- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên dạy thêm trái quy định sẽ bị xử phạt thế nào?
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về quản lý việc dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực, đặt ra nhiều quy định chặt chẽ đối với hoạt động này. Vậy nếu vi phạm các quy định về dạy thêm, giáo viên có thể phải đối mặt với những hình thức xử lý nào?
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ xác định học thêm dạy thêm là nhu cầu có thực giữa người dạy và người học. Tuy nhiên, những năm gần đây đã nổi lên một số vấn đề, trong đó có tình trạng dạy thêm học thêm không đúng quy định, không đúng tinh thần là dựa trên nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người học - những điều đã được quy định rõ từ Thông tư 17 năm 2012.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc như Thông tư 17, với kỳ vọng không cấm hoạt động dạy thêm nhưng phải quản lý một cách rõ ràng minh bạch, công khai cả trong trường cũng như ngoài trường.
"Với giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường, nếu tổ chức hay tham gia dạy thêm là phải chịu sự quản lý của pháp luật. Đã tổ chức dạy thêm thu tiền là phải đăng ký kinh doanh. Người dạy phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể, chỗ học cũng cần đảm bảo an toàn an ninh theo quy định", ông Thành nói.
Các trường hợp dạy thêm vi phạm Thông tư 29
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT nêu rõ dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Điều 4, Thông tư 29 quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống; Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mình đang được phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục; Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Xử lý vi phạm dạy thêm thế nào?
Việc dạy thêm trái phép không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên, nhà trường, chất lượng giáo dục mà còn vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hình thức xử lý sau:
Theo Điều 7 Nghị định 138/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm là: Phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định; Phạt 2-4 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng; Phạt 4-6 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép; Phạt 6-12 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Tùy mức độ, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm 6-12 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng hoặc không đúng nội dung đã được cấp phép; Đình chỉ hoạt động dạy thêm 12-24 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Người vi phạm quy định dạy thêm cũng bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất; trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại.
Với các giáo viên đang là viên chức - những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các trường công lập, còn bị xử lý theo Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ về các hình thức xử lý kỷ luật với viên chức. Theo đó, viên chức không giữ chức vụ quản lý sẽ chịu các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Viên chức đang đảm nhận chức vụ quản lý, ngoài các hình tức trên còn có thể bị cách chức.
Ngày 18/2, Bộ GD-ĐT cũng nêu một số giải pháp để quản lý hiệu quả việc dạy thêm, học thêm:
Thứ nhất, giải pháp hành chính đó là ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Thứ hai, giải pháp chuyên môn, đó là nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo; phát huy năng lực tự học của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá (kiểm tra, đánh giá, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không ra đề ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh); tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học. Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh; tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.
Thứ tư, giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát. Cụ thể, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở trung ương và địa phương việc chấp hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; tăng cường sự giám sát của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với hoạt động này.
Thứ năm, giải pháp về truyền thông. Theo đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định; vận động phụ huynh đồng thuận, ủng hộ các giải pháp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh.
Bộ GD-ĐT cho hay, để đảm bảo đời sống cho nhà giáo, thời gian qua, Bộ đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó dự án Luật Nhà giáo và nếu được Quốc hội thông qua trong thời gian tới, sẽ mang lại những chính sách đãi ngộ tích cực cho nhà giáo.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục9 giờ trướcToàn bộ học sinh TPHCM sẽ được miễn học phí kể từ năm học 2025 - 2026.
-
Giáo dục14 giờ trướcHàng chục trường đại học ở phía Nam xét tuyển học bạ với số lượng hàng chục nghìn thí sinh năm 2025.
-
Giáo dục16 giờ trướcĐại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng trước luồng ý kiến cho rằng các trường, địa phương tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để lách quy định về cấm dạy thêm tại Thông tư 29/2024.
-
Giáo dục19 giờ trướcNam Phương hoàng hậu xuất thân trong gia đình giàu có ở Tiền Giang đầu thế kỷ XX, được sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng từ năm 12 tuổi.
-
Giáo dục20 giờ trướcNhững thắc mắc liên quan đến nội dung dạy thêm, học thêm được nhiều phụ huynh, giáo viên đặt ra trên các diễn đàn.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều phụ huynh có con dự tuyển vào lớp 6 năm học 2025-2026 đang ngóng chờ phương án tuyển sinh của các trường THCS top đầu Hà Nội.
-
Giáo dục22 giờ trướcSau khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, hoạt động này có chiều hướng âm thầm chuyển sang hình thức mới. Trong khi, nhiều địa phương đang sắp xếp để chuyển sang học 2 buổi/ngày.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại một số bộ phận một cửa của UBND các quận trên địa bàn Hà Nội, lượng giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm khá đông.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc các trường dừng học tăng cường có thu tiền sau khi Thông tư 29 có hiệu lực khiến không ít phụ huynh loay hoay khi phải đón con sớm hơn.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin được xem là "vua của mọi nghề" khi có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn và mức lương cao ngất ngưỡng.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh thắc mắc, hoạt động dạy thêm học thêm online có thu tiền liệu vi phạm quy định Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn thấp thỏm, trông ngóng tiền thưởng theo Nghị định 73/2024, dù có thông tin chi trả sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm nay, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được giao tuyển 200 chỉ tiêu hệ, tăng 60 chỉ tiêu so với năm ngoái.
-
Giáo dục2 ngày trướcHiện có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành Y với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và chương trình học chất lượng.