- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh chuẩn bị năm học mới: Phụ huynh lo 'gánh' các khoản thu
Đến hẹn lại lên, cứ đầu năm học mới, phụ huynh đối mặt với nỗi lo còng lưng 'gánh' các khoản phí từ tiền đồng phục đến tiền ăn, học phí, học thêm... Một số địa phương hiện đã có động thái siết, cấm nhà trường 'đẻ' ra các khoản phí.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương có 3 con đang ở độ tuổi đi học (2 tiểu học, 1 THCS) cho biết, gia đình chị vừa chi gần 6 triệu đồng mua sách giáo khoa, đồng phục mới cho các con. “Ngoài học ở trường, mình cảm thấy khoản chi nặng nhất là học thêm tiếng Anh, Toán ở ngoài nhà trường. Hai vợ chồng đều là viên chức nhà nước, thu nhập không được là bao trong khi vẫn thuê nhà trọ nên lo việc học hành của con là một áp lực rất lớn”, chị Hương nói.
Hà Nội “cấm” các trường ép học sinh mua đồng phục mới đầu năm học. Ảnh: Như Ý
Đầu năm học mới, học sinh sẽ có các khoản phải chi như: sách giáo khoa, đồng phục, tiền bảo hiểm y tế, ăn bán trú (nếu có nhu cầu); sinh hoạt các câu lạc bộ như cờ vua, cờ tướng, múa, võ, vẽ… Đã có phụ huynh phàn nàn về việc, sau khi con nhập học lớp 6 một trường THCS tại Hà Nội đã phải đóng tiền mua cả ghế ngồi sinh hoạt dưới cờ.
Mới đây, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các trường không được bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, thay vào đó các em chỉ cần ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, khuyến khích tiết kiệm. Ông Cương cũng chỉ đạo, đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhà trường có thể cung cấp mẫu, kiểu dáng, màu sắc để cha mẹ chủ động mua sắm.
Tại Quảng Trị, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cũng yêu cầu các trường thực hiện thu đúng, thu đủ, chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. “Không được sử dụng kinh phí hoạt động của Hội phụ huynh để chi cho bảo vệ, vệ sinh, mua sắm máy móc, đồ dùng dạy học. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa của Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định”, bà Hương nói.
Trước đó, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Thị Ngọc Châu yêu cầu các trường trong tỉnh tuyệt đối không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới đầu năm học. Địa phương này quy định đồng phục đơn giản là áo trắng, quần xanh đen và đen, nghiêm cấm các trường in phù hiệu, họa tiết, viền, nơ… khiến phụ huynh khó tìm mua hoặc may. Để tiết kiệm, sở này hướng dẫn các nhà trường thông báo về mẫu mã, quy cách đồng phục để phụ huynh tự mua hoặc đặt may cho con em của mình.
Mỗi trường một đồng phục
Tại Hà Nội, thời điểm này, nhiều trường học đã thông báo tới phụ huynh học sinh đăng ký mua đồng phục cho năm học mới. Theo ghi nhận của PV, các trường học ở mỗi cấp học hiện không có sự thống nhất về mẫu mã mà mỗi trường đang có thiết kế đồng phục học sinh khác nhau. Trong đó, có trường sử dụng áo sơ mi trắng nhưng thêm viền ở cổ, thêm nơ; có trường lại sử dụng áo phông có cổ với nhiều màu sắc. Học sinh nữ kết hợp với chân váy màu ghi, xám, xanh; học sinh nam quần màu ghi, xám, đen… Giá tiền các bộ đồng phục cũng dao động từ 200.000 - 350.000 đồng/bộ. Trong đó, có trường tiểu học thông báo cho học sinh đăng ký lên tới 5 bộ gồm: sơ mi cộc, sơ mi dài, bộ thể thao cộc, bộ thể thao dài và áo khoác với tổng giá tiền lên khoảng 1.300.0000 đồng.
Tuy nhiên, cách làm của các nhà trường hiện nay là thông báo cho phụ huynh có nhu cầu mua mới đăng ký. Ai không có nhu cầu mua tại trường có thể tự mua ở ngoài. Một số phụ huynh cho rằng, vì quy định đồng phục hiện nay mỗi trường một bộ khác nhau, lại có thêm lô gô gắn ở tay hoặc ngực, nơ ở cổ… nếu tìm mua ở ngoài sẽ rất vất vả tìm đơn vị cung cấp đúng mới có. Do đó, đa số phụ huynh lựa chọn phương án đăng ký mua ở trường.
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình, Hà Nội Nguyễn Quốc Dương cho biết, trước khi bước vào năm học mới, nhà trường cung cấp cho phụ huynh bảng danh mục đồng phục, giá tiền để ai có nhu cầu sẽ đăng ký. Đồng phục của trường rất đơn giản gồm áo trắng và quần tối màu, phụ huynh có thể dễ dàng mua ở ngoài sau đó đến trường cung cấp lo gô gắn vào. “Với mẫu đơn giản như vậy, học sinh có thể mua bất cứ nơi nào để phù hợp với hoàn cảnh, túi tiền của mình. Còn đồng phục đưa vào trường học điều đầu tiên nhà trường quan tâm phải là chất liệu bền, đảm bảo thoáng mát với mùa hè và ấm áp mùa đông”, ông Dương nói.
GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư nói rằng: “Ngành giáo dục nên có quy định rõ ràng về các khoản thu nhằm giảm áp lực cho phụ huynh. Ngay đầu năm học này, có nơi, có trường còn yêu cầu học sinh phải đóng tiền bàn ghế mới được học. Trong khi quy định, Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trả lương giáo viên cho hệ thống trường công lập để dạy học. Phụ huynh hiện đang phải gánh quá nhiều khoản phí, trong đó có SGK giá cao, xây dựng trường lớp, mua điều hòa, máy chiếu, ăn bán trú, đồng phục… Cộng tất cả các khoản lại cho mỗi học sinh sẽ là khoản lớn cho phụ huynh. Với mức lương của cán bộ, công nhân viên chức hiện nay èo uột 5-6 triệu đồng sẽ rất khó gánh các mức chi cho giáo dục”.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục1 giờ trướcNăm 2023 ghi nhận nhiều ĐH tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh tham gia quá nhiều kỳ thi riêng sẽ lãng phí thời gian, công sức, tạo áp lực thi cử
-
Giáo dục18 giờ trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục1 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục3 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục3 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục3 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục4 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục4 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục4 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục5 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.