Kinh khủng hơn đòn roi là kiểu "giáo dục phủ định", nhiều bố mẹ vẫn dùng cách này mà không biết đã tự tay đẩy con vào ngõ cụt

Bố mẹ cho rằng việc phủ định con có thể tạo thêm động lực, giúp con ngày càng nỗ lực hơn để đạt được kỳ vọng cao nhưng đây lại là cách giáo dục sai lầm.

Một đứa trẻ phấn khởi khoe với mẹ thành tích khi vừa đi học về: "Mẹ ơi, kỳ này con thi tiếng Anh được hạng nhất lớp đấy!" 

Đáp lại ánh mắt long lanh của con trai, người mẹ lạnh lùng đáp: "Nhưng tổng điểm của con cũng chỉ xếp hạng 10 trong lớp mà thôi. Giỏi mỗi tiếng Anh thì có gì mà hay ho? Con vẫn phải cố gắng hơn nữa thì mới theo kịp các bạn khác!"

Kinh khủng hơn đòn roi là kiểu giáo dục phủ định, nhiều bố mẹ vẫn dùng cách này mà không biết đã tự tay đẩy con vào ngõ cụt-1

Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ thấy đoạn đối thoại này khá quen thuộc và nhìn thấy đâu đó hình ảnh của bản thân mình. Thực tế, nhiều bố mẹ quan niệm dạy con phải khiêm tốn, không được tự cao và khoe khoang. Cho dù con đạt được thành tích tốt, họ cũng không thể khen ngợi vì có thể sẽ làm cho đứa trẻ trở nên ỷ y, từ đó không còn cố gắng nữa. 

Bố mẹ nghĩ rằng "ghét cho ngọt cho bùi", vì vậy họ phủ định con mình có thể tạo thêm động lực, giúp con ngày càng nỗ lực hơn để đạt được kỳ vọng cao. Thế nhưng thật đáng buồn, đây lại là cách giáo dục sai lầm và là nguyên nhân chính làm cho đứa trẻ trở nên yếu kém, suốt đời phải sống trong bóng tối vì sự tự ti.

Sự tin tưởng của bố mẹ mới là động lực giúp con thành công

Các nhà tâm lý học nói rằng, muốn con cái trở thành người thế nào thì bố mẹ nhất định cần phải có niềm tin tích cực vào con mình. Nghiên cứu cho thấy các kỳ vọng hay định kiến của bố mẹ đối với con sẽ tạo nên thái độ và cách ứng xử với con khác nhau, từ đó tạo ra những kết quả khác nhau. 

Cách giáo dục phủ định con mà nhiều phụ huynh vẫn thường sử dụng lại truyền tải cho đứa trẻ cảm giác tiêu cực và những thông điệp: "con vô dụng quá", "con chưa đủ tốt", "con quá ngốc nghếch"... khiến cho chúng mất hết tự tin và lòng tự trọng của bản thân.

Kinh khủng hơn đòn roi là kiểu giáo dục phủ định, nhiều bố mẹ vẫn dùng cách này mà không biết đã tự tay đẩy con vào ngõ cụt-2

Việc bố mẹ không công nhận thành tích và khả năng của con có thể chưa ảnh hưởng gì với đứa trẻ ngay lập tức nhưng vào thời điểm chúng gặp khó khăn, thất bại trong học tập và cuộc sống thì những thông điệp tiêu cực mà bố mẹ thường nói chính là "nhát dao chí tử" làm cho tinh thần đứa trẻ suy sụp nặng nề. 

Dần dà, trẻ sẽ nghi ngờ về bản thân mình và tin rằng mình thật sự là đứa vô dụng, lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương, không còn tự tin khi làm bất cứ chuyện gì. 

Thời điểm tốt nhất để giáo dục con là khi chúng làm điều đúng đắn

Khi con làm sai, tất nhiên bố mẹ sẽ ngay lập tức la mắng, trừng phạt để dạy cho con một bài học, sau này không bao giờ tái phạm nữa. Tuy nhiên, chuyên gia giáo dục gia đình Thần Diệc Phi lại cho rằng, muốn con học được bài học sâu sắc nhất, muốn con có được sự nhận thức đúng đắn nhất thì thời điểm giáo dục tốt nhất là sau khi con làm tốt một việc gì đó.

Rõ ràng trong cuộc sống, không một ai thích bị chỉ trích, không đứa trẻ nào thích rút ra bài học từ những câu la mắng hoặc trận đòn roi của bố mẹ. Chính vì vậy mỗi khi đứa trẻ làm điều gì đúng, đạt được thành tích tốt, bố mẹ cần có sự động viên nhanh chóng và tích cực. Nhờ vào lời khen và sự khích lệ đúng lúc này, trẻ sẽ càng có thêm động lực tiếp tục chăm chỉ và cố gắng, đồng thời chúng cũng trở nên tự tin hơn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/kinh-khung-hon-don-roi-la-kieu-giao-duc-phu-dinh-nhieu-bo-me-van-dung-cach-nay-ma-khong-biet-da-tu-tay-day-con-vao-ngo-cut-162212506191542404.htm

nuôi dạy con cái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.