ trướcKhông bàn bạc, không cho phụ huynh và học sinh biết trước, trường Tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ ra thông báo chuyển hàng trăm học sinh sang trường khác. Lý do... để 'trường xây dựng chuẩn Quốc gia'.
-
Giáo dục22 giờ trướcNgày 24/6/2022, Tập đoàn Vingroup vừa tổ chức Lễ trao học bổng KHCN Vingroup cho 30 du học sinh bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ - niên khóa 2022, đồng thời công bố ra mắt Mạng lưới Học giả trẻ Vingroup Toàn cầu.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi biết điểm thi lớp 10, thí sinh có thể nộp đơn xin phúc khảo lại bài thi tại nơi đã học. Điểm chuẩn các trường chuyên sẽ được công bố sau 3 ngày. Điểm chuẩn các trường thường công bố sau 2 tuần.
-
Giáo dục1 ngày trướcPhan Nguyễn Gia Bảo đã trở thành thủ khoa thi vào lớp 10 công lập tại TP.HCM với 29 điểm. Ngoài ra, cậu bạn còn lập 'cú đúp' đỗ 2 lớp chuyên của trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
-
Giáo dục2 ngày trướcTP. Hồ Chí Minh vừa công bố điểm thi vào lớp 10. Trong tổng số 92.700 thí sinh dự thi lớp 10 thì có gần một nửa đạt điểm dưới 5 môn Toán.
-
Giáo dục2 ngày trướcHôm nay, 3.578 học sinh làm bài khảo sát năng lực vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Chỉ tiêu tuyển sinh là 525 học sinh.
-
Quiz2 ngày trướcTin rằng những nỗ lực của họ sẽ không vô ích, và sẽ có luôn là những người cao quý xung quanh.
-
Giáo dục3 ngày trướcMới đây, một bài văn ngắn của cô bé tiểu học tả về chị gái được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân tình xôn xao.
-
Giáo dục3 ngày trướcSáng 24-6, Sở GD-ĐT Đà Nẵng thông báo điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022 – 2023.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM năm nay, môn Toán có 92.074 thí sinh dự thi. Trong đó, số thí sinh có điểm dưới 5 là 41.775 thí sinh
-
Giáo dục3 ngày trướcTheo kế hoạch tuyển sinh đại học, tuyển sinh ngành giáo dục mầm non cao đẳng năm 2022 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trong thời gian từ 22/7 đến 20/8.