Câu thành ngữ: "Kẻ tám lạng, người nửa cân", dám cá 100% người dùng hiểu nhầm: Nghe nguồn gốc té ngửa người

Một câu thành ngữ phổ biến trong cuộc sống nhưng đến 100% người dùng hiểu nhầm, không rõ nguồn gốc của nó.

Trong cuộc sống, khi có xảy ra tranh cãi, đôi co mà hai bên đều cương quyết muốn dành phần thắng về mình hoặc trong trường hợp "ngang cơ" nhau, người ngoài nhìn vào thường nói: "Kẻ tám lạng, người nửa cân đây mà". Tới nay nhiều người vẫn thắc mắc tại sao "tám lạng" (800gr) lại so sánh với "nửa cân" (500gr), chênh nhau đến 300gr mà. Một số người khác lại hiểu theo nghĩa "xấp xỉ bằng nhau".

Vì vậy, câu thành ngữ xưa xuất hiện nhiều kiểu biến tấu, nói khác đi: "Người chín lạng, kẻ một cân", "Kẻ bốn lạng, người nửa cân". Có lẽ, người dùng cảm thấy nếu chênh nhau đến ba lạng thì hơi quá nên tự rút bớt khoảng cách còn một lạng để nghe hợp lí hơn.

Câu thành ngữ: Kẻ tám lạng, người nửa cân, dám cá 100% người dùng hiểu nhầm: Nghe nguồn gốc té ngửa người-1
"Kẻ tám lạng, người nửa cân" là câu thành ngữ được sử dụng thường xuyên nhưng ít ai biết được nguồn gốc của nó. (Ảnh minh hoạ)

Thực tế, theo hệ thống đo lường xưa, một cân tương đương với mười sáu lạng. Cân này còn gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân Tây" (tương ứng với mười lạng). Như vậy, tám lạng đúng bằng với nửa cân ta. Câu nói: "Kẻ tám lạng, người nửa cân" là hoàn toàn chính xác. Ngày xưa, khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc, người ta thường dùng cân ta.

Theo Thành ngữ, tục ngữ lược giải của tác giả Nguyễn Trần Trụ có giảng: "Kẻ bia tám lạng, kẻ này nửa cân: Tám lạng cũng là nửa cân. Ý nói 2 bên bằng nhau, không hơn không kém".

Trong cuốn Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức cũng giải thích: "Kẻ kia tám lượng (lạng), người này nửa cân: Bằng nhau, không ai hơn ai (một cân có mười sáu lạng". Câu thành ngữ này vốn bắt nguồn từ thành ngữ Tiếng Trung: "Bán cân bát lượng".

Câu thành ngữ: Kẻ tám lạng, người nửa cân, dám cá 100% người dùng hiểu nhầm: Nghe nguồn gốc té ngửa người-2
Ngày xưa, người ta thường dùng cân ta để cân đo, một cân xưa bằng mười sáu lạng. (Ảnh minh hoạ)

Phía dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự ngỡ ngàng xen lẫn hài hước:

- Mình cũng thắc mắc câu này từ lâu rồi nhưng giấu trong lòng, không dám hỏi ai.

- Giờ thời đại vàng bạc lên ngôi rồi, đổi câu khác đi, chẳng hạn như: "Kẻ năm phân, người nửa chỉ".

- Tới giờ mới biết nguồn gốc câu thành ngữ này, từ trước vẫn nghĩ 500gr với 800gr.

Tóm lại, "Kẻ tám lạng, người nửa cân" vốn là cách nói chỉ sự ngang tài ngang sức dựa trên hệ thống đo lường xưa, với một cân bằng mười sáu lạng.

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cau-thanh-ngu-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-dam-ca-100-nguoi-dung-hieu-nham-nghe-nguon-goc-te-ngua-nguoi-16222140206002834.htm

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.