Đề thi HSG Văn của 1 tỉnh gây choáng vì câu hỏi 8 điểm không có chữ nào: Tưởng lỗi đánh máy, phân tích mới thấy thâm thúy quá

Nếu là bạn, bạn sẽ suy nghĩ đề Văn này theo hướng nào?

Đề thi học sinh giỏi tất nhiên phải khó, nhưng bạn đã từng nghĩ đến một chiếc đề với câu hỏi chỉ toàn... hình ảnh chưa? Một đề thi Văn mới đây từ tỉnh Bình Định được chia sẻ đang khiến dân tình toát mồ hôi hột. Ở câu 1 (8 điểm) Nghị luận xã hội, thay vì một câu hỏi về một tác phẩm như thông thường, đề chỉ có vỏn vẹn... 2 bức ảnh. Yêu cầu đưa ra chính là: Từ hình ảnh trên, theo anh (chị), đối với học sinh Trung học phổ thông, những loại công việc nào là "hòn đá lớn"; "viên cuội bé"; "cát mịn"; "nước lã". Hãy chia sẻ phương án sử dụng thời gian của bản thân.

Đề thi HSG Văn của 1 tỉnh gây choáng vì câu hỏi 8 điểm không có chữ nào: Tưởng lỗi đánh máy, phân tích mới thấy thâm thúy quá-1
Khỏi phải nói chiếc đề này đã khiến học sinh... thường toát mồ hôi ra sao. Nhiều cư dân mạng khác cũng tranh thủ trổ tài phân tích của mình. 

- Chúng ta đang dành quá nhiều thời gian cho những hạt cát (buồn phiền, lo lắng, chán nản, thất vọng), ta lấp đầy chiếc hộp bằng những hạt cát tiêu cực thay vì bỏ những viên đá to vào trc (gia đình, bạn bè, người quan trọng), hòn cuội là mục tiêu, đích đến ngắn hạn, hoặc cũng có thể dài hạn (xe cộ, nhà cửa, tiền, địa vị). Nước chính là những thứ vụn vặt lung tung sau cùng. Nếu như ta bỏ đá to trước, sau đó vẫn có thể bỏ được thêm hòn cuội nhỏ, tiếp đến là hạt cát và sau cùng là nước. Vậy thì có thể hòa hợp, dung nạp hơn rất nhiều. Vì vậy bài học muốn nói ở đây là đừng dành quá nhiều thời gian cho những điều nhỏ nhặt mà quên mất đi những người luôn quan tâm mình, đừng để muộn phiền cản trở bạn thực hiện những mục tiêu trong tương lai. Hãy sử dụng thời gian một cách hợp lí.

- Đề hay muốn nội thương lun á. Cơ mà câu 1 rất là hay luôn ý, xem nhiều video hoặc đọc nhiều về mảng giáo dục cuộc sống sẽ làm được câu này. Còn câu 2 theo cá nhân mình nghĩ thì cá tính văn chương hay còn gọi là sự sáng tạo, phong cách nghệ thuật của tác giả.

Hay một ý kiến khác biệt khác:

- Lúc xem video hay đọc đề, mình vẫn nghĩ đến nếu như ngược lại thì sao? Suy cho cùng thể tích của chai vẫn không thay đổi, nếu như nước mới là điều quan trọng nhất thì sẽ như thế nào? Có thể bố mẹ cho rằng học hành, học công thức trên sách vở mới là điều quan trọng nhất, nhưng với 1 em HS nào đó, một chút tài lẻ thiên bẩm, sở thích hay một vài kỹ năng nào đó mới là lẽ sống thì sao? Nước có thể len lỏi đến mọi nơi, là cội nguồn của cuộc sống, sẽ như thế nào nếu ta chọn tận hưởng cuộc sống mà ta muốn, quẫy đạp trong điều mà ta cần?

Trên thực tế, câu hỏi 1 trong đề thi này không hẳn là mới. Câu chuyện cái lọ và những viên đá được xem là bài học quản lý thời gian kinh điển được nhiều người yêu thích:

Một giáo sư Triết học đứng trước lớp với một số đồ vật trên bàn. Khi giờ học bắt đầu, không nói lời nào, ông nhặt một cái lọ lớn và trống rỗng. Sau đó bắt đầu đổ một ít đá vào trong bình. Sau đó, ông hỏi các học sinh liệu chiếc bình như vậy đã đầy hay chưa? Mọi người đều đồng ý là có. Vì vậy, ngay sau đó giáo sư đã chọn một hộp sỏi và đổ tiếp chúng vào bình. Ông lắc nhẹ bình, tất nhiên, các viên sỏi lăn vào các khe hở giữa những tảng đá.

Sau đó, ông hỏi các học sinh một lần nữa nếu bình đã đầy. Họ vẫn đồng ý. Vị giáo sư cầm lên một hộp cát và đổ vào tiếp theo. Tất nhiên, cát lấp đầy mọi thứ khác. Kế đến ông hỏi một lần nữa nếu bình đã đầy. Các sinh viên phản ứng rất nhanh và nhất trí "Có".

"Bây giờ," giáo sư nói, "Tôi muốn bạn nhận ra rằng chiếc bình này đại diện cho cuộc sống của bạn. Các hòn đá là những điều quan trọng - gia đình của bạn, người yêu thương của bạn, sức khỏe của bạn, con cái bạn. Nếu tất cả mọi thứ khác bị mất và chỉ có họ vẫn còn ở lại, cuộc sống của bạn vẫn sẽ đầy đủ. Các viên sỏi là những thứ khác mà chúng quan trọng như công việc của bạn, ngôi nhà của bạn, xe của bạn. Cát là tất cả mọi thứ còn lại. Các công cụ nhỏ". "Nếu bạn đặt cát vào bình đầu tiên", ông tiếp tục, "sẽ không có chỗ cho các viên sỏi hoặc đá. Những thứ gắn liền với cuộc sống của bạn".

Nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng vào những thứ nhỏ, bạn sẽ không bao giờ có chỗ cho những điều quan trọng. Hãy chú ý đến những điều đó vì chúng là hạnh phúc của bạn. Chơi với con cái, lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa tối hay sửa chữa đồ vật hỏng trong nhà... là những điều thật đơn giản mà bạn có thế làm. Hãy ưu tiên chăm sóc các loại đá đầu tiên - những điều thực sự quan trọng. Phần còn lại chỉ là cát.

Đề thi HSG Văn của 1 tỉnh gây choáng vì câu hỏi 8 điểm không có chữ nào: Tưởng lỗi đánh máy, phân tích mới thấy thâm thúy quá-2


Thời gian là nguồn tài sản vô cùng quý giá mà mỗi người đều được chia đều như nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng tận dụng được quỹ thời gian của mình, rất nhiều người đang lãng phí nó một cách vô ích. Nhất là hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ đang tốn nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. 

Hầu hết ý kiến cư dân mạng đều cho rằng, đề thi không mới nhưng ý nghĩa và vẫn mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh. Các em cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học và đọc nhằm giải quyết những câu hỏi, những vấn đề của thực tiễn bằng khả năng diễn đạt riêng của cá nhân, không theo những khuôn mẫu có sẵn. Yếu tố "nước lã" cũng gợi mở thêm nhiều vấn đề, giúp học sinh có "đất diễn". 

Còn bạn thì sao, nếu là một thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi năm nay, bạn sẽ "vote" cho đề Văn này chứ?

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/de-thi-hsg-van-cua-1-tinh-gay-choang-vi-cau-hoi-8-diem-khong-co-chu-nao-tuong-loi-danh-may-phan-tich-moi-thay-tham-thuy-qua-2220212711133954265.htm

đề thi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.