- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm'
Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi.
Dạy thêm, học thêm là một trong những vấn đề nóng trong giáo dục nước ta hiện nay. Trước hết, cần hiểu rằng dạy học thêm là hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa, thường nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng hoặc trực tiếp chuẩn bị cho các kỳ thi. Hoạt động này có thể được tổ chức ở trường học, tại nhà hoặc trung tâm giáo dục.
Về bản chất, hoạt động dạy học thêm bắt nguồn từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh và có thể tác động tích cực đến chất lượng dạy học.
Thực tế, sĩ số một lớp học ở trường phổ thông thường 40-50 học sinh, với mục tiêu và khả năng học tập không giống nhau. Việc học thêm ngoài nhà trường với quy mô lớp nhỏ hơn, thậm chí kèm riêng 1:1 sẽ đáp ứng nhu cầu được học tập theo lộ trình phù hợp với năng lực cá nhân và hướng tới mục tiêu cụ thể của từng em.
Mặt khác, sự kỳ vọng của phụ huynh và áp lực điểm số, thi cử cũng là nhân tố tác động đến việc tăng sức ép học thêm lên học sinh. Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi.
Kết quả là lịch học của nhiều em quá dày, không còn thời gian cho việc thư giãn, giao lưu kết bạn, trải nghiệm cuộc sống, thể dục thể thao, chăm lo sức khỏe. Đặc biệt, cơ hội để các em cảm nhận niềm vui học tập và trau dồi kỹ năng tự học bị triệt tiêu.
Thời gian đi học quá nhiều, áp lực bài vở lớn có thể khiến học sinh quá tải, dần dần mất động lực học tập, thậm chí dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Chi phí cho việc học thêm của con cái cũng là nỗi lo với nhiều gia đình có mức thu nhập trung bình và thấp.
Từ phía giáo viên, không thể phủ nhận việc dạy thêm giúp thầy cô tăng thu nhập, thậm chí, có người khoản này còn cao hơn lương chính. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là với giáo viên, việc dạy thêm chỉ có tác động tích cực.
Các thầy cô phải dành nhiều thời gian và công sức để soạn bài, giảng dạy, chấm chữa bài và hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học. Các ca dạy thêm thường diễn ra vào buổi tối hoặc cuối tuần nên thầy cô không còn nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.
Thoạt nhìn, sẽ có người cho rằng dạy thêm có thể giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Thực tế không phải như vậy. Đa phần các buổi dạy thêm thiên về luyện thi, hướng tới cải thiện điểm số chứ không phải phát triển phẩm chất, năng lực học sinh toàn diện. Do đó, năng lực chuyên môn toàn diện của giáo viên cũng không có nhiều cơ hội phát triển khi dạy thêm.
Khi dạy thêm kín lịch, thầy cô không còn quỹ thời gian để phát triển bản thân, học hỏi và đào sâu kiến thức, đặc biệt là nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Điều này tạo ra một rào cản không nhỏ trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.
Chương trình 2018 được kì vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc chấm dứt tình trạng dạy học thêm tràn lan vì đây là chương trình hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực chứ không còn chú trọng cung cấp kiến thức. Sau 6 năm thực hiện, không thể phủ nhận chương trình 2018 đã góp phần thay đổi tích cực nền giáo dục đất nước. Tuy nhiên, để không sa lầy vào cuộc chạy đua dạy học thêm, học sinh, phụ huynh và giáo viên cần chủ động thay đổi.
Từ phía phụ huynh, cần cùng con xây dựng mục tiêu phù hợp và thay vì kỳ vọng quá lớn, hãy đồng hành và khích lệ, động viên con. Kết quả học tập của các con không phải từ việc con đi học ở những đâu, học với thầy cô bao nhiêu thời gian mà là ở khả năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức, trau dồi kỹ năng. Do đó, bố mẹ không nên để con học thêm tràn lan mà cần chủ động lựa chọn môn học, số buổi học sao cho vừa sức với con. Ngoài thời gian con đến lớp, bố mẹ cần tạo môi trường học tập tại nhà và trao cho con cơ hội được tự học.
Về phía giáo viên, điều khó nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Mục tiêu cao nhất của việc dạy học chính là dạy cách học. Tuy nhiên, khi toàn bộ giáo viên hiện nay đều là sản phẩm của chương trình giáo dục cũ, các khóa tập huấn dành cho giáo viên còn nặng về lý thuyết thì đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điều không phải có thể làm trong một sớm một chiều.
Với học sinh, các em cần chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi khám phá kho tàng tri thức khổng lồ, không giới hạn. Cơ hội học tập trong thời hiện đại là vô tận, nếu có phương pháp tự học, các em sẽ tự tin học tập và làm mới mình suốt đời.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục2 giờ trướcTrần Minh Đức, học sinh lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa nhận kết quả 9.0 IELTS, trong đó, cả ba kỹ năng Nghe, Đọc, Nói đều đạt 9.0; kỹ năng Viết đạt 8.0.
-
Giáo dục4 giờ trướcDưới đây là lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước để các bậc phụ huynh có thể sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý nhất.
-
Giáo dục5 giờ trướcHơn 1,7 triệu học sinh TPHCM nghỉ Tết Nguyên đán 2025 trong thời gian 11 ngày, từ 24 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
-
Giáo dục9 giờ trướcNhiều trường đại học đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có nhiều thay đổi về tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu cho từng phương thức.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều phụ huynh bày tỏ quan điểm, trẻ viết chữ xấu vẫn có thể thành công như thường, việc đổ xô đến các trung tâm luyện chữ đẹp chỉ đang “đốt tiền”.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệu trưởng một trường tiểu học ở Cà Mau vừa bị Phòng GD-ĐT nhắc nhở sau sự việc phụ huynh phản ánh suất ăn bán trú chưa đảm bảo chất lượng, học sinh than “đồ ăn ở trường con không ăn được”.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường Tiểu học - THCS Brooklyn (quận 10, TP HCM) thừa nhận sai sót trong quảng cáo
-
Giáo dục1 ngày trướcNhờ xây dựng nền tảng tiếng Anh từ sớm, Trần Minh Đức đạt 9.0 IELTS ngay ở lần thi đầu tiên, trong đó có 3 kỹ năng cùng đạt điểm tuyệt đối.
-
Giáo dục1 ngày trướcCơ quan chức năng huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) đang xác minh, điều tra vụ nữ sinh lớp 8 được phát hiện tử vong tại trường học.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác trường THPT cho biết, thử khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thấy kết quả học sinh chọn môn xã hội áp đảo, có trường lên tới 90%.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐầu giờ học buổi chiều, một nhóm người đã lao vào trường, túm áo dằn mặt nữ sinh lớp 7.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1, nữ giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) bị đề xuất kỷ luật khiển trách.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiả mạo danh tính người khác để vào đại học, một sinh viên năm thứ ba ngành Y học cổ truyền của Đại học Y Tân Cương bị buộc thôi học.