Học phí đại học tăng kịch trần: Áp lực dồn lên vai sinh viên

Dù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020 nhưng sau hai năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, học phí được các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên, nhất là đối với các trường được tự chủ tài chính.

Trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường ĐH tăng từ 30 - 70%. Ví dụ, học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so năm 2021. Với 143 tín chỉ trong bốn năm học, trung bình mỗi năm sinh viên cần nộp 15,75-47 triệu đồng. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến thu mức từ 41 - 44,3 triệu đồng/năm, so với khi trường chưa tự chủ, mức thu này tăng gần ba lần. Học phí của Trường ĐH Luật Hà Nội cũng tăng gấp đôi năm học trước.

Học phí đại học tăng kịch trần: Áp lực dồn lên vai sinh viên-1
Sinh viên, phụ huynh đang phải đối mặt áp lực học phí tăng cao của các trường ĐH. Ảnh: Trọng Tài

Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các trường ĐH tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 - 2,5 lần trường chưa tự chủ. Có điều, dù sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phần lớn các trường đều tăng học phí kịch trần.

Tại hội nghị Tự chủ ĐH vừa qua, PGS.TS Nguyễn Ninh Thụy, Trưởng ban Ban Kế hoạch - Tài chính, ĐH Quốc gia TPHCM, phát biểu học phí là nguồn thu lớn và quan trọng nhất. Để giảm bớt gánh nặng học phí, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng nguồn thu khác nhưng việc gia tăng các nguồn thu phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài. Vì vậy, các trường buộc phải tăng học phí, nhưng việc này cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên vai người học.

Quan niệm sai về tự chủ đẩy gánh nặng học phí cho người học

PGS Thụy dẫn nguồn số liệu Tổng cục Thống kê 2018 - 2020 cho biết, tổng chi cho giáo dục ĐH chỉ chiếm 0,2% GDP năm 2018, năm 2019 giảm còn 0,19%, năm 2020 giảm tiếp, chỉ còn 0,18%. Bộ GD&ĐT nhìn nhận, khi các cơ quan chủ quản cắt giảm kinh phí, nhiều trường đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành, đầu tư phát triển và giữ đội ngũ giảng viên giỏi.

Theo Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐH, nguyên nhân của vấn đề trên là do cách hiểu sai lầm của nhiều cơ quan có thẩm quyền về vấn đề tự chủ ĐH. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là Nhà nước cần khẳng định việc tiếp tục đầu tư tài chính từ ngân sách, chi đầu tư từ các bộ, ngành cho lĩnh vực giáo dục ĐH mà bộ, ngành quản lý… để tự chủ không đồng nghĩa với cắt toàn bộ đầu tư nhà nước như giai đoạn thí điểm.

Tại Hội nghị Tự chủ ĐH vừa qua, đại diện các trường đều cho rằng đừng xem tự chủ là trường ĐH tự lo về tài chính, hệ quả là các trường ĐH chỉ còn cách tăng thu học phí. Theo GS Trần Đức Viên, nguyên Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang lấy tiêu chí “tự túc” về kinh phí chi thường xuyên và mức độ “tự lo” về chi đầu tư làm tiêu chí hàng đầu để cho phép một trường ĐH được tự chủ. Vì thế, tự chủ ĐH đồng nghĩa với việc đánh đổi giữa “hy sinh” kinh phí cấp phát để lấy quyền tự quyết về một số lĩnh vực.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, nhận định: “Nghịch lý tại Việt Nam hiện nay là nhấn mạnh yếu tố tự túc như điều kiện tiên quyết của tự chủ trong bối cảnh các nguồn thu khác hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến một nền giáo dục ĐH được xây dựng chủ yếu dựa trên học phí của người học. Chưa có một nền giáo dục ĐH nào thành công theo mô hình tự túc”.

Theo Tiền Phong 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/hoc-phi-dai-hoc-tang-kich-tran-ap-luc-don-len-vai-sinh-vien-post1459671.tpo

học phí


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.