- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên ồ ạt đăng ký mở trung tâm dạy thêm, ai quản lý chất lượng?
Số lượng giáo viên đăng ký mở trung tâm dạy thêm tăng ồ ạt những ngày qua, dư luận băn khoăn về chất lượng và chi phí học thêm tăng cao tạo gánh nặng cho phụ huynh.
Từ khi Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, một số địa phương ghi nhận nhiều cá nhân đến đăng ký kinh doanh để tổ chức dạy thêm tăng đột biến. Điều này khiến nhiều người băn khoăn, việc “quản” dạy thêm, học thêm phải chăng chỉ là chuyển từ hình thức này sang hình thức khác và ai sẽ quản lý chất lượng.
Ồ ạt mở trung tâm dạy thêm
Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, thầy Trần Đình Huy, giáo viên dạy Toán bậc THCS tại Đống Đa, Hà Nội có khoảng hơn 70 học sinh học thêm tại nhà. Số lượng học sinh lớn nên rất khó để tìm trung tâm uy tím gửi gắm chuyện bố trí phòng học, do đó thầy quyết định tìm hiểu và đăng ký mở trung tâm.
Là giáo viên trường công lập, không đủ điều kiện tham gia kinh doanh nên thầy nhờ vợ đứng tên trung tâm. Thật may thủ tục đăng ký kinh doanh mở trung tâm dạy thêm không yêu cầu người chủ đứng tên cần bằng cấp hay chuyên môn nào liên quan đến sư phạm.
Giáo viên ồ ạt đăng ký mở trung tâm dạy thêm, ai quản lý chất lượng?. (Ảnh minh hoạ)
"Tôi đã đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh và đến nay sau 2 tuần đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, việc học thêm của các em không bị gián đoạn quá lâu, chi phí dạy cũng không tăng đột biến", thầy Huy nói và cho biết, thậm chí nhiều đồng nghiệp ngỏ ý thuê lại địa điểm trung tâm để dạy học sinh vào những giờ trống.
Hiệu trưởng một trường THCS khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội cho hay, từ khi Thông tư 29/2024 có hiệu lực, hơn 10 giáo viên nộp đơn xin phép đăng ký dạy thêm ở các trung tâm, trong đó chủ yếu giáo viên 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh. Đa phần các thầy cô này đều giỏi chuyên môn, vốn có đông học sinh học thêm tại nhà, nay phải nhờ người thân đứng tên để mở trung tâm dạy thêm, đảm bảo đúng theo quy định của Thông tư 29.
Nữ hiệu trường này cho rằng, quy định của Thông tư 29/2024 mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, siết giáo viên không được dạy thêm tại nhà tràn lan. Giờ đây giáo viên mở trung tâm dạy thêm hoặc đi dạy ở các trung tâm ngoài, chất lượng rất khó đảm bảo, không ai quản lý được hết. Chưa kể, học phí học thêm ở các trung tâm sẽ cao hơn, gánh nặng cũng vì thế mà đè lên vai phụ huynh nhiều hơn.
Đại diện bộ phận một cửa quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, những ngày qua số lượng người dân đến đăng ký làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho việc dạy thêm tăng lên, mỗi ngày bộ phận tiếp nhận và xử lý khoảng 20 bộ hồ sơ liên quan.
Vị này cho biết thêm, nguyên tắc đăng ký hộ kinh doanh sẽ không được lập địa điểm tại căn hộ chung cư, nhà tập thể... do đó việc tìm địa điểm dạy thêm sẽ gặp khó khăn hơn trước.
Ai sẽ quản lý chất lượng?
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, để quản lý tốt việc dạy thêm ngoài nhà trường, có một số vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, ai là người được phép và đủ điều kiện được dạy thêm tại các trung tâm?
Thứ hai, chương trình như thế nào được xem là phù hợp, đạt chuẩn để dạy, các chương trình có nội dung trùng với mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới có được dạy thêm hay không?
Thứ ba, việc quảng cáo, quảng bá chương trình, khóa học như thế nào là phù hợp và như thế nào là không phù hợp? Ai sẽ quản lý được việc này nhằm tránh tình trạng quảng cáo thổi phồng lên như quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay?
Cần có hướng dẫn và quy định việc vận hành trung tâm dạy thêm. (Ảnh minh hoạ)
Theo PGS Nam, trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm tra, đăng ký trung tâm dạy thêm phải minh bạch. Và để làm được điều này, cần sử dụng công nghệ, số hóa để cơ quan chức năng có thể quản lý được.
Ví dụ, chúng ta cần nghĩ đến một cơ chế để quản lý việc học thêm và dạy thêm trên nền tảng trực tuyến thống nhất toàn quốc và theo từng địa phương. Bất cứ hương trình dạy thêm nào đều phải đăng ký trên hệ thống này, trong đó nêu rõ đề cương chi tiết học phần, các chuẩn đầu ra để đảm bảo không trùng với chương trình chính khóa, không trùng lắp.
Nếu không làm được điều này sẽ rất khó kiểm soát chất lượng. Hệ quả là gánh nặng tài chính của các gia đình không được giải quyết khi phải chi tiền nhiều hơn nhưng không đạt được kỳ vọng, học sinh vẫn thụ động.
PGS.TS Trần Thành Nam cũng cho biết, cũng cần hướng tới việc quy định rõ hơn các trung tâm chỉ được dạy thêm cái gì bởi hiện nay Thông tư 29 quy định rõ, việc bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng học sinh không đạt chuẩn hay học sinh tài năng đều thuộc trách nhiệm của giáo viên và nhà trường.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, khi áp dụng quy định mới dạy thêm học thêm không được thu tiền chắc chắn sẽ nảy sinh một số vấn đề. Tuy nhiên, nếu thực sự học sinh, phụ huynh có nhu cầu mà không phải vì bất cứ ép buộc nào thì khi có ‘cầu’ ắt sẽ có ‘cung’.
"Cung ấy phải được pháp luật quản lý và phải làm đúng theo pháp luật. Làm đúng theo pháp luật để các bên liên quan có trách nhiệm với con cháu mình. Cho nên người dạy cũng phải đáp ứng yêu cầu, đây không phải là điều kiện của thông tư mà điều kiện của việc dạy học, của giáo dục; Hay đơn giản địa điểm tổ chức dạy thêm học thêm phải đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh, sức khỏe học sinh ra sao? Tất cả mọi chuyện phải được công khai để toàn dân được biết và giám sát", Vụ trưởng phân tích.
Song song với áp dụng Thông tư 29/2024 chắc chắn có những giải pháp để tách bạch trách nhiệm của nhà trường khi tổ chức chương trình giáo dục phổ thông và giáo viên làm tròn trách nhiệm trong nhà trường. Đồng thời, dạy học 2 buổi/ngày không phải tất cả học sinh có mặt tại trường đều ngồi trong lớp để nghe thầy cô dạy, hoặc giải đề mà phải có nhiều hoạt động với các hình thức khác, lúc đó học sinh sẽ có năng lực tự tin, tự học.
Theo Vụ trưởng, nếu các trường, giáo viên cùng làm được như vậy, phụ huynh, học sinh cũng sẽ không lo lắng phải tìm chỗ cho con đi học thêm, "tự nhiên, số học sinh có nhu cầu đi học thêm sẽ giảm xuống".
Băn khoăn lý do giáo viên trường công lập không được mở trung tâm dạy thêm, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay, đây là quy định chung được thể hiện trong Luật cán bộ công chức, viên chức và Luật Doanh nghiệp, không phải là Thông tư 29/2024 quy định. Không chỉ là kinh doanh dạy thêm học thêm mà bất kể ngành nghề gì thì viên chức làm việc đơn vị công lập đều không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. "Đây là quy định chung chứ không phải là sự thiếu công bằng giữa giáo viên trường công đối với giáo viên trường tư", ông nhấn mạnh.
Theo VTC News
-
Giáo dục2 giờ trướcTừng cố tình không làm bài thi đại học để nhận về điểm 0, ở tuổi 35, Từ Mạnh Nam quyết định làm lại cuộc đời.
-
Giáo dục3 giờ trướcSo với năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 tại TP HCM dự kiến tăng trong khi số thí sinh dự thi giảm
-
Giáo dục7 giờ trướcNói về điểm mới trong kỳ thi năm nay, ông Bình thông tin, dự kiến sẽ không nhân hệ số 2 với các môn thi Toán, Ngữ văn như các năm trước.
-
Giáo dục8 giờ trướcCuối tháng 2, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp và môn thi thứ 3 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026. Năm đầu tiên học sinh tốt nghiệp THCS dự thi tuyển sinh lớp 10 theo chương trình mới nên học sinh, phụ huynh đều hoang mang.
-
Giáo dục1 ngày trướcMùa tuyển sinh 2025, nhiều trường đào tạo khối ngành sư phạm dự kiến mở ngành mới, bỏ xét học bạ nhằm siết chất lượng đầu vào.
-
Giáo dục1 ngày trướcBan Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức lấy ý kiến dư luận xã hội về Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại các thành phố lớn, để tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho việc đi lại nhiều phụ huynh lựa chọn hình thức thuê sinh viên về dạy thêm cho con tại nhà.
-
Giáo dục1 ngày trướcCho rằng nữ hiệu trưởng có nhiều vi phạm, 1 thầy giáo đã làm đơn phản ánh lên cấp trên và bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ về mặt Đảng.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể chuẩn bị cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức ôn, luyện thi miễn phí cho các em.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột thầy giáo dạy âm nhạc ở An Giang bị 'tố' có hành vi dâm ô học sinh lớp 5 tại sân trường. Sự việc được camera của nhà trường ghi lại.
-
Giáo dục2 ngày trướcHọc viện Cảnh sát Nhân dân thông báo tuyển 530 chỉ tiêu đại học chính quy 2025, tương đương năm ngoái.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024 về dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục3 ngày trướcTốt nghiệp thạc sĩ tại Anh nhưng cô gái 25 tuổi quyết định trở về Thượng Hải, xin việc trong sở thú với vai trò người trông coi, chăm sóc động vật.
-
Giáo dục3 ngày trướcMột giáo viên dạy âm nhạc ở An Giang bị "tố" có hành vi dâm ô, sờ bóp các vùng nhạy cảm của học sinh lớp 5 tại sân trường. Sự việc được camera của nhà trường ghi lại.