- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên dạy thêm vì bệnh thành tích, học yếu vẫn được tạo điều kiện lên lớp
Theo nhiều giáo viên họ dạy thêm vì bệnh thành tích, học sinh yếu vẫn được tạo điều kiện lên lớp hoặc chuyển cấp. Mặt khác một bộ phận phụ huynh hiện nay đặt kỳ vọng về con mình rất cao nên họ muốn con mình phải học thêm.
3 lý do khiến giáo viên dạy thêm
PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng phát triển chính sách - Đại học Quốc gia TPHCM, cho hay khi phỏng vấn một số giáo viên ở Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang (để thực hiện đề tài khoa học cấp ĐH Quốc gia TPHCM), nhiều người tâm sự rằng, ngoài một số trường hợp “con sâu là rầu nồi canh” trong hoạt động dạy thêm thì nhu cầu này là có thật. Họ nêu ra 3 lý do dạy thêm.
Thứ nhất, do tình trạng bệnh thành tích nên nhiều trường hợp học sinh yếu vẫn được “tạo điều kiện” để lên lớp hoặc chuyển cấp. Kết quả các học sinh này bị mất gốc, tiếp thu không nổi và kịp kiến thức đang học ở lớp, cảm thấy chán học, trường hợp này phụ huynh rất có nhu cầu cho các em được học thêm để củng cố lại kiến thức.
Thứ hai, một bộ phận phụ huynh hiện nay đặt kỳ vọng về con mình rất cao nên mong muốn con mình học thêm, đặc biệt là các lớp chuẩn bị chuyển cấp để được vào học các trường tốt.
Thứ ba, nhiều phụ huynh là công chức hay công nhân, giờ làm việc cố định nên không đón con kịp, họ có nhu cầu nhờ giáo viên đưa đón về nhà, dạy thêm thậm chí là chăm cho các em ăn, uống.
Trước những nhu cầu trên, giáo viên phải dạy “chui”, điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến hình ảnh của nhà giáo trong mắt học sinh và cả xã hội, nhưng vì “gánh nặng mưu sinh” nên họ buộc phải làm như vậy.
Giáo viên và nhà quản lý đều cho rằng họ biết thầy, cô nào trong trường mình có dạy thêm ở nhà hoặc thuê nơi khác dạy nhưng “ngó lơ” trừ trường hợp bị phụ huynh phản ánh ép buộc học thêm hay bị kiện tụng thì họ phải đau đầu xử lý.
Ngoài ra, năng lực phản biện học sinh phát triển, do đó nếu thầy, cô nào “dùng chiêu bắt các em học thêm” các em sẽ phản ứng mạnh. Với sự phát triển của thông tin hiện nay, nhất là các mạng xã hội thì chuyện “bắt các con sâu” không khó nếu trao cho họ cơ chế rõ ràng với các chế tài đủ mạnh.
Có đến 63,57% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp thức hóa việc dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm online, nhằm tăng thu nhập từ chính năng lực của mình. Đồng thời giữ được hình ảnh cao quý của nghề giáo trong mắt học sinh và xã hội còn hơn làm làm các nghề tay trái ít liên quan đến nghề nghiệp.
Giáo viên bị bôi nhọ trên mạng xã hội
Cũng theo PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, khi phỏng vấn giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ, nhiều thầy, cô tâm sự rằng: “mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương, nhiều thầy không dám có bạn gái vì không lấy đâu ra khoản “chi tiêu cho tình phí”.
Ngoài đi dạy, giáo viên có nhiều “nghề tay trái” như làm nông nghiệp, kinh doanh nhỏ, bán hàng online, giao hàng. Nhóm làm thêm này rơi nhiều vào giáo viên dạy tiểu học và dạy trung học cơ sở. Mức thu nhập từ các nghề phụ của giáo viên đã góp phần không nhỏ giúp họ trang trải cuộc sống gia đình, trung bình đóng góp khoảng 12% tổng thu nhập.
Nghề phụ của giáo viên. Ảnh: ĐHQG TPHCM
Theo ông Tình, giáo viên chịu nhiều áp lực, trong đó áp lực lớn nhất là từ phụ huynh học sinh. “Có đến 40,63% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh”- ông Tình nêu.
Phỏng vấn thầy, cô trong ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn và giáo viên, ông Tình cho hay, các cấp đều có chung nhận định nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook...
“Điều đáng lo ngại, một số giáo viên phản ánh rằng có phụ huynh còn có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao. Nhiều giáo viên còn phải đối mặt với tình trạng bị đe doạ hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội. Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm ứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình”- theo ông Tình.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục26 phút trướcLớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.
-
Giáo dục40 phút trướcMặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.
-
Giáo dục1 giờ trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
-
Giáo dục4 giờ trướcTrong clip có 14 triệu lượt xem, cậu học trò nhỏ vùng cao tặng cô giáo 2 con cua đựng trong chai nhựa, vòng tay nói lời chúc 20/11: "Con chúc cô bò nhanh như cua".
-
Giáo dục4 giờ trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
-
Giáo dục9 giờ trướcRất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”.
-
Giáo dục19 giờ trướcTrong buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội- HĐND TPHCM chiều nay (18/11), Sở Giáo dục và Đào tạo TP đề nghị điều chỉnh một số điều của Nghị quyết 27 về chính sách phát triển giáo dục mầm non tại các địa phương có khu công nghiệp. Theo đó, đề xuất chính sách mở rộng cả những đối tượng con em công nhân học mầm non ở các cơ sở, nhóm trẻ tư thục.
-
Giáo dục20 giờ trướcKết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên cho thấy 25,4% đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT, với mức 14,91 giờ/tuần.
-
Giáo dục22 giờ trướcTheo Tờ trình 656/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật Nhà giáo, 6 trường hợp nhà giáo được đề xuất ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp. Đó là những trường hợp nào?
-
Giáo dục23 giờ trướcMột số phụ huynh học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu (TP HCM) nhận được cuộc gọi lạ thông báo con em mình bị tai nạn giao thông đang cấp cứu
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025, nhiều trường đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh do thí sinh học và thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đồng Nai... đã thông báo không đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, chế độ tiền lương của giáo viên sẽ được điều chỉnh như thế nào? Những thông tin chi tiết về lương của giáo viên có ở bài viết dưới đây.
-
Giáo dục1 ngày trướcCũng ngày đêm miệt mài gieo mầm tri thức, nhưng những người thầy đặc biệt ở Trường Giáo dưỡng số 2 chưa từng cảm nhận niềm vui nhận hoa từ học trò.