Câu đố Tiếng Việt: "Vì sao gọi CHỈ VÀNG mà không gọi GRAM VÀNG?" - Đáp án siêu BẤT NGỜ, nghe xong mắt chữ O mồm chữ A

Có bao giờ bạn thắc mắc từ "chỉ" trong "chỉ vàng" có nguồn gốc từ đâu không?

Người Việt ta rất tự hào vì có vốn Tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là thứ ngôn ngữ được kết tinh từ lịch sử bao đời nay của ông cha; từ lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại, phát triển nhằm bảo vệ, dựng xây đất nước.

Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó còn là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam. Điều này được nhiều nhà văn, nhà thơ dùng những tác phẩm để ca ngợi. Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng hết lời ngợi khen: "Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa/Óng tre ngà và mềm mại như tơ".

Sở dĩ Tiếng Việt phong phú bởi ngoài các từ gốc thì còn được vay mượn ở nước ngoài. Đặc biệt, có những từ được sử dụng hàng ngày nhưng 99% người dùng không biết nguồn gốc, xuất xứ của nó, chẳng hạn như từ "chỉ" trong từ "chỉ vàng". Có bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao ông cha ta từ xưa đến nay lại dùng từ "chỉ" làm đơn vị đo lường?

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao gọi CHỈ VÀNG mà không gọi GRAM VÀNG? - Đáp án siêu BẤT NGỜ, nghe xong mắt chữ O mồm chữ A-1Từ "chỉ" trong "chỉ vàng" có nguồn gốc từ tiếng Khmer. (Ảnh minh hoạ)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe mọi nhắc nhiều đến từ này như: "Bán cho tôi một chỉ vàng để vía Thần Tài", "Giờ một chỉ vàng có giá bao nhiêu nhỉ? Tăng hay giảm vậy?", "Bao giờ cưới, mẹ sẽ tặng vài chỉ?"…

Theo Tầm nguyên tự điển Việt Nam của Lê Ngọc Trụ, từ "chỉ" trong "chỉ vàng" bắt nguồn từ tiếng Khmer là từ "chêk". Đây là một đơn vị có trọng lượng là 3,675 gram. Như vậy, "chỉ" là một đơn vị đo khối lượng, tương tự như tấn, tạ, kilogram, gram,… thường được sử dụng trong việc đo khối lượng vàng tại thị trường Việt Nam và có xuất xứ từ tiếng Khmer.

Ngày nay, trong những ngày lễ trọng đại, đặc biệt là ngày cưới, gia đình 2 bên thường trao tặng cho con cái chỉ vàng để có vốn làm ăn. Tuỳ vào hoàn cảnh mỗi nhà để họ đưa ra được số lượng chỉ vàng. Cô dâu nào nhận được nhiều chỉ vàng trong ngày cưới sẽ cảm thấy hạnh phúc, may mắn, đủ đầy. 

Ngoài ra, Tiếng Việt còn có một số từ "chỉ" khác bao gồm:

- "Chỉ" trong "chỉ trỏ", "chỉ bảo" bắt nguồn từ chữ Hán, nghĩa là "ngón tay, chỉ trỏ".

- "Chỉ" có nghĩa là "duy nhất" (chỉ còn mình tôi) cũng có gốc Hán, nghĩa là "mỗi một".

- "Chỉ" trong "sợi chỉ" bắt nguồn từ âm Hán Việt, nghĩa là "may áo".

- "Chỉ" trong "địa chỉ" vốn được viết bằng Hán tự, nghĩa là "nền đất".

- "Chỉ" trong "đình chỉ" bắt nguồn từ chữ Hán, nghĩa là "dừng lại".

Tiếng Việt giàu đẹp và thật thú vị! Chắc hẳn đến đây các bạn đã trang bị thêm cho mình kiến thức bổ ích về ngôn ngữ Việt đúng không nào!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cau-do-tieng-viet-vi-sao-goi-chi-vang-ma-khong-goi-gram-vang-dap-an-sieu-bat-ngo-nghe-xong-mat-chu-o-mom-chu-a-162220705060008488.htm

tiếng Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.