- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ "đăng đàn" xin ý kiến dạy con hay viết sai lại nói chuyện nhiều, nhưng bất ngờ gây tranh cãi với tin nhắn đính kèm của cô giáo
Nhiều người cho rằng cách nói chuyện của cô giáo có gì đó... sai sai, không phù hợp với vị trí của một người làm sư phạm.
Từ lớp mầm non với việc học tập thông qua các hoạt động vui chơi là chính, những đứa trẻ bước vào tiểu học với thời gian biểu bắt buộc, cần tập trung hơn và kỷ luật hơn. Sự thay đổi về môi trường học tập, hình thức giảng dạy cũng như phải làm quen với các mối quan hệ bạn bè thầy cô mới đa phần khiến cho trẻ bỡ ngỡ.
Vì thế, chuyện những đứa trẻ tiểu học chưa thể tập trung, viết chữ còn cẩu thả, chưa đúng khuôn khổ vẫn thường xuyên khiến cả giáo viên và phụ huynh "đau đầu". Đa số các bậc cha mẹ khi nhận được thông báo về việc con mình không tập trung học tập từ giáo viên đều có cảm giác lo lắng, muốn cải thiện ngay tình hình.
Những đứa trẻ bước vào tiểu học với thời gian biểu bắt buộc, cần tập trung hơn và kỷ luật hơn. (Ảnh minh họa)
Cũng xuất phát từ nguyên nhân này, mới đây, một phụ huynh đăng lên mạng xã hội xin ý kiến về chuyện làm thế nào để con tập trung học và cải thiện chữ viết, lỗi chính tả.
Tuy nhiên, tin nhắn trao đổi giữa phụ huynh này và cô giáo lại thu hút sự chú ý của nhiều bậc cha mẹ khác vì một nguyên nhân khác.
Tin nhắn trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên.
Trong đoạn tin nhắn, có hai lần cô giáo phàn nàn về học sinh. Lần thứ nhất, cô nhắn: "Con ôn bài văn viết thư chưa kĩ, viết thiếu ý và sai lỗi chính tả nhiều. Em kiểm tra lại bài viết trong vở văn và kèm con học nhé".
Nhưng tin nhắn ngày hôm sau mới khiến nhiều phụ huynh thấy... sai sai: "Em ơi, chị chịu con em rồi nhé. Đang ôn thi mà con em chỉ ngồi chơi và nói chuyện thôi. Chị chuyển chỗ mà vẫn nói chuyện cười đùa như khướu".
Một số phụ huynh cho rằng, cách nói chuyện của cô giáo không phù hợp với vị trí của một người làm sư phạm. Trẻ con tiểu học như búp trên cành cần được rèn giũa, được uốn nắn, đây là một phần công việc của cô. Kiểu nói chuyện trách cứ và như bất lực của cô giáo là thiếu trách nhiệm, vô tình tạo áp lực lên cho phụ huynh và cả đứa trẻ.
"Mình đã từng dạy những đứa trẻ đáng yêu như vậy, quan điểm giáo dục của mình là bọn trẻ nó hầu như không có vấn đề gì cả, vấn đề chỉ là cách nhìn nhận và giáo dục của người lớn thôi. Những đứa hoạt bát hay nói chuyện lại là những đứa dễ dạy vì chúng nó có nhu cầu nói và chia sẻ, còn những bé lầm lì ít nói, khó tương tác phải rất lâu mới có thể bước vào trong thế giới của chúng nó", một giáo viên bình luận.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tin nhắn của cô giáo rất bình thường. Việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh như vậy chứng tỏ cô khá gần gũi, thật lòng và quan tâm học sinh.
"Mình thấy các cô giáo ngày nay gần gũi với phụ huynh hơn khi sẵn sàng trao đổi qua hình thức cá nhân như vậy chứ nói toàn lời hoa mỹ lại càng sợ. Đây là cách giúp cha mẹ nắm được tình hình của con ở lớp để phối hợp với nhà trường uốn nắn rèn giũa con. Nếu là mình thì mình sẽ nhắc nhở con không nên nói chuyện trong giờ học nữa... Dù cách thức truyền đạt của cô có như nào thì mục tiêu chung vẫn là mong con khôn lớn trưởng thành".
Trước những tranh cãi trái chiều từ các phụ huynh, người mẹ này cho biết, vốn dĩ con mình hay mắc nhiều lỗi. Hôm thì ngủ gật, hôm phạt vẽ bậy, hôm quên không nộp bài kiểm tra....
"Em chỉ đăng đàn xin tư vấn cách dạy và làm bạn với con của các bố mẹ đi trước và đang đồng hành với con như em. Còn về phía cô em không có trách cô đâu ạ. Lớp mấy chục cháu đã khiến cô vất vả lắm rồi. Em có mình con mà dạy mấy tiếng buổi tối đã tăng xông rồi nói gì đến cô như thế", người mẹ chia sẻ.
Hiện câu chuyện vẫn tiếp tục được bàn tán rôm rả trên mạng xã hội.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Giáo dục2 giờ trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục7 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục14 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục3 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục3 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục4 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.