- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội: Tái diễn tuyển sinh 'chui' lớp 10
Liên quan việc không có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn tuyển “chui” 174 học sinh lớp 10, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, đang tính phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Phát ốm vì con học “chui”
Nhiều ngày qua, 174 phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành đứng ngồi không yên vì lo không tìm được trường để chuyển học cho con. Chị Nguyễn Thị H (ở quận Hà Đông) cho biết, con trúng tuyển vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ.
Trước khi nộp hồ sơ, chị đã đến tận cơ sở của trường ở Văn Quán, quận Hà Đông để tìm hiểu về cơ sở vật chất, chương trình học cũng như thông tin tuyển sinh. Đầu năm học 2024-2025, con làm thủ tục nhập học và được nhà trường phân lớp bình thường như các trường khác cho đến gần đây mới phát hiện ra con đang học “chui” vì trường không được cấp chỉ tiêu tuyển sinh.
“Chúng tôi tá hỏa, lo lắng đến phát ốm vì con đang học “chui”, không có mã số trên hệ thống của Sở GD&ĐT Hà Nội. Các phụ huynh khác cũng mất ăn mất ngủ đến trường để hỏi cho ra nhẽ nhưng đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng”, chị H nói.
Một phụ huynh khác có con trúng tuyển vào lớp 10 của trường này cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Theo phụ huynh này, trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học mới, gia đình nộp hồ sơ dự phòng cho con vào trường. Kết quả, con không đủ điểm vào trường công lập nên đành quyết định học ở trường vì gần nhà, thuận tiện đi lại.
“Từ đầu năm học đến nay, các hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Tất cả phụ huynh, học sinh không ai hay biết về việc trường tuyển sinh “chui” và con không có mã số. Cách đây ít tuần, chúng tôi biết sự việc và yêu cầu nhà trường làm rõ, đồng thời có giải pháp giải quyết thì được thuyết phục là phải chờ đợi”, phụ huynh này nói.
Trường thừa nhận sai
Ngày 29/10, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiến Thành thừa nhận nhà trường đã sai vì tuyển sinh khi chưa được Sở GD&ĐT Hà Nội cấp chỉ tiêu. Theo bà Tuyết, nhà trường đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT để xin phương án tháo gỡ khó khăn hiện tại.
“Nhà trường cũng đã tổ chức nhiều buổi họp với phụ huynh học sinh để trao đổi, thống nhất phương án giải quyết. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ thông báo với phụ huynh, học sinh. Hiện nay, nhà trường vẫn bố trí thầy cô giảng dạy cho học sinh theo chương trình bình thường để đảm bảo kiến thức”, bà Tuyết nói.
Về việc tuyển sinh trước khi được cấp phép, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiến Thành lý giải, trong quá trình tuyển sinh, nhà trường cố gắng bổ sung hồ sơ để được xét chỉ tiêu nhưng cuối cùng không có kết quả.
Trường THPT Tô Hiến Thành hiện có hơn 400 học sinh. Tháng 9/2024, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo, nhà trường không được cấp chỉ tiêu với lý do chưa đủ điều kiện cơ sở pháp lý địa điểm hoạt động.
Câu chuyện không được giao chỉ tiêu nhưng trường học vẫn cố tình tuyển sinh từng xảy ra ở hệ thống trường ngoài công lập của Hà Nội.
Năm học 2023-2024, một trường tư thục khác ở quận Hai Bà Trưng cũng tuyển “chui” học sinh lớp 10 nhưng phụ huynh hoàn toàn không biết. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ học sinh không được tốt nghiệp THPT vì không có mã số trên cơ sở dữ liệu của ngành.
Sau đó, đại diện nhà trường xin lỗi và “cầu cứu” Sở GD&ĐT Hà Nội cấp bù chỉ tiêu tuyển sinh để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, Trường THPT Tô Hiến Thành đã báo cáo Sở về sự việc. Trước mắt, đơn vị đang phối hợp các đơn vị để tính toán phương án giải quyết làm sao đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
“Trong sự việc này, học sinh không có lỗi. Còn xử lý nhà trường như thế nào, Sở sẽ quyết định sau khi mọi việc được ổn thỏa”, ông Tuấn nói.
Hiệu trưởng một trường THPT tư thục tại Hà Nội cho rằng, trong sự việc kể trên, nhà trường đã cố tình vi phạm nguyên tắc tuyển sinh, gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và cơ quan quản lý. Trong trường hợp không được giao chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung (từ tháng 7), trường có thể trả hồ sơ để các em nhập học ở trường khác.
Đến thời điểm này sẽ rất khó để có phương án giải quyết vì chuyển sang trường khác còn liên quan đến chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất có đáp ứng, điểm chuẩn, mức học phí chênh lệch… Điều quan trọng khác nữa là học sinh chuyển đến trường mới sẽ liên quan đến tổ hợp môn lựa chọn có trùng khớp với Trường THPT Tô Hiến Thành hay không.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục53 phút trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm tại TP HCM lâu nay thực hiện theo phương án thi 3 môn gồm ngữ văn, tiếng Anh và toán
-
Giáo dục54 phút trướcMồ côi mẹ từ bé, căn bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể nhỏ con hơn so với bạn bè nhưng em Nguyễn Công Bách đã vượt nghịch cảnh, chinh phục giấc mơ đại học.
-
Giáo dục2 giờ trướcSau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
-
Giáo dục2 giờ trướcNhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.
-
Giáo dục5 giờ trướcĐề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn được cho là của một trường THPT đang gây tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt.
-
Giáo dục16 giờ trướcSau khi xác minh các vi phạm của cô N.T.V, giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, UBND TP Ninh Bình (Ninh Bình) đã phê bình tập thể Ban giám hiệu nhà trường. Cô N.T.V đã được chuyển sang công việc khác và không còn đứng lớp.
-
Giáo dục17 giờ trướcLương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục17 giờ trướcKhoảng 2/3 số giáo viên cho biết họ thường xuyên dùng các công cụ phát hiện nội dung do AI tạo ra để kiểm tra bài viết của sinh viên. Dù công cụ này có độ chính xác cao, vẫn có nhiều sinh viên bị "oan", dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
-
Giáo dục22 giờ trước2.600 học sinh ở trường THCS Phước Tân 1, thuộc TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải nghỉ học vì nước lũ tràn vào sân trường, ngập cả phòng học.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột trường đại học ở miền Nam vừa công bố thưởng Tết Ất Tỵ 2025, mức thưởng áp dụng chung từ hiệu trưởng đến lao công.
-
Giáo dục1 ngày trướcSáng nay (29/10), nước sông Buông dâng cao gây ngập lụt nhiều khu vực ở Đồng Nai. Do đó, hơn 3.000 học sinh phải nghỉ học do nước tràn vào trường và chia cắt nhiều tuyến đường.
-
Giáo dục1 ngày trướcSo với năm học trước, năm học 2024 – 2025 số lượng học sinh lớp 9 trong toàn tỉnh Đồng Nai giảm hơn 8.000 em.
-
Giáo dục1 ngày trướcMâu thuẫn xuất phát từ việc nữ sinh trường cao đẳng mượn tiền để mua bia tổ chức sinh nhật nhưng sau đó bị đòi lại nên hai nam sinh hẹn ra đánh nhau.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.