Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất

Nên chọn Đại học Ngoại thương hay Đại học Kinh tế Quốc dân là câu hỏi khiến nhiều sinh viên phải đau đầu trong mỗi mùa tuyển sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã kết thúc và đây là thời điểm mà các trường đại học trên cả nước lần lượt công bố điểm sàn, điểm chuẩn. Với nhiều thí sinh, việc lựa chọn vào đại học nào thật sự khó khăn bởi mỗi trường đều có những thế mạnh riêng, ngoài ra còn có cả những ưu điểm, hạn chế.

Những năm gần đây, hai ngôi trường ở Hà Nội thường xuyên được đặt lên bàn cân so sánh là Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) và Đại học Ngoại thường (FTU). Đây đều là hai ngôi trường hàng đầu Việt Nam về việc đào tạo khối ngành kinh tế. Do có nhiều điểm tương đồng nên nhiều thí sinh đủ điểm trúng tuyển 2 trường nay thường phải phân vân, cân nhắc rất nhiều. 

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập vào năm 1956. Đây là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao, tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Về cơ sở vật chất: NEU có cơ sở vật chất, hạ tầng hết sức khang trang và hiện đại. Nói đến NEU, người ta thường nghĩ đến ngay "Tòa nhà thế kỷ" như một biểu tượng gắn liền với ngôi trường danh tiếng này. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, được đưa vào sử dụng từ khóa 2017-2018, có 10 tầng với 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy. Các phòng học, thư viện của trường đều rất xịn xò.

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-1

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-2

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-3

Tòa nhà thế kỷ - Niềm tự hào của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân.

Về học phí: Dù là trường công lập nhưng học phí của NEU lại khá cao so với các trường công lập khác. Học phí tại ngôi trường này rơi vào khoảng từ 15,5 triệu đồng đến 19 triệu đồng/năm học.

Các ngành đào tạo: NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng....

Nhìn chung, NEU đào tạo chuyên sâu vào học thuật cho sinh viên. So với các trường kinh tế khác thì mức độ học thuật, khái quát ở các môn học của NEU khá cao và nhiều trường đại học cũng thường xuyên tham khảo sách của NEU. Sinh viên NEU được đánh giá có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo vững và khi ra trường rất nhiều người đã trở thành lãnh đạo cấp cao của nhà nước, lãnh đạo của các tập đoàn lớn. 

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-4

Các cựu sinh viên nổi tiếng có thể kể đến như: Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Tiến sĩ Lê Đức Thúy; Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long; Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình và Geleximco - Vũ Văn Tiền; Tổng Giám đốc Vietinbank - Lê Đức Thọ; Tổng Giám đốc Vietcombank - Phạm Quang Dũng; Nguyên tổng giám đốc FPT - Trương Đình Anh;...

Cơ hội việc làm sau khi ra trường: Trong 1 buổi tổ chức buổi tư vấn trực tuyến tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân, TS Lê Việt Thủy - Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo cho biết: Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm ở ĐH Kinh tế Quốc dân là 95%. Mức lương trung bình của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường là 9-10 triệu.

Tuy nhiên, sinh viên có việc làm đúng ngành thì chưa tới 95% vì phương thức đào tạo của nhà trường hướng tới diện rộng nên khi ra trường các em có thể làm các ngành khác, chẳng hạn như làm quản trị kinh doanh có thể ra làm ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn có phương thức hỗ trợ việc làm cho sinh viên.

Với mức lương 3.000 USD (70 triệu đồng) của sinh viên ĐH Bách khoa, Ngoại thương, Khoa học Tự nhiên vừa mới ra trường như báo chí đưa tin, TS Lê Việt Thủy cho rằng đó là con số rất ít đối với tất cả các trường ĐH.

Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại thương (FTU) được thành lập vào năm 1960, tiền thân là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý nhưng đặt tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).

Trải qua nhiều năm đào tạo, FTU trở thành một trong những trường đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế, với thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh. 

Về cơ sở chất: Cả 3 cơ sở của FTU ở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh đều có trang thiết bị, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Các phòng học đều được trang bị máy điều hòa, hệ thống âm thanh, máy chiếu phục vụ cho nhu cầu học tập, công tác giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên. 

Trong khuôn viên nhà trường có thư viện lớn được trang bị đầy đủ thiết bị với hàng nghìn đầu sách để phục vụ việc học tập, tra cứu của sinh viên. Các đầu sách đa dạng nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, lịch sử,… 

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-5

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-6

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-7

Đại học Ngoại thương có cơ sở vật chất hiện đại.

- Về học phí: Học phí rơi vào khoảng 18,3 triệu đồng/năm. Tăng không quá 10% mỗi năm. Học phí thu dựa trên số tín chỉ học nên mỗi ngành với số tín chỉ học khác nhau học phí sẽ khác nhau. Học phí các ngành mỗi năm tăng không quá 10%.

- Các ngành đào tạo: Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Một số ngành điển hình của trường như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,...

Nếu NEU thiên về đào tạo học thuật thì FTU thiên về đào tạo, phát triển kỹ năng. Theo đánh giá của nhiều sinh viên từng theo học, chương trình học ở FTU không nặng về lí thuyết như hầu hết các trường kinh tế khác mà tập trung vào trải nghiệm cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên.

Ngoài ra sinh viên cũng được tạo nhiều cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh, học về các kĩ năng như sắp xếp thời gian, quản lí công việc, kĩ năng giao tiếp,...

Dành cho những thí sinh đang phân vân giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân: Đây là so sánh giúp bạn có cái nhìn sáng suốt nhất-8

Các cựu sinh viên nổi tiếng của FTU: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình, sinh viên khóa 31 - Vũ Đại Thắng; Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank - Vũ Viết Ngoạn; Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Lê Thị Thu Thủy; Chủ tịch quỹ đầu tư Cyber Agent - Shark Nguyễn Mạnh Dũng;...

Cơ hội việc làm sau khi ra trường: Sinh viên FTU ra trường có nhiều lợi thế về ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng mềm nên không khó khăn khi đi xin việc. Theo hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, trường này đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thuộc diện cao nhất, 98%. 

Từ trước đến nay, sinh viên FTU vẫn luôn bị gắn mác "kiêu, chảnh", chỉ làm việc với mức lương từ 20 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên theo một số cựu sinh viên FTU, vạch xuất phát của các bạn cũng như sinh viên các trường khác và phải học hỏi từ những việc nhỏ nhất để trau dồi, tích lũy kinh nghiệm làm việc. 

Hiện nay, sinh viên FTU ra trường với mức lương trung bình từ 8 triệu đồng/tháng trở lên. Tất nhiên, nếu sinh viên có năng lực chuyên môn giỏi thì việc kiếm được lương nghìn đô cũng có thể xảy ra.

Nhìn chung, tỷ lệ có việc làm và chất lượng đào tạo của cả hai trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Ngoại thương đều rất cao. Nhiều sinh viên dù chưa ra trường nhưng đã có việc làm. Vậy nên lựa chọn Ngoại thương hay Kinh tế Quốc dân đều tốt và có điểm mạnh riêng, tùy vào cảm nhận cá nhân của mỗi sinh viên.

Bên cạnh đó ngoài học ở trường lớp thì sinh viên còn phải tích cực học tập, trao dồi thêm các kiến thức ở ngoài xã hội, các kỹ năng mềm,... Cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/danh-cho-nhung-thi-sinh-dang-phan-van-giua-dai-hoc-ngoai-thuong-va-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-day-la-so-sanh-giup-ban-co-cai-nhin-sang-suot-nhat-162200909090203982.htm

Đại học Ngoại thương

Đại học Kinh Quốc Dân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.