- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh lo 'cai nghiện' máy tính, điện thoại cho con trước khi đến trường
Ngay sau Tết nguyên đán, từ ngày 7-14/2, học sinh ở 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ trở lại trường học trực tiếp.
Tập lại thói quen cho con
Sau khi biết từ ngày 14/2, học sinh mầm non ở TP.HCM sẽ trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ học vì dịch Covid-19, dù vẫn còn lo lắng nhưng gia đình chị Lê Thanh Trà (Quận 10, TP.HCM) quyết định sẽ cho cả hai con 4 tuổi và 3 tuổi đi học lại.
Từ vài ngày nay, trước khi đi ngủ, chị Trà cho hai con xem các clip mà cô giáo ở trường mầm non gửi trong suốt học kỳ qua.
“Hàng tuần, các cô đều gửi qua nhóm lớp ở Zalo clip các bài học hay câu chuyện kể, đề nghị bố mẹ cho các con xem và nếu có thể thì quay lại các clip bé tương tác để gửi lại cô. Nhưng thú thực là tôi nhận vậy thôi chứ hầu như không cho các bé xem. Nhưng từ hôm biết là sẽ được đi học lại từ ngày 14/2, tôi đã đều đặn cho các con xem, chủ yếu là để các con quen mặt cô, vì năm nay hai bé đều lên lớp mới, cô giáo mới”.
Học sinh các cấp ở TP.HCM sẽ trở lại trường từ ngày 14/2 |
Chị Trà kể bây giờ cứ nhắc đến việc đi học là cả hai đòi “ở nhà với mẹ”. Vì vậy, bên cạnh việc cho con xem clip, do nhà ở gần trường, nên cứ một, hai ngày chị lại dắt con qua cổng trường rồi đứng nói chuyện với con ở đó để các bé không bỡ ngỡ khi đi học lại.
Còn chị Nguyễn Vũ Ngọc Lan (Quận 2, TP.HCM) cho biết chị đang tập lại thói quen đi ngủ sớm cho con.
Khi đi học, muộn nhất 9h tối là cô bé 5 tuổi lên giường ngủ và vào giấc rất nhanh, sáng muộn nhất 6 rưỡi dậy để chuẩn bị đi học. Tuy nhiên, thói quen này dần bị phá vỡ trong thời gian nghỉ ở nhà, đến nay buổi tối bé ngủ rất muộn và sáng ra lại dậy muộn.
“Tôi lấy mốc từ mùng 1 Tết, 10h là cho con vào giường và tắt đèn, dù chưa thể ngủ ngay nhưng mấy hôm nay tôi duy trì nếp này, sang tuần sau tôi sẽ cho con đi ngủ từ 9 rưỡi và sáng sẽ gọi dậy sớm. Cố gắng đến lúc quay trở lại trường con sẽ có thể thức dậy muộn nhất là lúc 7h” – chị Lan chia sẻ.
Tại Hà Nội, anh Nguyễn Long (quận Ba Đình) cũng cho biết đang ráo riết thiết lập lại một số nề nếp cho cậu con trai lớp 7, khi cậu bé sẽ được đi học lại ngay sau kỳ nghỉ Tết, và học vào buổi sáng.
“Học kỳ vừa qua cháu học chiều, nên buổi sáng chúng tôi cho cháu ngủ thoải mái, có thể 9h mới dậy để chiều học online cho tỉnh táo. Nhưng mấy hôm nay, tôi đang yêu cầu cháu 10h phải đi ngủ và 6 rưỡi cháu phải dậy để tuần sau còn đi học”.
Để ép con vào lịch sinh hoạt mới, nên dù là đang nghỉ Tết và trời rất lạnh, nhưng sáng nào anh Long cũng dậy từ sớm để 6 rưỡi qua gọi con.
“Nghĩ cũng thương con, nhưng mình không kiên quyết thì tuần tới nếu phải bắt nhịp ngay với lịch học bình thường thì con sẽ rất mệt” – anh Long nói.
Vất vả “cai” máy tính, điện thoại
Một việc nữa mà anh Long đang kiên quyết thực hiện là tách dần cậu con ra khỏi máy tính.
“Thời kỳ học online, dù xong buổi học chiều nhưng sau đó con vẫn tiếp tục ôm máy tính, nói là để làm bài tập về nhà. Đến bữa tối con nghỉ ăn cơm rồi ngồi chơi loanh quanh một lúc lại lên ôm máy nói là học tiếp” – anh Long kể.
Từ hôm nghỉ Tết, biết con không có bài tập phải làm, vợ chồng anh đã lên kế hoạch kéo dần con trở về “cuộc sống thực”.
“Vợ tôi yêu cầu con cùng dọn dẹp nhà cửa những hôm trước Tết. Dù không cầu kỳ nhưng vợ chồng tôi cũng chở con đi hết chợ hoa này đến chợ hoa kia để chọn quất, chọn hoa cắm, mục đích chủ yếu là cho con ra khỏi nhà. Những ngày Tết cũng cho con cùng đi chúc Tết họ hàng, đi chùa… Dĩ nhiên không thể bắt con “cai” máy tính đột ngột, nên mỗi ngày vẫn cho con sử dụng máy tính từ 2-3h, chia mỗi lần 1h” – anh Long chia sẻ kinh nghiệm và hy vọng rằng đến lúc đi học, được giao lưu với bạn bè, nhu cầu sử dụng máy tính của con trai sẽ giảm thiểu.
Bé Mai Anh (Quận 3, TP.HCM) là học sinh lớp 5, bày tỏ mình không hào hứng với việc học trực tiếp. Mai Anh cho biết “con đang quen học online, con thích học như thế này hơn vì thoải mái hơn”.
Tuy nhiên, chị Trần Hồng Anh – mẹ của bé – thì cho rằng con mình không thích đi học phần nhiều cũng là do mẹ nói sẽ không còn được sử dụng máy tính nhiều nữa.
Cũng như anh Long, khi biết con không có bài tập Tết, chị Hồng Anh đã hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử của Mai Anh.
“Để tránh cho bé sự khó chịu, cáu kỉnh khi không được dùng máy tính, ban đầu tôi thay thời gian dùng máy tính bằng thời gian cho con xem tivi. Tuy nhiên, con không thích tivi như khi sử dụng máy tính nên khi chán xem con tự ngừng. Tôi cũng đưa con đi lễ chùa, đi công viên, đường hoa Nguyễn Huệ… để con tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn”.
Một việc nữa mà chị Hồng Anh chuẩn bị là đồ dùng cho con khi đi học lại. Với các vật dụng cá nhân như bình uống nước, chai xịt khuẩn, khẩu trang…, chị Hồng Anh cho con đi siêu thị tự chọn mua để tạo hứng thú. Nhà trường thông báo sẽ cho học bán trú ngay nhưng vì nhà ông bà ngoại gần trường, nên thời gian đầu chị sẽ nhờ ông bà đón về buổi trưa cho con ăn và nghỉ ở nhà, chiều đi học lại.
“Con chưa đủ tuổi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nên tôi dặn con cẩn thận nhất có thể. Với tình hình dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu khả quan như hiện nay, tôi mong nửa tháng tới, khi các con quay trở lại trường học, mọi việc sẽ tốt đẹp” – chị Hồng Anh bày tỏ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục26 phút trướcVõ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2024" đầy thuyết phục
-
Giáo dục3 giờ trướcHải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh tham gia học thêm toán tư duy, STEM…
-
Giáo dục3 giờ trước"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.
-
Giáo dục12 giờ trướcMột số khán giả không hài lòng khi cho rằng Phú Đức giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024 nhờ chiến thuật bấm chuông nhanh, không đưa ra được câu trả lời chính xác.
-
Giáo dục14 giờ trướcTừ vụ nữ sinh bị xâm hại dẫn tới mang thai, theo khảo sát, khoảng 47% học sinh trường THCS Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đi làm ăn xa.
-
Giáo dục16 giờ trướcCông an phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa có thông báo kết quả giải quyết vụ phụ huynh tố cáo con bị “bạo lực học đường”.
-
Giáo dục19 giờ trướcPhú Đức vô địch chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 220 điểm. Chàng trai xứ Huế được đánh giá cao ở chiến thuật bấm chuông, giành vòng nguyệt quế và đem vinh quang về cho Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế.
-
Giáo dục22 giờ trướcVới chiến thắng tuyệt đối 4 phần thi, Phú Đức (THPT chuyên Quốc học Huế) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 với 220 điểm.
-
Giáo dục1 ngày trước"Học sinh không phải siêu nhân, không thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì”.
-
Giáo dục1 ngày trướcNam sinh bị 2 bạn học đánh túi bụi phải đến cơ sở y tế điều trị với nhiều thương tích trên cơ thể.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi xảy ra xô xát với bạn cùng lớp, cháu L. bị nhiều vết xước lớn ở vùng mặt, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, có biểu hiện trầm cảm, nghỉ học gần 2 tháng nay.
-
Giáo dục1 ngày trướcCơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc một nữ sinh trên địa bàn huyện Nông Cống bị đánh hội đồng, dẫn đến bị đa chấn thương, phải nhập viện điều trị.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo nhiều chuyên gia, nhà giáo, chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là đúng đắn, tuy nhiên với thực tế còn nhiều khó khăn, bất cập, cần có lộ trình và tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể.
-
Giáo dục2 ngày trướcSở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.