- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ trầm cảm vì quyết định của con gái sắp thi vào 10, phụ huynh tư vấn bất ngờ: "Quan trọng nhất là tiền, có gì mà phải lo"
Nhiều người khuyên bà mẹ này không nên khóc lóc, tạo áp lực quá lớn cho con.
Với sức nóng hàng năm của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, nhiều phụ huynh đắn đo việc chọn trường THPT dân lập để "mua" sự yên tâm. Tuy nhiên, với đa phần bố mẹ, việc con"chen chân" vào một trường công chất lượng là điều mong mỏi chung. Trường tư, trung tâm giáo dục thường xuyên hay trường nghề chỉ là một lựa chọn thay thế, "bất đắc dĩ" nếu con trượt suất công lập.
Vậy nên, một bà mẹ Hà Nội mới đây mới bày tỏ sự băn khoăn, đau lòng vì con học hành đàng hoàng lại nhất quyết lựa chọn trường tư. Chị cho biết, con có lực học khá nhưng có ý thức học tập vì suốt 4 năm cấp 2 gần như không bao giờ bị cô giáo nhắc nhở ý thức học tập kém và thiếu bài về nhà.
Môn Văn con chịu khó học nên điểm thi các kì khảo sát chất lượng để thi vào 10 con luôn được từ 8,5 trở lên, còn Toán thì hơi yếu chỉ được 5-6 điểm. Hằng ngày con đi học vẫn do bố mẹ đưa đón từ địa điểm học này đến địa điểm học khác vì con bảo con ngại đi xe. Theo đánh giá của cô chủ nhiệm và cô giáo bộ môn thì con hoàn toàn có thể đỗ vào trường THPT thuộc những trường top 2 của thành phố. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà 4 ngày trở lại đây từ 1 đứa đang có quyết tâm, chủ động bảo mẹ xin cô kèm thêm môn tiếng Anh và Toán riêng để nâng điểm số bỗng dưng quay 180 độ nói với mẹ và cô là không muốn thi vào 10, muốn nộp hồ sơ ra dân lập.
"Em thực sự rất sốc. Em đã nói chuyện trao đổi với cô giáo thì các cô đã làm công tác tư tưởng với con phân tích cho con rằng khả năng của con có thể đỗ, con cứ mạnh dạn thi nhưng bạn ấy vẫn cương quyết giữ quyết định của mình. Vấn đề là em đang không biết vì lí do gì mà con em lại sa sút tinh thần đột ngột như vậy.
4 ngày nay với em thật sự rất stress, em bất lực vì mình không nói được con. Em nói chuyện phân tích với con, khóc trước mặt con vì thực sự con làm em thất vọng. Em nói nếu như con không muốn thi thì mẹ đồng ý nhưng em sẽ cho con học nội trú vì em sợ lúc này con đang có suy nghĩ lệch hướng và buông xuôi, nếu vào môi trường của trường dân lập sẽ dễ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Em biết giai đoạn này rất nhạy cảm với con", bà mẹ tâm sự.
Chia sẻ của chị nhận về nhiều sự đồng cảm và không ít lời tư vấn.
Ảnh minh họa
Khuyên con hay ép con?
Nhiều phụ huynh cho rằng, lựa chọn của nữ sinh nói trên có thể xuất phát từ áp lực thi cử quá lớn. Áp lực của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chủ yếu đến từ kỳ vọng của phụ huynh. Bởi ai cũng mong muốn con trúng tuyển vào ngôi trường tốt nhất. Chỉ là thi vào lớp 10 mà nhiều đứa trẻ phải căng mình ra học. Cho con học suốt ngày cũng thấy tội, mà không cho học thì lại thấy lo. Trước kỳ vọng vào trường công lập của cha mẹ, phần đông học sinh lớp 9 rất căng thẳng và mệt mỏi.
Nhiều người khuyên bà mẹ này không nên khóc lóc, tạo áp lực quá lớn cho con. Thay vào đó, mẹ cần nói chuyện cởi mở, để biết vì sao con quyết định như vậy. Cứ nói với con bằng cách nào đó con thuyết phục mẹ rằng quyết định của con là đúng rồi mẹ sẽ xem xét, bởi học dân lập phải đóng nhiều tiền, nên mẹ cần phải nghĩ nhiều. Có thể hai mẹ con cùng ngồi lại lập ra 1 bản so sánh khó khăn - thuận lợi, được - mất giữa trường công và trường tư để mẹ hiểu con, con hiểu mẹ, phân tích cho con đi đúng hướng rồi cùng nhau quyết định.
Nếu con quyết tâm giữ quan điêm, mẹ cứ cọc trước 1 trường dân lập tốt, phù hợp với gia đình và sở thích của con cho con đỡ áp lực. Song song đó vẫn động viên con cứ đi thi bình thường, hết sức mình, kết quả ra sao cũng không có vấn đề gì. Nếu con không muốn, mẹ ép thì kết quả có thể càng tiêu cực. Mình đưa ra định hướng và để con lựa chọn theo cách riêng của con là tốt nhất.
Mẹ cần bình ổn cảm xúc, con mới bớt áp lực
Một số phụ huynh khuyên bà mẹ này nên bình ổn cảm xúc, có vậy con mới không ảnh hưởng.
"Cũng không hiểu sao mẹ phải khóc khi con muốn chuyển hướng sang dân lập. Nếu con có thể đỗ được trường top 2 mà đòi học dân lập thì mẹ có mê trường công mấy cũng chỉ thở dài tiếc nuối chứ khóc trước mặt con rồi sốc đến mức như thế thì mình không hiểu nổi. Con biết con sức con đến đâu và nếu con không chịu được áp lực thì mẹ nên ủng hộ con. Với đừng nghĩ môi trường dân lập là xấu, dân lập nhiều trường văn minh lắm, các con được tôn trọng cá tính sở thích, được là chính mình. Thêm nữa không phải dân lập nào muốn vào cũng được, có tiền chưa đủ đâu", một phụ huynh nêu ý kiến.
Nhiều người cũng cho rằng, cái khó khăn lớn nhất là TIỀN. "Quan trọng nhất là tiền, mọi thứ còn lại có gì mà phải lo". Kinh tế gia đình có đủ gánh 3 năm trường dân lập hay không mới là vấn đề quan trọng.
"Bạn mình có nói với mình như thế này: Thất bại ở bước ngoặt cấp 3 chỉ là 1 dấu chấm trong quãng đường đời rất dài. Lựa chọn cách thất bại như thế nào mới là quan trọng. Mình cũng là 1 phụ huynh 2k9 năm nay, mình vạch kế hoạch rõ ràng: Lựa chọn 1 trường dân lập mục tiêu, trường công định hướng thi vào và 1 trường dân lập xét tuyển bằng học bạ. Nếu đỗ trường dân lập mục tiêu thì sẽ học, nếu đỗ cả dân lập mục tiêu và trường công định hướng thì sẽ cho con lựa chọn. Trường dân lập xét bằng học bạ thì đương nhiên chọn trường chắc chắn đỗ.
Trong trường hợp tạch hết thì học trường dân lập xét học bạ. Vừa có đủ áp lực, vừa có đủ phương án để xoay", một ông bố tư vấn.
Đa phần đều khuyên bà mẹ này: Là phụ huynh, chúng ta chỉ nên động viên con học vừa, học đủ, học mà vẫn giữ sức khỏe, chứ không nên động viên bằng cách bảo con cố gắng đỗ trường này, trường kia, hay so sánh con với người này, người nọ. Dù những lời nói đó là ý tốt nhưng vô hình chung tạo thêm áp lực cho con của mình. Phụ huynh nên để con tự đưa ra những quyết định dựa trên những đánh giá của cá nhân, phụ huynh tránh cho con mình những áp lực không cần thiết và tạo ra lợi thế tâm lý thoải mái trước khi bước vào kỳ thi.
"Cô chủ nhiệm của con em nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu: Tinh thần và sức khoẻ của con là quan trọng nhất, học tập là 1 chặng đường dài, ngoài Toán Văn các con còn nhiều thứ để học. Em chia sẻ với chị cảm xúc buồn khi thấy con không như mình kì vọng. Bản thân em cũng từng có cảm xúc đó. Sau ngẫm lại thì con quan trọng hơn kì vọng cá nhân của mình. Lúc này mẹ mới người là cần bình ổn cảm xúc của mình.
Em cũng đã quyết định cho con học dân lập, không thi tốt nghiệp luôn. Em thấy không sao hết, cuộc đời dài rộng lắm, 3 năm cấp 3 chỉ là 1 chấm nhỏ thôi mà. Em thật lòng khuyên chị đừng đưa con vào nội trú, hãy kéo con lại gần mình để mình luôn là nơi con muốn chia sẻ chứ đừng đẩy con đi xa hơn khi con không như mình mong muốn", một người đưa ra lời khuyên.
Theo Phụ nữ mới
-
Giáo dục5 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục9 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục12 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.