- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô gái bị teo cơ tuỷ sống tốt nghiệp đại học loại giỏi
Năm 2 tuổi, Thảo Nguyên đến từ Ninh Thuận mắc bệnh teo cơ tuỷ sống và gắn với chiếc xe lăn từ đấy đến nay. 20 năm sau cô tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Tôn Đức Thắng và nuôi ước mơ làm giáo viên.
Nhận bằng tốt nghiệp trên chiếc xe lăn
Nguyễn Phan Thảo Nguyên, 22 tuổi, quê Ninh Thuận, nằm trong số ít sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm nay. Với 8,6/10 điểm, Nguyên nhận bằng loại giỏi – ngành Sư phạm tiếng Anh. Trong lễ tốt nghiệp hôm nay (1/11) Nguyên nhận bằng trên xe lăn và được hiệu trưởng của trường là TS Trần Trọng Đạo ngồi xuống trao cho cô.
“Mình rất xúc động, 4 năm sinh viên là hành trình rực rỡ nhất trong 22 năm cuộc đời. Con đường mình đi qua đầy chông gai nhưng cũng nhiều quá đỗi nắng ấm và yêu thương”- Nguyên nói.
TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngồi xuống trao bằng tốt nghiệp cho Thảo Nguyên
Sinh ra vốn khoẻ mạnh nhưng đến 18 tháng tuổi, căn bệnh bắt đầu ập đến với Nguyên. Để cứu con gái, bố mẹ cô cũng là hai bác sĩ đưa con đi chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng gia đình như chết lặng khi cô được kết luận mắc bệnh teo cơ tuỷ sống, căn bệnh khiến Nguyên không thể đi lại được, hạn chế vận động và phải gắn với chiếc xe lăn suốt đời.
Lên cấp 2, Nguyên bắt đầu nhận thức được cơ thể mình khác biệt với mọi người. Nhìn bạn bè chạy nhảy, trêu đùa cô cảm thấy tự ti khi phải ngồi trên xe lăn. Giai đoạn học cấp 3 là lúc tâm sinh lý phát triển, Nguyên chỉ muốn co mình lại vì sợ làm phiền người xung quanh. Lúc này cô có nhiều suy nghĩ nhất là lúc so sánh mình với người khác.
Câu hỏi “tại sao lại là mình, tại sao mình lại bị bệnh” cứ văng vẳng trong đầu. Nhìn ba mẹ tìm mọi cách chạy chữa, động viên mình hằng ngày, Nguyên quyết định không gục ngã. Cô xác định chỉ có con đường đi học và đi học mới là niềm vui để quên đi bệnh tật, khiếm khuyết trên cơ thể.
'Đứng trên bục giảng là niềm vui vô bờ bến'
4 năm trước, Thảo Nguyên đăng ký vào Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngành Sư phạm tiếng Anh với mong muốn sau này được làm cô giáo. Dù ngồi xe lăn, việc học không làm khó được Nguyên. Trong suốt 4 năm học, điểm các môn luôn đạt từ 8.0 trở lên. Cô cũng đạt IELTS 7.0 ở lần thi thứ nhất.
Thảo Nguyên nói, quãng đời sinh viên đã giúp cô thay đổi tính cách từ một người nhút nhát, khép kín tự ti trở thành một người đầy ước mơ, hoài bão. Chính thời gian này Nguyên cảm thấy mình có đủ tự tin thực hiện những điều giống như bạn bè cùng trang lứa. Môi trường đại học cũng cho cô những người bạn, thầy cô hết mực giúp đỡ, trong đó có cô giáo Thu Anh - giáo vụ khoa luôn hỗ trợ cô bất cứ khi nào, hay cô Tuyết Tâm đã đưa ra lời khuyên hợp lý giữa lúc cô mông lung vì chọn chuyên ngành nào để học.
Nguyễn Phan Thảo Nguyên, 22 tuổi, quê Ninh Thuận, nhận bằng loại giỏi ngành Sư phạm tiếng Anh.
Nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, Nguyên quyết định về quê hương Ninh Thuận để theo đuổi ước mơ làm giáo viên. Với khiếm khuyết của mình, Nguyên biết sẽ rất khó được nhận vào công tác ở các trường công lập. Trước mắt, cô dự định sẽ mở một lớp dạy tiếng Anh ở nhà để thoả mãn đam mê giảng dạy, cũng như mang đến điều kiện học hành cho những bạn nhỏ khó khăn. Song song đó cô làm gia sư online để trau dồi thêm khả năng và kinh nghiệm, khi có cơ hội sẽ thi tuyển làm giáo viên của một trường gần nhà.
“Đối với em, đứng trên bục giảng, truyền cảm hứng cho các em học sinh là niềm hạnh phúc vô bờ bến”- cô nói.
Cô gái trẻ quan niệm, làm việc gì cũng phải đặt cả trái tim vào đó. Vì chỉ khi thực sự quan tâm mới có thể dốc hết sức mình, làm với trách nhiệm cao. Dù kết quả thế nào, hãy tự hào vì đã cố gắng hết mình. Thất bại không phải là dấu chấm hết mà đôi khi chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thay đổi.
Nguyên và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp đại học bên gia đình
Có mặt trong ngày con gái nhận bằng tốt nghiệp, ông Nguyễn Thành An nói, gia đình chỉ muốn việc học là niềm vui cho con, để con được tiếp xúc với mọi người, quên đi bệnh tật. Hôm nay chứng kiến con nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, với ông đấy là niềm vui không gì diễn tả được.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcThanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Trường THPT Tô Hiến Thành vì đã tuyển sinh “chui” 174 học sinh khi chưa đủ điều kiện hoạt động.
-
Giáo dục5 giờ trướcMột số phụ huynh Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) bày tỏ không đồng thuận với đề xuất đóng 800 nghìn đồng/học sinh chỉ để tổ chức văn nghệ trong trường.
-
Giáo dục6 giờ trướcViệc Bộ GD&ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi vào lớp 10 khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.
-
Giáo dục10 giờ trướcHình ảnh được giáo viên chia sẻ chụp lại bài kiểm tra tiếng Anh của học sinh khiến cư dân mạng phẫn nộ.
-
Giáo dục10 giờ trước"Tại Việt Nam, nhiều người thậm chí học tiếng Anh cả chục năm vẫn không sót lại được chữ nào. Chừng nào chúng ta vẫn coi tiếng Anh là một môn học, chừng đó sẽ không thể biến việc dùng tiếng Anh như “cơm ăn nước uống hàng ngày”, thầy Khoa nói.
-
Giáo dục22 giờ trướcHiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, đại diện Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp cho biết trường này đã quyết định mức thưởng Tết cho giáo viên năm nay với mức cao nhất 35 triệu.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM lên tiếng việc hai tiến sĩ là giảng viên của trường này giành nhau bản quyền một cuốn sách ra mắt cách đây hơn 1 tuần.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐây là một trong những quy định trong bộ quy tắc ứng xử Trường THCS Trực Thuận (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) áp dụng cho học sinh toàn trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcVới mức thu học phí mới được phê duyệt, Hà Nội yêu cầu các trường công lập chất lượng cao và công lập tự chủ cam kết đảm bảo chất lượng tương xứng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT hằng năm “nóng rẫy”, học sinh áp lực, căng thẳng vì cạnh tranh khốc liệt để giành suất vào trường công lập. Nhưng đến thời điểm này các địa phương vẫn phải thấp thỏm chờ quy chế của Bộ GD&ĐT sau đó mới có thể xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, phụ huynh của "Trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" cơ sở Long Biên (Hà Nội) bất ngờ khi nhận tin nhắn từ giáo viên thông báo tạm nghỉ việc vì trường nợ lương.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau ba buổi học tập và thực hành sôi nổi, workshop Lập trình - Trí tuệ nhân tạo do Trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp (GETI) kết hợp với Trung tâm GDNN - GDTX Quận Tây Hồ tổ chức cuối tháng 11 vừa qua đã chính thức khép lại, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn học sinh tham gia.