- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đạt 28.15 điểm, nam sinh "10 năm cõng bạn đi học" trượt NV1 vào Đại học Y Hà Nội, nhưng tiếc nuối nhất là câu chuyện phía sau
Mặc dù đôi bạn đều đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệt vừa rồi, nhưng Minh Hiếu lại không vào được Đại học Y Hà Nội như đúng tâm nguyện.
Kì thi THPT Quốc gia năm 2020 đã để lại nhiều ấn tượng bởi không chỉ là kì thi được tổ chức trong hoàn cảnh dịch Covid-19 mà còn có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa xung quanh. Và một trong những câu chuyện ấy phải kể đến tình bạn đẹp của cặp bạn thân Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu đến từ trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa.
Minh Hiếu gây xúc động khi 10 năm qua luôn cõng người bạn của mình không may khiếm khuyết đến trường và cả 2 đều có thành tích học tập xuất sắc.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh đều đạt được kết quả rất cao, trên 28 điểm. Hiếu thi khối B, có điểm số môn Toán 9,4 điểm, Hóa 9,75 điểm, Sinh 9 điểm. Còn Minh thi khối A, có điểm môn Toán 9,6 điểm, Lý 9,25 điểm, Hóa 9,25 điểm.
Tình bạn và ước mơ đẹp của hai cậu bạn.
Với số điểm của mình, Minh đã đỗ vào học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Công nghệ Thông tin như đúng nguyện vọng. Còn Hiếu ước mơ được vào Trường Đại học Y Hà Nội, tuy nhiên em lại thiếu 0,25 điểm.
Những tưởng, ước mơ cùng nhau lên đại học và cùng nhau tiếp tục đến trường sau hành trình 10 năm qua sẽ thành hiện thực, nhưng với biến động của điểm chuẩn năm nay khiến đôi bạn phải chia xa trong tiếc nuối.
Minh Hiếu không đỗ Đại học Y Hà Nội vì thiếu 0,25 điểm.
Chị Đinh Thị Thủy, mẹ Hiếu cho biết, tối qua khi biết điểm con không đỗ Trường Đại học Y Hà Nội như nguyện vọng, Hiếu buồn không muốn nói chuyện với ai. Sợ xoáy sâu vào nỗi buồn của con, bố mẹ em không dám hỏi han nhiều mà chỉ biết động viên.
“Từ khi đi còn học cấp 3, Hiếu đã ước mơ thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội và muốn trở thành bác sĩ. Cháu Hiếu còn bảo sẽ làm bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo và đôi chân của Minh. Cháu còn muốn được học gần Minh để tiếp tục giúp đỡ bạn ấy trong khoảng thời gian học đại học. Bây giờ, cháu không đỗ Đại học Y Hà Nội mà chỉ đỗ Y Thái Bình nên nó buồn lắm”, chị Thủy chia sẻ.
Thầy Nguyễn Đình Tuấn, giáo viên chủ nhiệm của Hiếu và Minh đánh giá, Hiếu học rất tốt, em thiếu 0,25 điểm một phần có thể là thiếu may mắn. Hoàn cảnh gia đình em không được khá giả, chính vì thế nên Hiếu luôn cố gắng và nỗ lực.
Để có thêm tiền giúp đỡ gia đình và làm hành trang bước vào đại học, sau khi thi tốt nghiệp THPT xong, em đã theo bố ra tận Bắc Ninh làm phụ hồ.
Gia đình và nhà trường đều rất buồn khi Hiếu không thực hiện được ước mơ.
“Hiếu là một tấm gương điển hình, sau khi biết điểm, nhà trường cũng đang cố gắng liên hệ với trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào đó tạo điều kiện tốt nhất cho em mà không trái luật thì là cái tốt. Có như vậy thì các em mới được ở gần nhau và tiếp tục hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống và học tập”, thầy Tuấn nói.
Câu chuyện cảm động của hai em đã được lan tỏa đến tất cả mọi người, khi có thông tin Minh Hiếu thiếu điểm vào Đại học Y Hà Nội không ít người đã bày tỏ sự tiếc nuối và xót xa bởi ước mơ của Minh Hiếu vô cùng đẹp và ý nghĩa, chỉ thiếu một chút may mắn mà em đã phải tạm dừng ước mơ đẹp đó. "Mong nhà trường xem xét và đặc cách cho em theo đuổi ước mơ, sau này sẽ là người giúp ích cho xã hội"; "Một em học sinh có tấm lòng vàng, hi vọng nhà trường không bỏ qua một bác sỹ tương lai có tâm, có đức như vậy".
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Giáo dục2 giờ trướcNhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
-
Giáo dục8 giờ trướcThời điểm này, nhiều trường tư "hot" tại Hà Nội đã công bố thông tin để phụ huynh đăng ký tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026. Đa số các trường đều tuyển bằng phương thức kiểm tra đánh giá năng lực.
-
Giáo dục8 giờ trướcPhòng GD-ĐT TP Bắc Ninh đề xuất cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS.
-
Giáo dục8 giờ trướcCó trí nhớ siêu phàm cùng khả năng học hỏi hơn người, Suborno Bari trở thành tân sinh viên Đại học New York (Mỹ) chuyên ngành kép Toán và Vật lý ở tuổi 12.
-
Giáo dục9 giờ trướcTrong 45 người được công nhận đạt chuẩn giáo sư năm nay, có 10 người sinh từ năm 1980 trở về sau đều tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài..
-
Giáo dục12 giờ trướcKhi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột.
-
Giáo dục22 giờ trướcNhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.
-
Giáo dục23 giờ trướcTrường phổ thông thực hành Sư phạm Đồng Nai xin được tự chủ ở mức “tự đảm bảo một phần chi thường xuyên”.
-
Giáo dục23 giờ trướcTrần Ngọc Mai, Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Thị Hoa Hồng, Vũ Thu Trang là 4 ứng viên trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù còn chưa kết thúc học kỳ 1 của năm học 2024-2025, một số trường tư ở Hà Nội đã thông báo tuyển sinh lớp 6 cho năm học sau.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau 2 năm di chuyển sang cơ sở mới xã Trưng Vương (TP Việt Trì), trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ cơ sở cũ chỉ còn lại cảnh đìu hìu, tiêu điều.
-
Giáo dục1 ngày trướcMưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu, các trường ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, đồng thời đóng cửa bán đảo Sơn Trà vì sạt lở.
-
Giáo dục1 ngày trướcÔng Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.