- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gần 90% giáo viên trẻ ở Hàn Quốc cân nhắc bỏ nghề
Xu hướng giáo dục tại Hàn Quốc năm 2024 đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ kéo dài trong những năm tới: 86% giáo viên ở độ tuổi 20-30 cân nhắc rời bỏ nghề vì mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Thực trạng cấp thiết này đang đặt ra vấn đề phải cải thiện chế độ đãi ngộ và tăng cường bảo vệ quyền lợi để giữ chân và phát triển nguồn nhân lực trẻ trong ngành giáo dục tại quốc gia Đông Bắc Á, tờ Korea Times đánh giá.
Chỉ có 0,7% hài lòng với lương
Năm 2024, Liên đoàn Giáo viên Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 4.603 giáo viên từ mẫu giáo đến trung học phổ thông toàn quốc.
Kết quả cho thấy 86% giáo viên trong độ tuổi 20-30 từng nghĩ đến việc từ bỏ nghề; chỉ 0,7% hài lòng với mức lương hiện tại; 93% không hài lòng và trong đó 60% số giáo viên cho rằng sự không hài lòng của họ là đang ở mức “rất nghiêm trọng”.
giao vien Han Quoc.png
Cứ 10 giáo viên Hàn Quốc ở độ tuổi 20-30 thì có 9 người cân nhắc rời bỏ nghề vì mức lương không đủ. Ảnh: Korea Times.
"Lương tháng của tôi chỉ đủ trang trải các khoản chi tiêu, vì vậy tôi đã phải học thêm chứng chỉ tài chính. Tôi nghĩ công việc giáo viên này sẽ không thể để giúp tôi chuẩn bị cho việc nghỉ hưu”, cô giáo Lee ở Seoul chia sẻ.
Trong khi đó, cô giáo 39 tuổi Oh tại tỉnh Gyeonggi kể lại sự thất vọng của một đồng nghiệp trẻ: “Một giáo viên Gen Z tôi biết thường xuyên nói về ý định nghỉ dạy. Mặc dù các trò nghịch ngợm từ học sinh và phàn nàn của phụ huynh là điều không thể tránh khỏi nhưng giáo viên phải giải quyết những vấn đề này mà không có sự hỗ trợ đầy đủ từ các bên”.
Giới quan sát nhận định, các giáo viên chủ nhiệm đặc biệt phải chịu đựng áp lực lớn nhưng không được trả lương xứng đáng. Phụ cấp cho công việc chủ nhiệm không đủ so với khối lượng công việc.
Mức lương khởi điểm thấp hơn phí sinh hoạt
Mức lương khởi điểm của giáo viên tại Hàn Quốc dao động từ 2,19 triệu won (khoảng 37,9 triệu đồng) đến 2,25 triệu won (khoảng 39 triệu đồng).
Mặc dù có các khoản phụ cấp nhưng khoản khấu trừ thuế và bảo hiểm khiến nhiều thầy cô chỉ còn thu nhập ròng khoảng 2 triệu won (34,6 triệu đồng)/tháng.
Ngay cả sau nhiều năm công tác, thu nhập trung bình sau thuế của các giáo viên mới chỉ đạt 2,31 triệu won (khoảng 40 triệu đồng) - thấp hơn mức chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một hộ gia đình đơn thân là 2,46 triệu won (khoảng 42,6 triệu đồng), theo ước tính của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc năm 2023.
Gánh nặng tài chính này đang khiến nhiều giáo viên trẻ rời bỏ nghề. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, có 576 giáo viên có ít hơn 10 năm kinh nghiệm đã nghỉ việc vào năm 2023, tăng từ 448 người so với năm trước.
Khi được hỏi về giải pháp cho làn sóng giáo viên trẻ nghỉ việc, 53,9% người tham gia khảo sát cho rằng việc cải thiện chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng nhất trong khi 37,5% nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường bảo vệ quyền lợi giáo viên.
“Trong một xã hội kinh tế thị trường, lương và điều kiện làm việc là những yếu tố cốt lõi để thu hút và giữ chân nhân tài”, GS Park Nam-gi tại Đại học Giáo dục Quốc gia Gwangju nhận định.
GS Park Joo-ho từ Khoa Giáo dục của Đại học Hanyang thừa nhận khó khăn trong việc tăng đáng kể lương cho giáo viên trường công nhưng nhấn mạnh các hình thức hỗ trợ khác.
“Mở rộng cơ hội đào tạo và hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ học vấn sẽ góp phần đào tạo đội ngũ có tay nghề cao. Việc tăng phụ cấp cho công việc chủ nhiệm và các trách nhiệm khác cũng rất quan trọng để giảm bớt sự không hài lòng”, ông nói.
Trong khi đó, Liên đoàn Giáo viên Hàn Quốc đang tích cực kêu gọi những cải cách toàn diện, bao gồm tăng lương, giảm tải công việc và tăng cường bảo vệ pháp lý cho giáo viên.
Ngoài các biện pháp tài chính, hệ thống giáo dục cần giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống đang khiến các giáo viên trẻ rời bỏ nghề.
Việc tăng cường hỗ trợ trong việc xử lý các thách thức tại lớp học, cải thiện kênh liên lạc giữa giáo viên và các cơ quan quản lý, cùng với xây dựng một văn hóa tôn trọng nghề giáo được kỳ vọng góp phần tạo nên một môi trường sư phạm ổn định và lâu dài hơn cho người trẻ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục6 giờ trướcChính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí dành cho sinh viên sư phạm mang lại kết quả thực tế khi số lượng thí sinh đăng ký ngành học này ngày càng tăng cao.
-
Giáo dục7 giờ trướcDù đã cấm giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà nhưng nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý nếu không cho con học thêm thì sẽ khó đạt được kết quả học tập cao trong các kỳ thi.
-
Giáo dục9 giờ trướcBà Đào Thị Bích Thuỷ - người từng được bổ nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc vừa bị Đại học Huế ra quyết định huỷ kết quả trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế.
-
Giáo dục11 giờ trướcNgày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
-
Giáo dục12 giờ trướcTP.HCM và Hải Dương là 2 địa phương đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026.
-
Giáo dục12 giờ trướcNhiều ngành học mang lại mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.
-
Giáo dục14 giờ trướcTheo quy định của Chính phủ, nhiều ngành học đặc thù được miễn, giảm học phí nhằm thu hút thí sinh đăng ký theo học.
-
Giáo dục15 giờ trướcKiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Trước đó, Quang từng thực tập tại Facebook và Nvidia.
-
Giáo dục1 ngày trướcDưới đây là những khoản tiền nhà trường được phép thu của học sinh, phụ huynh cần nắm rõ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng tốt nghiệp đại học Mỹ, thay vì chọn ở lại, Sơn quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp, sau đó nộp hồ sơ vào Đại học Thanh Hoa để nâng cao năng lực quản lý.
-
Giáo dục1 ngày trướcDựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học trong năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa hội nhập như hiện nay, việc giỏi ngoại ngữ mang lại nhiều lợi thế lớn.
-
Giáo dục1 ngày trướcVấn đề lạm thu trong trường học vẫn tồn tại suốt thời gian qua, khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi trải nghiệm tại Hồ Núi Cốc, lúc xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, hai học sinh của hai trường ở Hà Nội nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến xô xát, 1 người bị thương.