- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thu tiền học sinh sai quy định, giáo viên có thể bị phạt tù
Vấn đề lạm thu trong trường học vẫn tồn tại suốt thời gian qua, khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.
Tình trạng lạm thu trong trường học luôn trở thành là chủ đề “nóng” trong mỗi năm học mới. Trước tình hình này, Bộ GD&ĐT ban hành nhiều quy định về những khoản tiền nhà trường được phép và không được phép thu.
Trong trường hợp, nhà trường cố tình làm sai quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Dưới đây là 3 hình thức xử lý đối với hành vi lạm thu trong trường học.
Xử lý kỷ luật
Theo quy định Điều 15, Nghị định 112/2020 của Chính phủ, người có hành vi lạm thu học phí có thể phải chịu những hình thức kỷ luật sau đây:
Áp dụng với viên chức không giữ chức vụ quản lý: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Áp dụng với viên chức quản lý: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan chức năng tăng cường chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong nhà trường. (Ảnh minh họa)
Xử phạt hành chính
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 32, Nghị định 04/2021 của Chính phủ quy định, cơ sở giáo dục có thể bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng khi thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp nhà trường thu các khoản phí không được phép thu hoặc khoản phí được phép thu nhưng không trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, học sinh sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính.
Xử lý hình sự
Nếu phụ huynh có chứng cứ chứng minh những khoản thu tự nguyện có dấu hiệu thu quá, thu để sử dụng sai mục đích và ép buộc phụ huynh, học sinh phải nộp và xuất phát từ sự chỉ đạo của nhà trường thì lãnh đạo cơ sở giáo dục đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với trường hợp nhà trường thu các khoản phí với mục đích chiếm đoạt tài sản của phụ huynh, học sinh có tổng số tiền từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thuộc trường hợp quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi có thể bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, Điều 355 quy định mức hình phạt như sau:
Khung 1: phạt tù từ 1 năm đến 6 năm.
Khung 2: phạt tù từ 6 năm đến 13 năm.
Khung 3: phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.
Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 - 5 năm và có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi phát hiện tình trạng thu chi không đúng quy định trong nhà trường, phụ huynh có thể đề nghị nhà trường giải thích, xem xét lại quyết định thu học phí. Nếu việc đề nghị không giải quyết được vấn đề thì phụ huynh có thể thực hiện việc khiếu nại đến Lãnh đạo nhà trường.
Trường hợp việc giải quyết khiếu nại của Lãnh đạo nhà trường không thỏa đáng thì phụ huynh có thể tiếp tục khiếu nại lần hai đến Cơ quan quản lý cấp trên tức Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Theo VTC News
-
Giáo dục36 phút trướcTừng tốt nghiệp đại học Mỹ, thay vì chọn ở lại, Sơn quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp, sau đó nộp hồ sơ vào Đại học Thanh Hoa để nâng cao năng lực quản lý.
-
Giáo dục2 giờ trướcDựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học trong năm 2025.
-
Giáo dục2 giờ trướcTrong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa hội nhập như hiện nay, việc giỏi ngoại ngữ mang lại nhiều lợi thế lớn.
-
Giáo dục7 giờ trướcTrong buổi trải nghiệm tại Hồ Núi Cốc, lúc xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, hai học sinh của hai trường ở Hà Nội nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến xô xát, 1 người bị thương.
-
Giáo dục7 giờ trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
-
Giáo dục19 giờ trướcMột số giáo viên băn khoăn nếu chỉ tổ chức dạy thêm một hoặc một vài học sinh tại nhà, có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay tên ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ thay thế cho Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Dù chỉ bớt đi một từ đầu tiên trong cái tên, nhưng mở đường cho chữ “Đại” lên đầu và giúp trường hướng tới cái “Đại” trên mọi phương diện.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể học phí không trở thành gánh nặng với học sinh, sinh viên và phụ huynh, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ miễn giảm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi nhà nước có chủ trương chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TBXH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD-ĐT nêu rõ, đối với các trường có số học sinh đăng ký vào học vượt quá chỉ tiêu nhà trường được giao, sở GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức đã được quy định trong quy chế đánh giá học sinh.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở GD-ĐT về việc lựa chọn, công bố môn thi thứ ba và hướng dẫn tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh THCS, THPT.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm đó là hiệu trưởng dạy thêm có cần phải xin phép không.
-
Giáo dục3 ngày trướcHọc sinh lớp 7 tại TP Thái Bình (Thái Bình) đã phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 1 môn Toán sau sự cố nhầm đề thi.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong số này, nhiều hiệu trưởng phải kiểm điểm, giải trình liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị.