Học tiếng Anh: Đừng coi như một trào lưu?

Nhiều học sinh, du học sinh cho rằng, sau khi luyện thi, thậm chí lấy chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ vẫn cần liên tục trau dồi, cải thiện các kĩ năng. Tiếng Anh không khó, học sinh chỉ cần đầu tư thời gian và công sức, có môi trường để thực hành.

Phụ thuộc vào nỗ lực của người học

Lê Vũ Anh Thư, cựu sinh viên trường đại học La Trobe (Úc) chia sẻ, từ bé em may mắn được mẹ cho đi Singapore, Thái Lan chơi, học hỏi và quan sát. Đặc biệt, lúc đi Thái Lan, mẹ chỉ cho em thấy nhiều bạn trẻ người nước ngoài ở độ tuổi 13-14 tuy không giỏi tiếng Anh nhưng vẫn đi du lịch vòng quanh thế giới. Em nhận ra, học tiếng Anh chưa cần giỏi, chỉ cần tự tin vẫn có thể giao tiếp tốt.

Lên cấp 3, thời điểm trước khi đi du học, ông ngoại Thư đã chỉ cho cháu cách học ngoại ngữ đó là, phải đọc truyện, xem phim bằng tiếng anh, đặc biệt là nghe thời sự, podcast bằng tiếng anh. Với cách đó, mình mới thật sự biết những từ, cụm từ nào người ta hay dùng.

Em Nguyễn Ngọc Quỳnh, hiện đang học tại Drexel University ở Philadelphia (Mỹ) cho rằng, việc người người, nhà nhà cho con đi học tiếng Anh vì nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh và dần dần việc học cũng như một trào lưu.

Theo Ngọc Quỳnh, sở dĩ em có điểm thi tốt và sử dụng tiếng Anh cho học tập cũng như cuộc sống ở nước ngoài không phải do luyện thi ở trung tâm mà từ bé đã thích xem các video trên youtube và học được nhiều qua các kênh thụ động.

Mặt khác, Quỳnh cũng thường đọc truyện bằng tiếng Anh để trau dồi thêm từ vựng và các cách dùng từ trong câu.

Em Lương Minh Khuê, cựu du học sinh tại Mỹ và Ba Lan nói rằng, mỗi người cần biết rõ mục tiêu khi học để tự nỗ lực trong việc tiếp thu kiến thức. Có thể lúc bắt đầu học là với mục tiêu luyện thi, nhưng sau khi thi xong thì cần liên tục trau dồi để cải thiện các kĩ năng.

“Theo em học tiếng anh không khó, chỉ cần chúng ta thật sự đầu tư thời gian và công sức. Tuy nhiên, công sức phần lớn phụ thuộc vào người học. Nếu người học không rõ mục tiêu và không có sự yêu thích tiếng Anh thì khó có thể làm chủ được ngôn ngữ”, Khuê nói.

Minh Khuê cũng cho rằng, đích cuối cùng của một chứng chỉ không chỉ là điểm số mà còn đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ đó. Hiện tại, riêng kì thi IELTS có phương pháp làm bài quá đặc thù và không có áp dụng được thực tiễn khi đi học đại học kể cả trong lẫn ngoài nước. Các từ vựng hay cấu trúc được coi là "ăn" điểm được phổ biến rộng rãi trên các nguồn thông tin về IELTS không được đánh giá cao khi lên bậc học cao hơn.

“Ở bậc đại học và sau đại học thì thứ sinh viên và nghiên cứu sinh cần là tư duy, kiến thức và cách lập luận. Luyện thi IELTS có thể giúp được một phần, nhưng với cách học nhiều nơi ở Việt Nam đang áp dụng hiện nay thì không phục vụ được cho ứng dụng thực tế”, Khuê nói.

Cũng theo du học sinh này, việc cho trẻ được đắm chìm trong môi trường tiếng Anh là việc cả đời. Nếu trẻ yêu thích tiếng Anh các bạn ấy có thể tìm kiếm và tạo môi trường riêng cho chính mình. Vì thực tế, không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế dư dả để đầu tư cho con đi học các trung tâm có học phí cao với giáo viên nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện có rất nhiều nguồn thông tin và tài liệu phụ huynh có thể cung cấp cho con, nhưng cần được sàng lọc để phù hợp với độ tuổi. Vẫn cần nhấn mạnh là người học cần có sự tự giác trong việc tương tác với tài liệu.

Cần thiết đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Ông Nguyễn Nhật Hùng, đồng sáng lập & Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tranh biện và Tư duy Phản biện SocioLogic cho biết, việc đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là một mục tiêu rất thiết thực.

Vì theo ông Hùng, thứ nhất, tiếng Anh sẽ được triển khai một cách bài bản trong hệ thống giáo dục. Các chương trình học, học liệu sẽ được xây dựng kỹ càng, có tính toán. Các giáo viên, đặc biệt là nguồn giáo viên trẻ, năng động sẽ có nhiều cơ hội tuyển dụng để thực hiện và tích hợp vào hệ thống giáo dục từ bậc tiểu học đến THPT, giúp trẻ hóa nguồn lực và thúc đẩy sự thay đổi, tiếp cận ngôn ngữ của học sinh, nhất là về phương diện văn hóa khi nhiều giáo viên trẻ đã có thời gian công tác và làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh.

Điều này đảm bảo mọi học sinh, bất kể điều kiện kinh tế hay địa lý, đều có cơ hội học tập và thực hành ngoại ngữ ngay từ những năm học đầu tiên một cách bình đẳng.

Thứ hai, tiếng Anh sẽ không chỉ dừng lại ở một môn học, học sinh cần học để đạt điểm và qua môn, mà sẽ trở thành một công cụ để tiếp cận với các bộ môn khác, các nguồn tài liệu, học liệu quốc tế. Khi việc tiếp xúc với tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, cứ đi học là cần để hiểu bài giảng, học sinh sẽ dần xây dựng thói quen sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Các em sẽ không còn gặp quá nhiều khó khăn trong việc cần dịch một từ hay một câu từ tiếng Việt qua tiếng Anh, mà sẽ hiểu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên như một người bản xứ. Đây là một điểm mạnh mà chỉ có chính sách đưa tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai trong trường mới thúc đẩy được.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/hoc-tieng-anh-dung-coi-nhu-mot-trao-luu-post1686578.tpo

tiếng Anh


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.