- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một giáo viên giỏi không cần có học trò thành tích xuất chúng
Để trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
Với thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp thì một người thầy giỏi là người biết truyền cảm hứng học tập cho học sinh, truyền cảm hứng sống đẹp, sống lương thiện cho học trò.
“Theo tôi, giáo viên giỏi bên cạnh vai trò là người dẫn đường còn phải là người bạn, hỗ trợ học trò những lúc khó khăn, bao dung khi trò mắc lỗi và động viên khi trò thất bại.
Một người giáo viên giỏi không cần có học trò có thành tích xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình mà các con đi qua....”, thầy Tùng nói.
Cô Biên cùng học sinh của mình
Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Nguyễn Thu Biên - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa cho biết: “Khi học trong trường sư phạm, ngoài được dạy kiến thức chuyên ngành chúng tôi còn được đào tạo cả nghiệp vụ sư phạm để có những quan điểm giáo dục, định hướng cũng như quy tắc giáo dục, kĩ năng sư phạm để biết cách ứng xử.
Đương nhiên nghề giáo không dễ dàng vì đó là nghề “dạy người”, là nghề tiếp xúc với con người mà con người vốn dĩ đã rất phức tạp nên để “dạy người” thì bản thân mình phải là một tấm gương. Có lẽ vì thế mà môi trường sư phạm vẫn luôn là 1 trong những môi trường yêu cầu khắt khe và chuẩn chỉ mô phạm.
Cũng từ đó mà tôi luôn tự dặn bản thân mình phải sống gương mẫu, chuẩn mực để học sinh có thể học theo”.
Cô Thu Biên chỉ ra ví dụ, khi người thầy dạy học sinh không được vứt rác bừa bãi nhưng chính người thầy lại vô tình xả rác ra sân trường thì học sinh sẽ nhìn nhận hành động ấy thế nào?
Rồi khi người thầy dạy học sinh phải chấp hành luật giao thông đường bộ nhưng ra đường chính người thầy lại vượt đèn đỏ thì lần sau lời nói của giáo viên sẽ không còn giá trị với học sinh.
Trong cuộc đời dạy học của mình, cô Thu Biên cảm thấy rất may mắn vì được gặp quá nhiều người thầy, có người dạy cho cô cách trở thành tấm gương với học trò, có người dạy cho cô cách khích lệ học sinh để các con nỗ lực mỗi ngày, có người lại dạy cho cô cách trở thành người giáo viên truyền cảm hứng...
Ngày 20/11 hàng năm cô Biên luôn tới thăm TS. Nguyễn Thị Bích - Giảng viên môn PPDH Lịch sử
“Với tôi, mỗi người tôi có cơ duyên gặp đều là một “người thầy” đã dạy cho tôi 1 bài học có ích cho cuộc sống. Nhưng may mắn nhất có lẽ là người thầy tôi được gặp khi mới bước chân vào cánh cửa trường sư phạm.
Tôi nhớ mãi một người dạy cho tôi về tri thức khoa học chuyên ngành, đã truyền cảm hứng cho tôi thêm đam mê, yêu ngành nghề mình đã chọn đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích - Giảng viên môn Phương pháp dạy học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Còn một người là giáo viên chủ nhiệm khi tôi học đại học - người chúng tôi thường gọi thân mật “bà giáo Hương”. Cô cũng là người đã dạy cho tôi các kĩ năng ứng xử, nghiệp vụ sư phạm, là cẩm nang giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều ở hiện tại và tương lai”, cô Thu Biên nói.
Cả hai người thầy trên đã dạy cho cô Thu Biên hiểu rằng “Giáo viên dạy giỏi là người cần có kiến thức chắc, kết hợp với phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để giúp học trò của mình tiến bộ mỗi ngày, giúp các con vượt qua được những hạn chế, biến nhược điểm của bản thân thành ưu điểm.
Ngoài ra, nghề dạy học cũng rất cần đặt cảm xúc, tâm huyết, tình cảm của người thầy trong bài giảng. Khi đó, người giáo viên không cần nói quá nhiều, cũng không cần những kĩ thuật phức tạp mà vẫn “truyền cảm hứng”, truyền động lực học tập cho học sinh qua mỗi bài học và đây mới là yếu tố nhân văn trong giáo dục. Đây cũng chính là điều cô Thu Biên mãi khắc ghi và theo đuổi cho đến hôm nay và có lẽ cả sau này trên hành trình dạy người của mình.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục42 phút trướcNữ sinh trực tiếp đánh bạn, làm nhục bạn phải nhận hình thức kỷ luật tạm dừng học ở trường 7 ngày, 3 em còn lại bị kỷ luật Khiển trách và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Giáo dục1 giờ trướcSau 15 phút uống trà sữa và ăn trái cây lắc, 18 học sinh ở Quảng Nam có triệu chứng đau đầu, nôn mửa và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
-
Giáo dục4 giờ trướcĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Thương mại và nhiều trường khác đã thông báo sử dụng chứng chỉ tiếng Anh IELTS để tuyển sinh trong năm 2023.
-
Giáo dục7 giờ trướcPhụ huynh ở Vĩnh Phúc đã đăng ký cho con học gói 6 năm với số tiền hơn 128 triệu đồng tại Trung tâm Anh ngữ Apax. Mỗi tuần con chị học 1 buổi nhưng đến buổi thứ tư, trung tâm đóng cửa.
-
Giáo dục20 giờ trướcChuyên gia đồng tình thực hiện thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính. Tuy nhiên chúng ta phải tính đến rủi ro, đồng thời có kịch bản lường trước sự cố để đội ngũ thực thi nhiệm vụ có hướng xử lý, tránh trình trạng náo loạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng việc giáo viên trường THCS Nguyễn Văn Bứa bị hiệu trưởng "ép" huy động học sinh tham quan và "cắt phí" bồi dưỡng 10.000 đồng/em.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đại diện Bộ GD-ĐT lý giải về việc tại sao chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột trường THCS ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) yêu cầu mỗi học sinh quyên góp 20.000 NDT (hơn 68 triệu đồng) để đảm bảo chất lượng giáo viên khiến nhiều phụ huynh xôn xao.
-
Giáo dục1 ngày trướcPhòng GD-ĐT huyện Hóc Môn yêu cầu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bứa tạm dừng buổi ngoại khoá để rà soát và kiểm điểm kế hoạch tổ chức, thực hiện.
-
Giáo dục1 ngày trướcLơ đãng trong giờ học, tôi nhận trận đòn tím tay từ thầy. Vết thương trên da thịt có thể chóng lành nhưng vết thương tâm lý, hàng chục năm sau, vẫn ám ảnh tôi, cả trong giấc mơ...
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc sau khi đi dã ngoại, bếp ăn bán trú của Trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) phải tạm dừng hoạt động.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Kim Giang xin lỗi và nhận trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc hàng loạt học sinh nghi ngộ độc thực phẩm sau chuyến tham quan dã ngoại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ vụ mỗi học sinh đi ngoại khóa giáo viên được hưởng 10.000 đồng, dư luận một lần nữa bày tỏ băn khoăn về "hoa hồng", "lại quả" trong nhà trường.