Giáo viên đã nghỉ hưu có được mở trung tâm dạy thêm?

Hoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.

Dù không cấm hoạt động dạy thêm, học thêm nhưng thời gian qua Bộ GD&ĐT ngày càng siết chặt những quy định đối với hoạt động này. Việc siết chặt các quy định nhằm mục định hạn chế tình trạng tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh.

Thông tư 29/2024 quy định tất cả tổ chức hay cá nhân tổ chức dạy thêm đều phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giáo viên đã nghỉ hưu có được mở lớp dạy thêm?

Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên đã nghỉ hưu muốn tổ chức dạy thêm vẫn phải đăng ký kinh doanh.
 

Giáo viên đã nghỉ hưu có được mở trung tâm dạy thêm?-1

Thông tư mới bắt buộc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh. (Ảnh minh họa)

Tương tự, Nghị định 01/2021 nêu rõ tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm tại các cơ quan sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Người đăng ký doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành. Thế nhưng giáo viên về hưu vẫn được phép kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, công ty, bởi họ đã nghỉ hưu không thuộc một trong những trường hợp pháp luật cấm thành lập doanh nghiệp.

Dạy thêm không đăng ký bị phạt thế nào?

Khoản 1, Điều 62, Nghị định 122/2021 áp dụng mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với hộ kinh doanh cá nhân không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây:

Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;

Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Riêng mức xử phạt các trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định áp dụng với tổ chức là từ 10 - 20 triệu đồng. Trường hợp hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng đối với tổ chức; cá nhân bị phạt từ 25 - 50 triệu đồng.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/giao-vien-da-nghi-huu-co-duoc-mo-lop-day-them-ar921737.html

dạy thêm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.