- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Lớp 39/40 em đến nhà cô học thêm, con tôi như người dị biệt'
"Tôi ngỡ ngàng khi con nói cả lớp đều đến nhà cô học thêm, mình con không đi học nên cô đang hỏi thăm", một phụ huynh chia sẻ.
"Chiều qua sau giờ tan trường, bé Bơ phụng phịu nói với tôi, các bạn ai cũng đến nhà cô học thêm, riêng con thì không. Sao mình không đến nhà cô học vậy mẹ?", câu hỏi của con khiến chị Nguyễn Thị Bích Thuý (38 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) sững người, chưa biết giải thích sao để cho con hiểu.
Chị Thuý và chồng đang làm vị trí chăm sóc khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng lớn ở Hà Nội, tổng thu nhập của gia đình mỗi tháng khoảng 60 - 70 triệu đồng, dư sức để đầu tư cho cô con gái lớp 3 đi học thêm. Thế nhưng, ngay từ khi con vào lớp 1, cả hai vợ chồng đều thống nhất cho con học trường công, hạn chế học thêm để con nhiều thời gian vui chơi, khám phá, tuổi thơ trọn vẹn thay vì chỉ chăm chú vào đèn sách.
Đầu năm học, nhiều phụ huynh than vãn việc phải đăng ký cho con đi học thêm ở nhà giáo viên. (Ảnh minh hoạ: Hà Cường)
Chị vẫn nhớ buổi họp đầu năm học mới của bé Bơ khi mới vào lớp 1, cô giáo gợi ý các phụ huynh có thể gửi con đến nhà cô để học thêm chữ viết và phép tính vào các buổi tối trong tuần. Cô cũng không quên chia sẻ nhà cô gần trường nên phụ huynh nào đi làm về muộn, không kịp đón con sau giờ tan trường thì có thể gửi ở nhà cô để học thêm tối luôn.
Do là năm đầu cấp nên khoảng một nửa số phụ huynh ở lớp đăng ký cho con học thêm các buổi tối trong tuần ở nhà cô. Riêng chị Thuý vẫn kiên quyết với mục tiêu, không đặt nặng kết quả học tập, áp lực bài vở cho con.
Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp với con hết lớp 1, lớp 2, đến buổi họp phụ huynh cuối tuần trước, cô lại tiếp tục gợi ý phụ huynh đăng ký học thêm cho con, giá 150.000 đồng/buổi. Ngoài lớp Toán, Tiếng Việt, năm nay cô cũng tổ chức thêm tiếng Anh để phụ huynh thuận tiện trong việc dạy dỗ con, không phải di chuyển ngược xuôi khắp nơi.
"Như thường lệ, tôi vẫn từ chối không cho con đi học thêm tối ở nhà cô. Sau khi biết thông tin cả lớp 39/40 em đăng ký đi học thêm, riêng bé Bơ thì không thì tôi có phần hoảng hốt. Tôi tự hỏi liệu con mình có phải dị biệt hay không?", nữ phụ huynh tâm sự và lo lắng con sẽ bị cô lập hoặc giáo viên thường xuyên "soi" do không đi học thêm.
Không học thêm nhà cô, khó đạt 10 điểmAnh Trần Văn Hải (36 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam) có con đang học lớp 9 cho biết, khai giảng xong là các nhóm phụ huynh lớp con trai anh xôn xao đăng ký học thêm ôn luyện cho việc thi chuyển cấp.
"Ngay ngày đầu tiên sau khai giảng, khi học xong trên lớp là con tôi đi học thêm buổi đầu tiên ở nhà cô giáo chủ nhiệm với thời gian 150 phút, giá 300.000 đồng/buổi. Buổi học thêm môn Ngữ văn này cô dạy 1 tuần 1 buổi. Ngoài ra, trong một tuần con tôi sẽ đi học thêm 1 buổi Toán, 2 buổi tiếng Anh và 2 buổi cho môn chuyên để năm tới con sẽ đăng ký thi vào một số trường chuyên", anh Hải kể.
Đây là năm đầu tiên anh đăng ký cho con đi học, một phần do năm cuối cấp quan trọng, phần khác do những câu chuyện diễn ra ở năm học trước, khiến anh băn khoăn.
Năm trước, sau khi kết thúc bài kiểm tra học kỳ 2, Sơn buồn bã chia sẻ với bố không hoàn thành tốt, bỏ dở 3 câu hỏi cuối do dạng bài này ít gặp. Con càng buồn hơn khi biết dạng bài này "cô đã chữa tối qua ở lớp dạy thêm", chỉ bạn nào đi học thêm mới giải được.
Đúng như dự đoán, đến khi trả bài kiểm tra, hai bạn thân của Sơn từng đi học thêm ở nhà cô đều đạt 10 điểm, còn con chỉ được 7 điểm.
Áp lực học thêm đang dồn lên vai trẻ. (Ảnh minh hoạ: Đ.K)
"Ở lớp, con tôi luôn được giáo viên nhận xét chăm chỉ, thông minh, hăng hái phát biểu bài. Lực học trung bình các môn luôn đồng đều khoảng 8.0 đến 8.5. Thế nhưng, chỉ vì không đi học thêm ở nhà cô mà con không đạt điểm 10 như các bạn. Thậm chí, sau khi biết điểm con đã rất tự ti và buồn bã, trách bố mẹ không cho đến nhà cô học thêm", phụ huynh nói. Những việc con đang trải qua, giống hệt với anh thời còn cắp sách đến trường cách đây hai chục năm từng gặp phải nên rất hiểu tâm lý con trẻ.
Với anh, để con đi học thêm nhiều là điều gì đó rất kinh khủng, vì trẻ đang tuổi ăn ngủ và chơi, làm như vậy là cướp mất tuổi thơ của chúng.
Theo cô Lê Khánh Phương, giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội), không chỉ giáo viên khối 1 mà hầu hết các khối lớp khác ở bậc tiểu học đều tổ chức dạy thêm. Nội dung giảng dạy chủ yếu kèm cặp, ôn tập lại kiến thức trên lớp cho học sinh - phần học đáng ra được dạy trong giờ chính khóa.
Trong các tiết dạy thêm, giáo viên cũng ra thêm bài tập để các em làm tại lớp của mình như viết chính tả, làm bài tập toán, tập đọc… “Tuy nhiên, nếu giáo viên có trách nhiệm, dạy hết nội dung chương trình ở trên lớp thì học sinh không cần phải học thêm chỉ tội các em thêm áp lực, căng thẳng sau khi đã học cả ngày ở trường, nhồi nhét thêm 1 - 2 tiếng chẳng giúp các em học khá hơn. Phần học thêm chẳng qua giúp các em rèn luyện thêm các kỹ năng, trừ những em học yếu mới cần phụ đạo”, cô Khánh nói.
Cũng là giáo viên, cô Khánh thấu hiểu những vất vả, khó khăn nghề giáo đang phải đối diện, khi vật giá leo thang, lương không đủ sống nên các thầy cô buộc lòng phải "tăng gia sản xuất" dạy thêm ngoài giờ để kiếm sống. Tuy nhiên việc ưu ái học sinh đi học thêm hơn những em khác trong lớp là điều không đúng, đáng lên án. Việc này đang làm xấu đi hình ảnh nhà giáo, tạo tâm lý xấu không đi học thêm nhà cô, trò sẽ không giỏi, không được điểm cao, nữ giáo viên thẳng thắn đánh giá.
Theo VTC
-
Giáo dục12 giờ trướcSáng 3/12, hơn 2.800 thí sinh chính thức tham dự kỳ thi đánh giá tư duy đợt đầu tiên để tìm cơ hội xét tuyển vào đại học năm 2024.
-
Giáo dục16 giờ trướcTrường Tiểu học Thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) vừa có công văn thông báo tạm dừng chương trình Làm quen, bổ trợ Tiếng Anh và Kỹ năng sống.
-
Giáo dục22 giờ trướcTheo phản ánh của phụ huynh Trường THPT B Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nhà trường bắt buộc học sinh phải tham gia hoạt động trải nghiệm bên ngoài trường thì mới được đánh giá là hoàn thành môn.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM yêu cầu các trường nghề từng mời ông N.T.H., người dùng bằng tiến sĩ giả để giảng dạy, báo cáo quá trình giảng dạy của ông H. tại đơn vị.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đứng ở sân trường chào từng học sinh đang vào lớp.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi nhiều học sinh có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn kẹo lạ mua ở cổng trường, Sở GD-ĐT Quảng Ninh có chỉ đạo rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại khu vực trên.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi ăn loại kẹo không rõ nguồn gốc (vỏ bao màu xanh, chữ nước ngoài), một số học sinh ở Hà Nội có dấu hiệu mệt, đau đầu, buồn nôn.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại tá Phạm Trường Dân, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng có thể khởi kiện ra tòa với vụ việc nam sinh lớp 7 bị bạo lực học đường đến rối loạn tâm thần.
-
Video3 ngày trướcCậu học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng nhiều lần, gây tổn thương nặng cả thể xác và tinh thần. Người mẹ nghèo mỗi ngày nhìn cảnh con gọi tất cả mọi người là "côn đồ" mà xót xa, rơi lệ.
-
Giáo dục3 ngày trướcCảnh hàng loạt trẻ em cặm cụi làm bài tập về nhà trong khi vẫn đang truyền nước ở bệnh viện để điều trị viêm đường hô hấp khiến cư dân mạng Trung Quốc bức xúc.
-
Giáo dục3 ngày trướcThông tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi khiến nhiều người lo lắng về chất lượng môn học này.