- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì?
Năm học tới, sẽ không còn sử dụng ngữ liệu sách giáo khoa (SGK), giáo viên đi dạy bây giờ không thể dạy tủ, học sinh không học tủ được. Giáo viên bắt buộc phải tìm hiểu, phải đọc để có được ngữ liệu dạy học sinh. Học sinh cũng không bị...học thuộc lòng các bài ở trong sách giáo khoa để đến lúc thi là làm theo nữa.
Nhiều trường đã áp dụng
Theo nhiều giáo viên cũng như các nhà lãnh đạo các trường, việc không dùng ngữ liệu SGK để ra đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn đã được triển khai từ lâu.
Cô Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai, Hà Nội cho rằng, quy định này đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặt khác, trong mấy năm qua đã có những giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình cụ thể.
“Việc không dùng ngữ liệu ở sách giáo khoa đã được thực hiện 3 năm nay rồi. Giáo viên cũng đã quen với điều này. Học sinh cũng thế. Đây không phải là thông tin bất ngờ, bàn về việc khó thực thi hay không nữa”- vị Hiệu trưởng này nhấn mạnh.
Một giáo viên ngữ văn cấp 3 tại một trường có tiếng tại Hà Nội, cũng cho biết, có một thực tế, 3 năm trở lại đây, rất nhiều trường không còn dùng ngữ liệu SGK trong đề kiểm tra định kỳ. Giáo viên đã cho đề theo hướng này để học sinh làm quen với cách kiểm tra, đánh giá mới.
Tại một số trường THCS, THPT công lập hay tại các trường tư tại Hà Nội, đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn từ 3 năm nay không còn sử dụng ngữ liệu SGK.
Các giáo viên nhấn mạnh, đã đến lúc có thể chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ của học sinh khi không còn tình trạng học tác phẩm nào thi vào tác phẩm đó như nhiều thập kỷ qua.
Hay nhưng khó
Tuy nhiên, các giáo viên cho rằng, khi dạy chương trình sách giáo khoa 2018, giáo viên Ngữ văn gặp những khó khăn không nhỏ.
Giáo viên bắt buộc phải tìm hiểu, phải đọc để có được ngữ liệu dạy học sinh. Học sinh cũng không bị...học thuộc lòng các bài ở trong sách giáo khoa để đến lúc thi là làm theo nữa.
Trước kia, chương trình cũ, giáo viên sẽ lường trước mọi vấn đề liên quan đến kiến thức, nhưng giờ đây, có những tình huống, có những đơn vị kiến thức mà bản thân mình phải mày mò rất nhiều mới có thể hướng dẫn để học sinh hiểu.
Từ khi áp dụng dạy chương trình mới, giáo viên dạy môn Ngữ văn sẽ bận hơn vì phải đọc nhiều, tích cóp tư liệu để làm các phiếu học tập cho học sinh.
Cá nhân học sinh cũng phải tự học, tự đọc nhiều hơn, từ đó phát huy năng lực bản thân tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các kì thi, người ra đề không còn bị bó hẹp phạm vi ngữ liệu, nội dung câu hỏi có thể đa dạng hơn. Người chấm thi sẽ khách quan hơn nữa khi không bị chi phối bởi những kết luận vốn đã quen về những tác phẩm trong SGK.
“Đề thi lấy ngữ liệu ngoài thì có rất nhiều cái hay, nhưng mà khó. Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải tích cực đọc sách. Tìm đến những tác phẩm văn học, những bài viết thuộc các thể loại được học để tìm hiểu, từ đó sẽ có thói quen không dựa dẫm vào văn mẫu”- nhiều giáo viên nhấn mạnh.
Theo Bộ GD&ĐT, kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ hoàn toàn đổi mới so với trước đây. Thí sinh sẽ thi 4 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong 3 buổi thi. Đặc biệt, môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, chấm dứt đồn đoán đề thi.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục8 giờ trướcDù đã lên kế hoạch tổ chức khai giảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn quyết định hủy buổi lễ và thay đổi kế hoạch chào tân sinh viên vào thời điểm phù hợp.
-
Giáo dục12 giờ trướcHình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
-
Giáo dục13 giờ trướcNhận được đơn xin miễn giảm tiền học và các khoản phụ phí khác cho con từ một gia đình hoàn cảnh khó khăn, vị hiệu trưởng đã đăng đàn kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ.
-
Giáo dục13 giờ trướcTrường THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Lạc Long Quân, Cao đẳng Hà Nội vừa bị xử phạt hành chính do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép.
-
Giáo dục17 giờ trướcTPHCM hiện không có quy định chung cho việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nên hiện cũng có trường cấm, có trường không cấm và có trường hạn chế sử dụng…
-
Giáo dục18 giờ trướcTrường đại học, trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng học sinh, sinh viên viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua.
-
Giáo dục18 giờ trướcTừng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhận hộp socola của học sinh trị giá 6,16 NDT (tương đương khoảng 21.000 đồng) nhân ngày Nhà giáo Trung Quốc (10/9), nữ hiệu trưởng trường mầm non ở Trùng Khánh bất ngờ bị đuổi việc.
-
Giáo dục1 ngày trướcDo mưa lớn kéo dài, nhiều đất, đá trên đồi sạt, trượt vào công trình trường học đang xây dựng tại xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) khiến hơn 200 học sinh có nguy cơ phải đi học nhờ.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau những lùm xùm về suất cơm giáo viên 30 nghìn đồng nhưng chỉ có 2 miếng chả tại Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ngành chức năng ra quyết định thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục này.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột cành cây xà cừ to ở sân Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hà Trung (Thanh Hóa) bất ngờ gãy khiến một giáo viên bị đa chấn thương, nhiều ô tô hư hỏng.
-
Giáo dục1 ngày trướcLãnh đạo trường và bộ môn có trách nhiệm rất lớn. Đề thi phải có trưởng bộ môn duyệt, kí vào đó. Bám sát chuẩn đầu ra- mục tiêu của môn học đó để đừng đánh giá sai, để tránh trường hợp lạm phát điểm.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng đỗ đại học top đầu châu Á với điểm cao chót vót, Đỗ Thanh Vân (SN 2000) gây thất vọng khi bỏ học giữa chừng để về quê.