- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng mắng khi con bị điểm kém, nếu bạn là cha mẹ thông thái sẽ luôn làm những việc sau đây giúp thành tích của con cải thiện vùn vụt
Trách mắng khi con không đạt điểm cao chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu. Các bậc cha mẹ hãy làm theo cách sau đây.
- Lên mạng hỏi bí quyết trị con nói chuyện riêng trong giờ học, bà mẹ nhận về loạt tình huống bá đạo, đúng là nỗi lòng không của riêng ai
- Con gái khóc nức nở vì bị gạch đáp án "7,5 - 2,5 = 5", bà mẹ tưởng bị trù dập, ai ngờ lại là bài học nhớ đời của giáo viên
- Thần đồng Đỗ Nhật Nam: Học giỏi nhưng cũng vướng phải nhiều lùm xùm, vừa về nước đã âm thầm làm 1 việc khiến mẹ rưng rưng
Điểm số của con cái luôn là tảng đá lớn trong lòng các bậc phụ huynh. Đặc biệt khi đối mặt với những đứa trẻ có kết quả học tập không đạt yêu cầu, nhiều bậc phụ huynh thường khó giữ được bình tĩnh. Nhưng trách mắng con chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu.
Tuy nhiên, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ phê bình không hẳn sẽ khá hơn trong kỳ thi tiếp theo. Về vấn đề học tập của trẻ, sự hướng dẫn và giáo dục đúng đắn có thể cải thiện tình hình, song những lời khiển trách mù quáng sẽ phản tác dụng đối với trẻ. Nếu điểm của con bạn không đạt yêu cầu, đừng chỉ trích, những bậc cha mẹ thông minh sẽ làm những điều dưới đây.
Trách mắng con chưa bao giờ là phương pháp hữu hiệu. (Ảnh minh họa)
1. Hỏi con về sự giảm sút thành tích
Các bậc phụ huynh có thể thấy rất nhiều lí do khiến cho kết quả học tập của trẻ không được tốt. Ví dụ như trẻ không làm bài tập về nhà sau giờ học, không ôn bài, thích chơi điện tử và xem tivi. Tuy nhiên, có thể còn có những nguyên nhân khác phụ huynh không hiểu rõ. Vì vậy, chúng ta nên hỏi con trẻ để chúng có cơ hội nói ý kiến của bản thân về vấn đề này.
Có thể trẻ sẽ không đưa ra câu trả lời trực tiếp cho những câu hỏi này của bạn. Nhưng những câu hỏi kiểu này có thể khiến trẻ đối diện với trạng thái học tập của mình một cách thẳng thắn hơn và suy nghĩ vấn đề từ góc độ của riêng mình. Đồng thời, cha mẹ có thể suy nghĩ dưới góc độ của con cái tốt hơn, tránh nhiều hiểu lầm về con.
2. Xem lại nội dung bài thi của trẻ
Khi thành tích của trẻ không tốt, những lời chỉ trích và khiển trách sẽ không có nhiều tác dụng, mà còn kích thích những suy nghĩ nổi loạn của trẻ. Thay vì trách mắng, cha mẹ có thể giúp con ôn lại nội dung các kì thi và xem con gặp phải vấn đề ở đâu.
Nội dung trên tờ giấy thi là nơi dễ dàng nhất thể hiện vấn đề trong việc học tập của trẻ. Ví dụ trẻ có nắm được nội dung trong sách không, công thức tính đã thuộc chưa... Cha mẹ có thể cùng con kiểm tra lại một lượt những chỗ sai trong bài kiểm tra và đừng quên khen ngợi những chỗ con đã làm tốt.
3. Có mục tiêu cải thiện những điểm kiến thức còn yếu của trẻ
Dù áp dụng phương pháp giáo dục nào đi chăng nữa, mục tiêu cuối cùng của các bậc phụ huynh vẫn là giải quyết vấn đề - cải thiện kết quả học tập của trẻ. Điều này có thể thực hiện được khi cha mẹ cải thiện những lỗ hổng kiến thức cho con.
Vì vậy, phụ huynh sau khi phát hiện ra vấn đề trong học tập của con em mình, có thể dạy kèm con nếu kiến thức của bản thân cho phép hoặc nhờ đến gia sư và các thầy cô ở trường của con. Khi một đứa trẻ thông suốt được những gì chúng chưa biết, kết quả học tập của trẻ sẽ tự nhiên tăng lên.
4. Giúp trẻ đặt mục tiêu cho những kì thi sắp tới
Nếu bạn muốn cải thiện thành tích của con mình, bạn cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được cho con. Bằng cách này, trẻ sẽ có động lực học tập hơn, đồng thời không cảm thấy thất vọng vì sự “vô dụng” của mình.
Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi con cái liệu điểm bài kiểm tra tiếp có tốt hơn không? Hoặc điểm của chúng đã tiến bộ bao nhiêu so với trước đó? Hay chỉ đơn giản là làm đúng những bài đã được giảng lại. Những mục tiêu này khả thi hơn và có mục đích hơn. Chia thành tích thành những mục tiêu nhỏ để đạt được thì việc học của trẻ sẽ hiệu quả hơn.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Giáo dục10 giờ trướcChuyện học online ở bậc mầm non khiến các bậc phụ huynh dở khóc dở cười về tính hiệu quả của phương pháp dạy này.
- Giáo dục14 giờ trướcCâu chuyện về một cô bé mới chỉ học lớp 1 nhưng đã hiểu được giá trị của đồng tiền khiến cộng đồng mạng không khỏi khen ngợi.
- Giáo dục15 giờ trướcGiáo viên các cấp từ mầm non đến THCS công lập sẽ có sự thay đổi về cách xếp lương.
- Giáo dục18 giờ trướcHọc sinh tại Hà Nội sẽ trở lại trường học từ ngày 2/3/2021 (thứ Ba) trong khi sinh viên, học viên sẽ được nghỉ đến hết ngày 8/3/2021.
- Giáo dục1 ngày trướcUBND Hà Nội đề xuất học sinh từ mầm non đến THPT đến trường trở lại trước, các nhóm khác sau.
- Giáo dục1 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan y tế địa phương và phụ huynh học sinh tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường lớp học.
- Giáo dục2 ngày trướcĐến nay, hầu hết các tỉnh, thành đều đã lên kế hoạch cho học sinh trở lại trường, ngoại trừ 2 địa phương này.
- Giáo dục2 ngày trướcĐề thi vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội sẽ bao gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.