- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ bán của hồi môn cho con tiền luyện thi IELTS, quyết giành vé vào đại học sớm
Dù không khá giả, nhiều phụ huynh vẫn chắt bóp chi tiêu, thậm chí vay mượn, dồn khoản tiền lớn cho con học IELTS để xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
Với nhiều gia đình có điều kiện, hơn 30 triệu đồng không phải số tiền quá lớn nhưng với gia đình chị Hoàng Thu Thuỷ (40 tuổi, Thái Bình) lại là cả vấn đề lớn. Dù vậy chị vẫn làm mọi cách để dồn khoản tiền này cho con đăng ký khoá học IELTS ở một trung tâm gần nhà.
Chị Thuỷ cho biết, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều phương thức xét tuyển đại học năm sau, IELTS là con đường rộng mở với con chị nhất.
"Xem điểm thi tốt nghiệp và điểm chuẩn năm nay mà tôi choáng, con tôi chỉ giỏi trong các hoạt động ngoại khoá, để thi được 25-26 điểm đủ vào các trường có tiếng khá là khó", chị Thuỷ nói. Ngoài một số trường tuyển thẳng thí sinh có điểm IELTS cao, đa số truờng tuyển sinh kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và học bạ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều gia đình chi tiêu chắt bóp, vay tiền cho con học IELTS. (Ảnh minh hoạ)
Theo chị Thuỷ, nếu con đạt điểm IELTS trong khoảng 6.5 đến 7.0 sẽ có thêm rất nhiều sự lựa chọn. Sau khi chắc chắn với phương thức này, chị Thuỷ bắt đầu tìm kiếm các chỗ học uy tín. "Tôi hỏi thăm nhiều trung tâm, với trình độ trung bình của con tôi, muốn đạt 6.0 IELTS phải bỏ ra số tiền khá lớn, có nơi cam kết điểm số như ý phụ huynh nhưng giá trọn gói lên tới 50 - 60 triệu đồng", số tiền này bằng lương tháng nửa năm của chị Thuỷ.
Sau khi hỏi han nhiều địa chỉ, chị Thuỷ chốt đăng ký cho con vào học vào học tại trung tâm gần nhà, cam kết sẽ dạy đến khi đạt mục tiêu đề ra, nếu đến kỳ hạn xét tuyển con chị Thuỷ chưa nhận được chứng chỉ IELTS, trung tâm sẽ hoàn 1/3 số tiền.
Để có hơn 30 triệu đồng đóng học cho con, chị Thuỷ quyết tâm bán đi 2 chiếc nhẫn vàng hơn 3 chỉ mà mẹ cho lúc đi lấy chồng. Gìn giữ bao năm, trải qua nhiều biến cố, chị Thuỷ chưa từng nghĩ sẽ bán món quà hồi môn nhưng vì tương lai con, chị đành bán. Số tiền còn thiếu chị vay người thân, mỗi người vài trăm nghìn chút.
Chị Thuỷ đăng ký cho con học từ đầu năm lớp 12 đến nay đã được nửa lộ trình theo trung tâm tư vấn. Sau kỳ thi thử, thấy con đạt 4.5 điểm, chị Thuỷ vừa mừng vừa lo. Chị mừng vì con đã nhìn thấy khó khăn của gia đình để cố gắng học nhưng cũng lo vì từ 4.5 lên 6.5 không phải điều dễ dàng.
Không đến mức phải vay tiền cho con đi học như gia đình chị Thuỷ nhưng anh Đỗ Duy Tiên (40 tuổi, Hà Nội) cũng phải chắt chiu từng đồng vì tiền học IELTS của con lên tới 7,5 triệu/ tháng.
Vì con gái hướng nội nên thay vì cho con học ở trung tâm, anh Tiên thuê gia sư đến nhà để kèm 1:1 với mục tiêu đạt 7.0 IELTS trở lên. Người được anh Tiên thuê đều là các bạn trẻ vừa ra trường, có kinh nghiệm thi IELTS và đạt điểm cao.
Mỗi tuần, con gái anh Tiên dành phần nhiều thời gian để học và luyện đề IELTS thay vì học kiến thức chung và ôn thi tốt nghiệp. Anh cũng định hướng cho con sẽ xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ, do đó không cần quá áp lực điểm thi tốt nghiệp.
Dù bằng IELTS chỉ có thời gian sử dụng trong 2 năm nhưng anh Tiên không tiếc tiền vì cho rằng các kiến thức sẽ theo con mãi, cho đến khi lên đại học. Việc học thế này cũng xây dựng nền tảng tốt, sau này con muốn thi lại để dùng vào việc khác như đi xin việc cũng sẽ dễ dàng hơn.
Anh Tiên cho con học tiếng Anh cùng gia sư cả 5 buổi tối trong tuần, cuối tuần cô bé sẽ tự học. Việc học này kéo dài khoảng 2 tháng. Kể từ khi cho con tập trung toàn bộ thời gian, công sức cho IELTS, anh Tiên cũng phải dồn hết sức để lo tiền học phí.
Để có được khoản 4,5 triệu mỗi tháng, anh Tiên cắt bớt khoản chi tiêu không cần thiết, quần áo không mua, đồ trong nhà hỏng thì sửa dùng tạm thay vì mua mới. Anh cũng cắt bớt các mối quan hệ trong xã hội để tránh việc phải đi ăn cưới, đám ma để tiết kiệm tiền.
Ngoài thời gian làm ban ngày, tối về anh chạy thêm xe ôm công nghệ. "Cứ chăm chỉ mỗi tối 5-7 cuốc cũng gọi là có thêm đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống", anh Tiên cho biết, để con có nhiều sự lựa chọn hơn trước cánh cửa đại học, anh sẵn sàng làm mọi thứ. Với gia đình anh Tiên, đây là khoảng thời gian mà cả con cả bố đều cần phải cố gắng.
Cô Vũ Thu Hoài (Giảng viên Trung tâm ngoại ngữ Vietsun) chia sẻ, ngày càng có nhiều học sinh đến đăng ký học IELTS vì mục đích xét tuyển đại học.
"Trước khi nhận bất cứ học viên nào chúng tôi cũng đều hỏi nguyện vọng của các em là gì. Đa số các em nói muốn nộp hồ sơ vào đại học vì giờ hầu như trường nào cũng có chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ", cô Hoài nói và cho biết một điều đáng buồn là nhiều học sinh muốn đạt điểm cao nhưng chỉ muốn học trong thời gian ngắn theo dạng cấp tốc, thi xong có thể quên kiến thức ngay cũng được. Thậm chí có em còn tìm đến trung tâm hỏi mua chứng chỉ.
Cô Hoài đã chứng kiến nhiều trường hợp đổ xô đi học chỉ vì trào lưu, phụ huynh sẵn sàng chi tiền cho con học từ cơ bản đến bồi dưỡng nâng cao chỉ để sở hữu 1 tấm giấy và nghĩ đó là "vé vàng" để vào đại học mà không thực sự hiểu giá trị của những chứng chỉ ngoại ngữ. Điều này không chỉ khiến học sinh phí thời gian, công sức mà còn khiến phụ huynh vất vả, áp lực để kiếm tiền.
Theo VTC
-
Giáo dục19 phút trướcSau 2 năm di chuyển sang cơ sở mới xã Trưng Vương (TP Việt Trì), trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ cơ sở cũ chỉ còn lại cảnh đìu hìu, tiêu điều.
-
Giáo dục3 giờ trướcMưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu, các trường ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, đồng thời đóng cửa bán đảo Sơn Trà vì sạt lở.
-
Giáo dục7 giờ trướcÔng Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-
Giáo dục17 giờ trướcCoi đây là công việc nhàn hạ, chỉ cần đến ngồi điểm danh là có tiền, nhiều sinh viên bất chấp bỏ cả học chính của bản thân để đi học hộ.
-
Giáo dục17 giờ trướcBắt đầu từ năm học 2024 - 2025, danh hiệu Học sinh Tiên tiến sẽ không còn được sử dụng. Hình thức xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém cũng được thay đổi. Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi này sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến cả tâm lý và động lực học tập của teen.
-
Giáo dục18 giờ trướcBHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
-
Giáo dục18 giờ trướcPhụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này.
-
Giáo dục23 giờ trướcTừ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT cảnh báo, một số trang mạng xã hội xuất hiện văn bản giả mạo đơn vị thông báo về việc tổ chức giải đạp xe "Ride To Inspire" dành cho học sinh từ 6 đến 15 tuổi.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT đề xuất năm 2025, các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5, nếu thực hiện trước thời điểm này sẽ bị “tuýt còi”.
-
Giáo dục1 ngày trướcLà môn học có vai trò quan trọng với các ngành kỹ thuật, công nghệ, tuy nhiên, nếu không có định hướng giảng dạy, học sinh khó lòng lựa chọn môn Tin học.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong một diễn biến liên quan đến việc cô T., giáo viên trường TH, THCS, THPT Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) bị một đối tượng xăm trổ theo dõi sau khi phản ánh về sai phạm của trường, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo kết quả kiểm tra, chỉ ra nhiều sai phạm trong thu chi tài chính và khai thác tài sản tại nhà trường này.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng.